10/31/2008

3 cái nhà

Tôi thấy một cái nhà to đùng không giống với bất cứ cái nhà to đùng nào khác.
Trong nhà có bốn phòng ngủ, một nhà bếp, ba cái toilet, một phòng khách, một phòng thờ, một ban công to tròn, một khỏanh sân rộng rãi đủ để chứa một cái hồ cá có hòn non bộ to vật vã, một khỏanh vườn nhỏ, và bốn bộ bàn ghế. Nhà rộng, rất rộng, rộng đến nỗi tủ lạnh cũng có một cái phòng riêng cho nó.
Bốn phòng ngủ thênh thang, nhưng chỉ có một phòng sử dụng được, trong phòng có hai cái giường kê sát vào nhau, chiếm hết phân nửa cái phòng. Toalet rộng rãi, nhưng cái bồn rửa mặt thì vòi nước hư, và rỉ sét bám đầy trong khe vòi, bồn tắm nứt nẻ không sử dụng, và bồn cầu thì nghẹt nứơc từ lâu. Phòng bếp rộng rãi, nhưng bồn rửa chén bị hỏng vòi nên mỗi lần rửa thì lại phải ra cái sàn nước phía sau. Phòng khách rộng, có một cái tủ gỗ to đùng, không đựng gì ngòai mấy cái chén cũ bám đầy bụi, có bộ đèn chùm xa hoa nhưng không có lấy một cái ghế cho khách ngồi. Ban công trên lầu bám đầy bụi. Hòn non bộ khô héo quắt queo, không hiểu là vì thiếu nước, hay vì chán nản khi đã mấy năm rồi, nó chỉ nhìn thấy hai con rùa còm cõi bơi qua bơi lại trong cái hồ đục ngầu nước.
Trong nhà có ba người, thuộc ba thế hệ khác nhau: một bà ngọai đã hơn 80 tuổi, một bà mẹ đã hơn 50 tuổi, và một đứa con gái vừa hơn 10 tuổi.
Bà ngọai suốt ngày lủi thủi ở nhà, đi ra đi vô, dọn dẹp cái này, nấu cái kia, quét cái nọ. Rồi nhức mình, nằm dài trên giường, coi cải lương, rồi trông ngóng con cháu về cho nhà rộn một chút.
Bà mẹ sáng sớm dắt xe đi ra chợ mở cửa sạp quần áo. Trưa ăn cơm ngòai chợ. Tối về đi gom góp tiền góp từ các con nợ, rồi lẩm nhẩm tính tóan thiệt hơn, rồi đi lấy hàng, rồi tính tóan…
Đứa con gái sáng sớm đi học tới tối mới về. Rồi làm bài ở trường ở nhà, rồi ôm cái máy vi tính gõ gõ, hoặc ôm cuốn truyện im lặng đọc. Không biết vì tính nó vốn ít nói, hay vì nó chẳng có ai để mà nói.
Ngừơi ngòai nhìn vào ba người đó, rồi tặc lưỡi khen: nhà này hạnh phúc, nhà to cửa rộng, chẳng phải lo lắng gì cho tương lai, cũng chẳng phải lo lắng gì cho hiện tại, mà những người không phải lo thiếu thốn là những người hạnh phúc.


Tôi thấy có một cái nhà tập thể chẳng giống với bất cứ cái nhà tập thể nào khác.
Trong nhà có rất nhiều phòng. Mỗi phòng diện tích khỏang 10 mét vuông. Một nhà bếp, một toilet kiêm nhà tắm. Gần nhà bếp có cái cầu thang nhỏ dẫn lên một căn gác nhỏ. Trên căn gác đó lại bố trí thành hai phòng nữa.
Nhà có nhiều phòng, mỗi phòng có hai cái bóng đèn, nhưng cái phòng nhỏ phía trước thì lại tối mù mù. Có cái hồ cá cảnh nước đục lờ nhờ, không biết trở thành cái hồ muỗi từ bao giờ. Gian bếp và phòng tắm tối tăm, sàn nước lúc nào cũng trơn trợt, còn trên trần thì lúc nào cũng đầy mạng nhện.
Trong nhà có nhiều người. Từ bà nội, đến cô chú, đến chị em họ, đến ba, đến mẹ, đến hai đứa con. Người lớn nhất là bà nội thì đã hơn 60. Người nhỏ nhất là đứa con gái 13 tuổi. Cô chú và ba mẹ vào khỏang 40-50 tuổi, còn chị em họ thì vào khỏang 20 tuổi.
Bà nội ở nhà, thỉnh thỏang đi lòng vòng qua hàng xóm tám chuyện, ôi thôi thì đủ chuyện từ nhà ra ngõ, từ chuyện con ruột đến con dâu con rể, từ khen đến chê, không bao giờ hết chuyện.
Cô chú thì đi làm suốt ngày, có mặt ở nhà thì chẳng ai chào ai, đi ra vô như một cái bóng. Ít ai dẫn bạn về nhà, không biết là vì ngại nhà nhiều người, hay vì để bạn bè họ khỏi bỡ ngỡ khi gặp “con người ở nhà” của họ.
Ba đi làm. Mẹ cũng đi làm. Ba về nhà. Mẹ cũng về nhà. Họ đối diện nhau hằng ngày. Họ từ lâu đã bỏ cách xưng hô “anh-em”, không biết vì cạn tình, hay vì họ chẳng có gì để nói, nên cũng chẳng cần nghiên cứu ra cách xưng hô làm gì, cứ nói trỏng không thôi.
Mấy chị em họ ra vào nhìn mặt nhau, còn một chút sức trẻ, thỉnh thỏang là đùa vài câu rộn ràng. Thỉnh thỏang ngồi cười và nói chuyện tầm phào vài câu. Chị thỉnh thỏang dẫn bạn trai về, em thỉnh thỏang lôi bạn về nhà, rồi thôi.
Người ngòai nhìn vào, họ nói nhà này hạnh phúc: được quay quần với nhau, dâu rể con cháu, không biết đến khái niệm “cô đơn”, mà những người không cô đơn là những người hạnh phúc.


Tôi thấy một cái nhà lụp xụp chẳng giống với cái nhà lụp xụp nào khác.
Trong nhà có độc nhất hai phòng, một toilet và một cái phòng khác, tùy tình cảnh mà trưng dụng: lúc ăn thì là phòng ăn, lúc ngủ thì là phòng ngủ, lúc làm việc thì chất đầy hàng may gia công…, phía trên có một căn gác, đó là phòng riêng của gia đình nhỏ.
Nhà gồm nhiều người: đôi vợ chồng già, một cô gái ế chồng,đôi vợ chồng trẻ, và một thằng Bi năm nay vừa 2 tuổi.
Nhà thường rôm rả, bởi có nhiều cái miệng cứ nói liên hồi. Đôi vợ chồng già không xưng “anh-em”, cũng chẳng xưng ông-bà, mà xưng “mày-tao”, buồn tình thì lại lôi nhau ra mắng. Mắng thôi, chứ không làm gì nhau cả. Ngày ngày chăm chỉ ngồi may gia công, cứ chờ đến cuối tháng lấy tiền lương mà đánh đề.
Đôi vợ chồng trẻ cùng thằng nhóc Bi mập ú nu thì khác. Chồng đi làm. Vợ ở nhà may gia công. Thằng con thì loanh quanh trong xóm, chơi với đất với cát. Họ xưng hô là gì không rõ, vì cũng chẳng còn gì mà nói với nhau.
Cô gái ế chồng, vì cô ta béo phị. Cô ta cũng chẳng buồn suy nghĩ về chuyện đó, hay là có suy nghĩ nhưng chẳng bao giờ nói ra cho người khác biết. Ngày ngày may gia công phụ gia đình. Thôi thì, ở vậy với ba má cũng không đến nỗi tồi, chí ít cũng còn thằng cu Bi mà nựng để nó kêu là má hai.
Người ngòai nhìn vào, họ bảo nhà này hạnh phúc: vì học thức thấp, họ chẳng biết cái gì là đi lên, đi xuống, hay cái gì là phấn đấu, tham vọng… nên chẳng suy nghĩ gì nhiều, mà con người không suy nghĩ nhiều là con người hạnh phúc.


Cũng có người bảo: họ không hạnh phúc, vì họ thiếu thốn: gia đình thứ nhất thì thiếu người, thừa của, gia đình thứ hai thì thừa người, đủ của, còn gia đình thứ ba thì đủ người, thiếu của.
Tôi tự hỏi, liệu thử san cho nhau một chút, để ba gia đình đều “đủ” thì hạnh phúc có tròn hơn một chút không? Gia đình thứ hai cho gia đình thứ nhất một ít người, gia đình thứ nhất cho gia đình thứ ba một ít của, thế thì có tốt hơn không?
Chắc là không. Vì chúng tôi là con người mà, mà con người thì vướng nhiều thứ, chứ ai lại sẻ ra như đồ vật vậy?
Ngẫm, rồi lại ghen tị với đồ vật

10/29/2008

Chicaloca








Còn đây là Chicaloca, cá tính đến nghẹt thở. Cái đẹp của Chicaloca - theo tớ, nằm ở chỗ ánh mắt sắc sảo và cái thân hình mỏng tang. Hiếm có "cute girl" vẽ nào có đôi mắt sắc như Chicaloca, còn những bức ảnh ăn theo đều bị biến dạng ở chỗ đôi mắt, nhìn hoặc là quá gian hoặc là quá ... ngu!
Nói túm lại, Chicaloca là một hình ảnh không thể nào lầm lẫn được.







Enakei









Đây là những Enakei mà tớ thích nhất!
























Hình Enakei

Tớ thấy những tấm ảnh này từ lâu lắm rồi, trong wallpaper trong wallcoo.net, hay là đi lòng vòng trên mạng cũng thấy nữa. Thích lém nhưng chẳng biết từ khóa là gì để tìm kiếm. Và hôm nay, vô tình may mắn, tìm ra được: đó là 3 cô nàng, 1 là chica loca - cực kỳ cá tính, cực kỳ sexy, và cực kỳ hợp thời trang, 2 là hello nana, cực xinh và mang phong cách thời trang nhí nhảnh mới mẻ, 3 là phong cách enakei, trông mềm mại không thể tả nổi. Post hình lên cho coi nè:




Trên đây là lọat ảnh (chưa đầy đủ) của em Enakei. Xinh lắm cơ! Em này xinh vì 2 lý do, một là vì nét vẽ rất là mềm mại, thứ hai là vì tòan vẽ phân nửa không à. Cách vẽ phân nửa của Enakei làm người ta tò mò. Khi tớ tìm ra các hình ảnh của Enakei, tớ tòan tưởng là người post cắt bớt phân nửa nên phải hùng hục đi tìm ảnh gốc. Tới khi tới được trang chủ rồi thì mới phát hiện ra là bản gốc hình nó vốn như vậy. Bởi vậy mới nói: a secret makes a woman woman!

10/28/2008

Xưng hô

Xưng hô với tiếng Anh thì đơn giản vô cùng: I – you – he – she – it – they – we.
Còn xưng hô ở tiếng Nhật cũng chẳng phức tạp: watashi – anata
Xưng hô ở tiếng Trung Quốc cũng chẳng đến nỗi khó: wụo – nị
Vậy mà với dân tộc Việt Nam, nhỏ xíu, nghèo ơi là nghèo, và chẳng có gì nổi tiếng, cái chuyện xưng hô nó phức tạp vô cùng.
Không dám xét nhiều (vì không đủ tài lực), nên chỉ dám xét một trường hợp nho nhỏ thế này thôi:
Hai người bạn, ban đầu gặp nhau bỡ ngỡ, xưng tên (cho nó trang trọng và … đáng iu).
Thân nhau hơn một chút, chuyển sang xưng hô “cậu – tớ”
Thân thêm chút nữa (đến độ có thể quánh nhau mà người kia không giận) thì xưng hô: tui – ông, tui – bà … (nghe … già thấy sợ luôn!)
Ở với nhau lâu thêm chút nữa, thành bạn thân và chuyển sang xưng hô: “mày – tao” cho nó thân thiết.
Và đùng một phát, họ có cái gì đó trên tình bạn, họ chuyển sang xưng tên để đánh dấu mối quan hệ đã chuyển sang giai đọan mà cái tiếng “mày – tao” mất cảm tình vô cùng.
Rồi sau đó, họ xưng “anh – em” (bất chấp tuổi tác, chiều cao, địa vị…) vì anh – em nghe ngọt ngào và đáng iu quá xá.
Một thời gian sau, họ chia tay… đố mọi người chứ sau khi chia tay thì họ xưng hô như thế nào?
Nếu quay lại xưng tên thì thật là mừng cho họ. Nếu quay lại xưng “tui – ông – bà” thì cũng thật là vui cho họ. Nếu quay lại xưng “mày – tao” vì muốn làm bạn thân của nhau thì quả là quá tốt, còn nếu hận thù nhau đến mức đó thì cũng còn chút gì vớt vát, ít ra thì cũng còn nhớ đến sự tồn tại của nhau trên đời này.
Bởi vì, miễn là họ còn nói chuyện được với nhau… là tốt rồi…

Tiền

Tiển không phải là tất cả

Tiền mua được ngôi nhà - nhưng mua không được gia đình
Tiền mua được cái giường - nhưng mua không được giấc ngủ
Tiền mua được thuốc men - nhưng mua không được sức khỏe
Tiền mua được máu - nhưng không mua được cuộc sống
Tiền mua được gái - nhưng không mua được tình yêu
Tiền mua được trò tiêu khiển - nhưng không mua được hạnh phúc
Tiền mua được sách vở - nhưng không mua được kiến thức
Tiền mua được đồng hồ - nhưng không mua được thời gian
Tiền mua được người đồng hành - nhưng không mua được bạn bè
Tiền mua được thức ăn - nhưng không mua được sự ngon miệng
Tiền mua được chiếc nhẫn - nhưng không mua được hôn nhân

Tất cả những đều trên là hòan tòan đúng. Nhưng chỉ có một vấn đề duy nhất: thế cái gì mới mua được những thứ ở vế phải?

Nói chung, tiền mua được cái vỏ của những thứ ở vế phải, và khi người ta nghèo đến nỗi người ta chỉ có tiền thì người ta buộc phải dùng nó thôi.

Ví dụ: (lấy cổ tích ra ví dụ luôn cho nó sinh động)

Truyện kể rằng khi đi ngang qua khu rừng, thấy người đẹp Bạch Tuyết nằm ngủ, hòang tử bị sét đánh cái rầm, yêu luôn và hôn nàng --> tớ hỏi này, nếu Bạch Tuyết không đẹp thì liệu hòang tử có yêu, và chàng ta có chịu hun nàng 1 cái để nàng tỉnh dậy?

Liên tưởng đến ngày nay, bạn tớ mỗi lần nó thấy người đẹp đi chung với người xấu là nó bảo "gái bao ấy mà". Tớ tự hỏi, nếu cái người xấu ấy không có tiền, thì liệu cô ta có yêu người ấy với vẻ ngòai xấu như vậy không? Có, nhưng hiếm và khó lắm. Và đơn giản là để đi con đường dễ dàng hơn, người ấy dùng tiền mua một cái "vỏ bọc tình yêu".

Thế đấy, lại một thứ chứng minh: con đường dễ dàng hiếm khi dẫn tới kết quả tốt đẹp.

Chủ đề này cũ, nhưng tất cả những gì tớ muốn nói thông qua bài này là: đừng vội trách người ta dùng tiền mua tình, mà hãy thương cho họ, họ chẳng có cái gì ngòai tiền cả!


10/27/2008

Vẩn vơ chuyện hát hò

Vẩn vơ chuyện hát hò

1. Căn hộ tôi sống nằm cạnh bếp ăn của một trường đại học. Từ những gian bếp ám mùi khói than và tiếng bát đĩa lanh canh ấy luôn vọng ra tiếng hát véo von của những người chị nuôi. Từ "tại anh đó nên chúng mình xa nhau..." đến xây hồ Kẻ Gỗ, đến "cùng dắt nhau qua những ngày giann khó...". Hát suốt ngày. Mấy chị vừa làm vừa hát.

2. Ngày còn là sinh viên, chúng tôi thỉnh thoảng giúp nhà trườnh kẻ panô apphich trong những dịp gấp gáp chuẩn bị đón sinh viên hoặc hội khoa hội trường gì đó. Những lúc làm nhiều, cô họa sĩ già thường khuyên chúng tôi vừa làm vừa hát nho nhỏ sẽ chống được mệt mỏi. Đi phụ kẻ bảng biểu làm triển lãm, thường là dồn dập trong khoảng thời gian ngắn nên căng thẳng - hồi đó tất cả đều kẻ tay, người họa sĩ của phòng triển lãm cũng khuyên chúng tôi vừa làm vừa huýt sáo cho nhẹ nhõm tinh thần và đỡ sai sót hơn. Có lẽ đó cũng là một cách "nghệ thuật vị nhân sinh" vậy.

3. Ai đã từng đứng bên cánh gà sân khâu văn nghệ quần chúng hẳn sẽ thấy những người ca sĩ, dù chỉ là nghiệp dư thôi, họ ra sân khấu như là chú gà chọi trước khi vào sới, như là cầu thủ chuẩn bị tung vào sân, đầy háo hức và đam mê! Nếu vì một lý do gì đó mà cắt mất tiết mục của họ thì thầt là "thương tâm", bởi họ sẽ buồn không tả nỗi. Hoàn toàn không phải hát vì tiền vì danh. Như một con chim có giọng thì phải được hót lên. Thế thôi. Rất chi là "vị nghệ thuật".

4. Dẫu "vị" gì đi nữa thì không phải lúc nào tiếng hát cũng được chấp nhận và đề cao. Chú út tôi là người thông minh, học giỏi và đẹp trai nhất mà nhưng không được ông nội tôi yêu. Vì chú có một cái tật làm ông ghét là hay huýt sáo. Ông bảo như thế là loại người "huýt gió đầu môi", là không đứng đắn. Lớn lên chú tôi học trường nhạc nhưng về sau phải bỏ vì âm nhạc không được ông nội khuyên dùng.

5. Thực ra thuở thiếu thời ai mà chẳng thích đàn ca. Bởi mỗi tâm hồn mới lớn kỳ thực đã là một cây đàn muôn điệu, "là một vườn hoa lá rất đậm hương và rộn tiếng chim", chỉ cần khẽ động là đã ngân lên thành giai điệu. Ai lớn lên mà chẳng "thần tượng" một vài ngôi sao nào đó. Từ ngôi sao hát chèo, vọng cổ của thời các cụ đến những người hát Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Thương của ông bà, đến Beatle, Abba, Trần Tiến, Trịnh Công Sơn của anh chị, đến Nick đến Brit, Lam Trường, Mỹ Tâm... của "chúng mình", v.v...Như một lời bái hát, "mây và tóc em bay trong chiều gió lộng", ngày hôm nay em được hát, được yêu tiếng hát, được rộng mở và tự do phơi phới với bao dự định của riêng em, em hãy cám ơn cuộc sống đã cho em thoải mái lựa chọn. Vì những định kiến cũng đã theo dần vào quá khứ ngô nghê.

6. Tiếng hát vì cuộc sống và cần cho cuộc sống này, như thuở xa xưa nó đã giúp những người kéo thuyền hò lên điệu khúc lao động tập thể, giúp những người lính đưa pháo vào trận địa. Tiếng hát bỗng trầm đi cùng với lịch sử bi tráng của con người. Lao động nghệ thuật thật đáng trân trọng và ngày càng được bảo hộ.

7. Có thể em không thích ca hát. Có thể em chê bài hát này, nhạc sĩ nọ. Nhưng có một tối muộn nào đó, co người mẹ đang bị kẹt xe ở một đoạn đường nào đó chưa về kịp, có người cha đang ở trong bệnh viện không về được, điện thì tắt, và trong một căn nhà nhỏ nào đó có hai chị em lên năm lên ba đang ôm nhau hát hết bài này đến bài khác để xua đi nỗi sợ hãi. Nếu chứng kiến giây lát đó, hẳn em sẽ cay cay mắt mà cám ơn tất cả những người đã viết nên những bài ca cho cuộc sống này.

Đòan Lê Công Huy

Những chuyến tàu không về nơi xa

Một ngôi làng heo hút. Một ngôi chùa dưới triền đồi. Một con đường sắt chạy xuyên qua trong như chiếc thang vươn tới niềm vui xa xôi. Những năm chiến tranh, không có con tàu nào chạy qua. Mỗi sáng Chủ nhật, bọn trẻ con đi chùa thường đi men theo lề con đường sắt. Đôi khi chúng nhảy cóc trên từng thanh tà vẹt hoặc thi nhau đi thăng bằng trên hai thanh đường ray. Con đường buồn thiu, lau lách mọc đầy. Chúng không hình dung được cái xe chạy trên hai thanh sắt này trông ra sao, chỉ nghe người lớn nói rằng đó là những đòan tàu, đông người đi và có cả ánh điện sáng trưng trên đó. Chúng mơ một ngày có đòan tàu chạy qua.

Và rồi cũng đến một ngày những chuyến tàu không chỉ đi về trong giấc mơ. Đòan tàu chạy qua làng, nối những niềm vui xa xôi.Có những buổi trưa nắng, những đứa trẻ con trong làng bồng bế nhau chạy lốc thốc ra xem tàu. Có những buổi chiều muộn, khách trên tàu còn thấy những người nông dân chống cuốc đứng nhìn lên. Chẳng biết có phải họ đang ngắm đòan tàu, hay họ chỉ tranh thủ lúc đòan tàu đi qua và lúc mọi người đang ngắm tàu để ngơi nghỉ vài giây cho đỡ mỏi mà không thấy tiếc thời gian hòai phí?

Trong ngôi nhà dưới chân đồi kia có cô bé con sống cùng bà ngọai. Cô cũng thường hay ngắm đòan tàu và như đang mơ về nơi xa lắm. Cô bé rất hay vẫy tay nhưng những người ngồi trên các toa tàu không đáp lại. Họ thường ngồi bất động sau những tấm lưới chắn. Ngày ấy, có một thằng bé khác, là tôi, thường lấy làm buồn vì điều đó. Thằng bé ấy nghĩ một ngày nào đó có đủ tiền, nó sẽ mua vé lên tàu và sẽ một lần vẫy tay đáp lại nỗi cô đơn của cô bé. Bà ngọai cô bé suốt ngày khom lưng nhặt rác trong vườn. Hồi đó đám trẻ con không hiểu rác ở đâu bay đến, và chúng không hiểu nổi những hòn đá trên đường ray vì sao lại cứ ngả màu vàng trước khi chúng nhặt về chơi trò ném lon.

Cậu bé xưa trở về, thấy cô bé nay đã lớn và bà lão vẫn còng lưng nhặt rác trong vườn. Cậu bé hiểu và thương, cậu không còn ngạc nhiên về nỗi bất động của những người đi trên tàu, hiểu những lo toan phiền muộn ở trên đường đời. Cậu cũng hiểu về chất thải trên tàu, cậu cũng biết vì sao những viên đá cứ ngả màu vàng và vì sao rác vẫn còn mãi trong vườn nhà bà.

Đêm đêm dưới ánh đèn bàn học, thằng bé mơ mộng được chia sẻ hạnh phúc cho cô bé và bà ngọai của cô, khi mà trong nỗ lực của cậu luôn hướng về những chuyến tàu đi qua, những chuyến tàu chở niềm vui chia đồng đều đến mọi nhà sẽ không còn là giấc mơ về nơi xa lắm...

Đòan Lê Công Huy

Thương lắm những cánh cò


1. Cái cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về/ Cò về thăm quán cùng quê/ Thăm cha thăm mẹ, cò về thăm em... Giai điệu vui vẻ và tiếng hát trong trẻo của em thiếu nhi cũng không thể làm cho câu ca dao Việt bớt u hòai. Cò ơi cho tôi hỏi một chút đi! Trong buổi chập chọang của thời trung đại thăm thẳm hàng nghìn năm kia, người ta quen sống yên ổn giữa lũy tre làng. Chắc cò phải có bổn phẩn gì ghê gớm lắm mới thân gái dặm trường đi đón cơn mưa, mặc cho tối tăm mù mịt, mặc cho không ai đưa cò về, mặc cho nỗi nhớ quê nhà, mặc cho nỗi nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ em trong lòng cò?


2. Khi thân phận người phụ nữ bị coi nhẹ thì câu ca dao trĩu nặng những cánh cò. Trong lòng mỗi người con tử tế đều luôn có mẹ. Trong lòng những người đàn ông biết nghĩ đều ấp ủ và biết ơn những thân cò. Đó có thể là thân cò - người bạn đời của nhà thơ Lưu Quang Vũ - có đôi vai ấm dịu dàng, có bàn tay đáng tin cậy, bàn tay luôn đỏ lên vì giặt giũ mỗi ngày, và đặc biệt có "đôi mắt buồn của một xứ sở có nhiều mưa". Đó có thể là thân vạc - người em gái, hay người tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "mưa có còn buồn trong mắt em?". Những thân cò thân vạc Việt Nam luôn có đôi mắt buồn truyền kiếp, vì mưa. Mưa đặc sản của xứ sở nhiệt đới hay là mưa bão của kiếp người phụ nữ mang số phận của công cụ, số phận của đồ chơi dành cho đàn ông mà trong mỗi người đàn ông này vốn có một ông quan, một ông boss ngự trị? Một cung gió thảm mưa sầu/ Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay..."


3. Cái cò đi đón cơn mưa. Mưa móc của hạnh phúc mong đợi, hay cơn mưa mỗi chiều làm mổi lên những giun những dế để cái cò kiếm sống? Người mẹ trẻ gửi con 3 tháng tuổi về ngọai để đi lao động ở Nhật có phải đi đón cơn mưa? Những cô gái tuổi 30 để lại tình yêu đi lấy bằng tiến sĩ ở Đại học nước người có phải đi đón cơn mưa? Những cô bé chưa dậy thì đi du học ở những quê hương lạnh lẽo mênh mông tuyết trắng có là đi đón cơn mưa? Cả những cái cò nghèo ở miệt vườn bỏ lại quê nhà, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ em đi lấy chồng già, chồng tàn phế ở Đài Loan có là đi đón cơn mưa?


4. "Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng/ Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông". Đến bà Tú, vợ một nhà thơ lớn, vẫn còn mang kiếp thân cò thân vạc. Những con cò kiếm sống ở ven sông. Giờ đây, trong xã hội hiện đại, những con sông đã được đem vào nhà, "con sông chảy luôn qua vòi nước có thể với tay là đến". Thế mà những thân cò thân vạc thì vẫn chưa thôi lặn lội. Những thân cò vẫn ở bến xe bến phà, những thân cò gánh bánh đa bánh đúc dại dột băng qua dải phân cách phố đông xe cộ ầm ào. Những thân cò ngơ ngác gánh cam, cam rơi tơi tả ở chỗ không được họp chợ. Những thân cò áo bạc khờ khạo đạp xe lạc luộc vào đường ngược chiều. Những thân cò bối rối trước những dòn sông không quen biết, hoang mang trước những bến bờ xa lạ. Ngày nào xứ sở mình còn nghèo khổ, ngày đó vẫn còn thương lắm những cánh cò. Trong một đất nước nghèo, người phụ nữ khổ nhất, trong một ngôi nhà nghèo, người phụ nữ nghèo nhất, bởi vì họ là người đi chợ mua rau, bởi vì họ "mang gánh nặng chi tiêu của cả gia đình".


5. Con cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng. Bay từ quá khứ bay ra hiện tại, bay lạc sang cả cánh đồng người. Những cánh cò chấp chới bay qua một nghìn năm phong kiến, bay qua một nghìn năm nô lệ, bay suốt thời chiến tranh, bay vào thời hậu chiến. Cho nên, vẫn còn những thân cò thân vạc khổ, nghèo. Vẫn còn những phận cò chấp chới suốt bốn nghìn năm chưa có lối ra... Em có thương lắm những cánh cò?


Đòan Lê Công Huy

Nghĩ về gia đình

Nghĩ về gia đình

1. Trong một lần nào đó, chú tôi đã nói với tôi rằng, trong tiếng Hán chữ "hảo" - nghĩa là "tốt" - được tạo nên chữ "nữ"(vợ) và chữ "tử"(con). Đối với chú, tất cả những điều tốt đẹp nhất là khi ta có một gia đình, cháu ạ! Tôi không có hiểu biết về chữ Hán, tôi cũng không biết chú tôi giảng có đúng không. Tôi chỉ biết nhận ra thêm một điều thấm thía sâu xa về tình yêu thương gia đình...

2.Kiểm tra cuối năm vừa rồi tôi lãnh trọn một điểm 3 học kì môn Hoá. Dù kết quả học tạp chung vẫn tốt nhưng tôi cảm thấy hối hận và dằn vặt ghê gớm. Tôi dã làm được gì cho mẹ đâu, ngoài việc học... Tôi tìm cách ngăn mẹ đừng đi họp phụ huynh tổng kết năm học. Mẹ gạn hỏi mãi, tôi lí nhi:"Điểm của con không cao, con sợ mẹ phải xấu hổ". Mẹ tôi thở dài: "Con mình chứ con ai đâu, biết thế sao khi học không chú tâm vào". Mẹ không hề trách móc nặng nề, nhưng chẳng hiểu sao lúc ấy tôi đã vỡ oà như trẻ nhỏ bị đánh đòn. Tự nhiên tôi thấy mình quá vô tình trước công ơn cha mẹ, lại giận mình mang đến bao lỗi buồn khiến mẹ cha phải lo âu.

3. Nghỉ hè, bố mẹ gửi tôi lên Hà Nội học cho vỡ vạc ra đôi chút. Tôi háo hức lắm. Tôi rtrẻ ai cũng ham nơi phồn hoa và sáng rực, huống gì một tâm hồn ưa bay nhảy như tôi. Hôm trước khi đi, nhìn mẹ xếp quần áo vào túi tôii mới nhận thấy mình vô tâm kinh khủng. Đứa em gái thường ngày vẫn chị em chành choẹ, giờ lén giấu vào túi tôi gói quà nhỏ. Lại vương bên tai câu hát :"Gia đình gia đình, vương vấn bước chân ra đi, ấm áp bước chân quay về..."

4. Tôi đã xa cái thị xã công nghiệp bé nhỏ của mình được một tuần, đủ để bắt đầu nhịp sống sôi động của Hà Nội. Hơn lúc nào hết, tôi nhận rõ gia đình đối với tôi quan trọng nhường nào, để dược yêu thuong và để yêu thương. Một tuần tôi chưa dám gọi điện về nhà, dù nhớ da diết ngôi nhà thân yêu. Tôi sợ tôi sẽ lại vỡ oà như trẻ nhỏ...

5. Bạn đang có một gia đình? Dù bạn cảm thấy thế nào thì đó cũng là mái ấm của riêng bạn-nơi bạn luôn nhận được tình yêu thương theo những cách khác nhau và ở đó những người thân yêu vẫn luôn sẵn sàng dang tay đón nhận bạn, kể cả sau những vấp ngã đời thường. Bạn hãy nhìn ra ngoài cuộc sống đi, còn nhiều lắm những đứa trẻ mồ côi...

Đòan Lê Công Huy

LỚN LÊN VÀ LỚN XUỐNG VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT NGÀY CHIA TAY

LỚN LÊN VÀ LỚN XUỐNG VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT NGÀY CHIA TAY

1.Sáng nay con dự lễ ra trường . Tiếng loa trong sân trường fát đi bài hát Tạm biệt gấu MISA nhé, tạm biệt trường mầm mon thân yêu, ....Cha thấy con khóc, và các bạn trai của con cũng khóc. Thật thương cho những giọt nước mắt ngây thơ lần đầu đã bít thế nào là nỗi đau chia ly.Cha cũng bồi hồi nhoi nhói lạ . Bốn năm về trước mà chỉ mới ngày nào đây , con đến lớp lần đầu. Hôm ấy con cũng khóc . Khóc vì lần đầu trưởng thành , con đã rời vú mẹ , con fải xa gấu áo mẹ . Hôm khai giảng ấy , loa hát bài Ngày đầu tiên đi học mẹ dắt tay đến trường con vừa đi vừa khóc , cô dỗ dành yêu thương. Mới đó mà đã 4 năm trôi qua, 1 chặng đường chứng kiến ko ít sự quả cảm trong sự nghiệp học hành của con.

2. Nín đi con. Rồi con sẽ còn nhìu lần khóc. Hôm qua cha mới vừa dự lễ ra trường của các anh chị lớp 12 . Họ cũng khóc. Chia tay nghĩa là giã từ 1 giai đoạn cũ , để bước lên 1 cấp độ mới , như nòng nọc đứt đuôi , như chú bướm hoá thân từ nhộng. Cho nên những giọt mốc của từng bước lớn khôn, từng bước trưởng thành . Cũng như những dòng chảy khác vẫn chuyển động theo từng bước đi của năm tháng trong cơ thể đang trưởng thành của chúng ta vậy. Và thế là, nước mắt lúc này ko fải là bão dông mà là cơn mưa đền sau những mất mát chia ly. Sau cơn mưa trời lại sáng .Khóc để cho mắt trong hơn .Thường thì giọt nước mắt là phong vũ biểu của tình bạn, tình thương . Là nhiệt kế để đo độ nồng ấm với đời. Và hôm nay , nước mắt là để chuyển tiếp mốc lớn lên.

3. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã quan sát rất hay rằng trẻ con thì lớn lên còn bầu bí thì lớn xuống. Mình là con người mình fải lớn lên cả fần con lẫn fần người. Bởi cũng có rất nhìu người chỉ lớn trong fần người mà ko lớn fần con , bởi chỉ có lớn mà ko có khôn, đua đòi tầm thường , hút hít nghiện ngập , tham vọng xa đoạ để rồi cuối cùng cũng fải khóc vì ân hận, xót xa, hoài fí. Đó chính là những giọt nước mắt của lớn xuống ko fải là lớn lên.

4. Mình đâu fải là bầu bí , mình là con người . Và như vậy thì , này con, này các em học trò nhỏ hãy tự nhiên khóc đừng xấu hổ, rồi hãy đường hoàng lau đi những giọt nước mắt của sự lớn lên , ko fải là lớn xuống, nước mắt của niềm vui hơn là nỗi buồn này.

Đòan Lê Công Huy

Cứ giữ trong em lòng tin yêu

Một sáng Chủ nhật. Một cô bé con 3 tuổi. Một chú bé đánh giày và 14 đôi giày. Chú bé chăm chú đánh từng chiếc. Xi đen, xi nâu, xi đỏ cho những đôi giày da, cả cồn pha nước xà phòng lõang để đánh những đôi giày thể thao. Cô bé con ngồi bên cạnh hết sức hứng thú theo dõi, nghịch ngợm, chỉ trỏ nào giày của bố, nào giày của mẹ, đôi nào của chị, đôi nào của chính cô. Cậu bé cũng thích thú trò chuyện, hết trả lời câu hỏi giày của anh đâu cho đến sinh nhật anh ngày nào.

Chú bé ôm vào lòng những chiếc giày, hai tay kéo tấm giẻ xát mạnh để đánh bóng từng chiếc một. Này chú bé ơi, mỗi ngày chú ôm trong lòng bao nhiêu đôi giày? Đôi giày nào của người lương thiện, đôi giày nào của kẻ vừa thủ ác? Đôi giày nào của người lao động, đôi giày nào của kẻ ăn chơi? Đôi giày nào của người thầy giáo chiều nay sẽ lên bục giảng? Đôi giày nào của tên trộm vừa đánh cắp tiền của, danh dự và lương tâm? Đôi giày nào của bạn sinh viên vừa trở về sau một chiến dịch tình nguyện? Đôi giày nào của kẻ vừa đi săn, tận diệt những lòai trong sách đỏ? Đôi giày nào chở những người cao thượng, đôi giày nào chở những kẻ tầm thường? Đôi nào chở người dũng cảm, đôi nào chở kẻ ươn hèn? Đôi nào chở dự án, đôi nào chở mưu mô? Đôi giày nào đẹp, đôi giày nào xấu? Đôi giày nào mấy chục ngàn, đôi giày nào mấy trăm đô? Đôi nào dính cỏ ở làng, đôi nào vướng bùn đô thị? Đôi giày nào vừa về giúp quê em làm giàu? Đôi giày nào vừa xà xẻo thắng quả từ những con đường lên bản cao? Đôi giày nào của kẻ móc nối tội lỗi, đôi giày nào của vị quan tòa nghiêm minh?

Hôm trước tôi bị trẻ đánh già lấy mất đôi giày. Hôm qua trong quán cà phê bạn tôi cũng "thất trận" trở về với "chiến lợi phẩm" là một đôi dép tổ ong. Những mánh lới của dân đánh giày thành phố mà chắc rằng chú bé tí-co-lo nào cũng biết hoặc đã nghe nói tới. Chú nào láo lếu, chú bé nào ngoan?

Em thân mến! Hằng ngày báo đưa tin chỗ này, truyền hình trực tiếp chỗ nọ. Truyền thông mỗi giờ mang đến cho em bao điều vui và buồn. Dĩ nhiên là vậy, cuộc sống có rất nhiều tín hiệu tốt đẹp nhưng cũng còn không ít những điều không bình thường, không lương thiện. Đó mới chính là hiện thực muôn màu muôn vẻ cuộc sống mà em không thể không biết. Biết để chọn lối đi, biết để phấn đấu cho những giá trị lương thiện ngày càng nhiều, ngày càng mạnh mẽ. Biết để sống vì lý tưởng củng những điều tốt đẹp mà bao thế hệ đã dày công vun đắp. Tuổi của em, đã muộn để gọi là nhóc con và không còn sớm để nói chuyện trưởng thành. Đã từ lâu lắm rồi em giã từ ngôi nhà ấm cúng nhất, ấm đến 37 độ của lòng mẹ. Và tiếp đó, mái ấm gia đình đã nối em với học đường, rồi nối em với xã hội. Có nghĩa là khi ta lớn, ta không thể không đối mặt với cuộc đời dài rộng, với nắng với gió, cũng để rồi từ đó ta rèn luyện bản lĩnh để ta nên người.

Thế thôi. Cho nên đôi khi em có gặp một chút thất vọng thì không có nghĩa như thế đã là hoang mang. Đôi khi có chú bé đánh giày ôm vào lòng điều đáng giận thì như thế không có nghĩa là đã mất niềm tin vào con người. Cũng như tôi, đã nhiều lần bị lấy mất giày nhưng không vì thế mà e ngại, mà không dám giao cho em 14 đôi giày, một cô con gái cưng và một sáng chủ nhật đẹp trời.

Đòan Lê Công Huy

[Ban đầu tớ định đặt 1 cái label là "Đòan Lê Công Huy" luôn, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tớ thật sư quý những tách cà phê sáng thứ 2 mà chú ấy mang lại trên mỗi tớ báo hoa học trò, tớ thiết nghĩ, đối với chú ấy, con người có thể viết ra những dòng như vậy, cái gọi là quyền tác giả sẽ không quý bằng người ta đọc bài của tác giả đó như thế nào. Tớ thật sự tôn trọng chú ấy, nhưng tớ thật sự muốn gọi đó là những tách cà phê nhiều hơn là gọi bằng chính tên tác giả.]

Correlation - Causation

Có một bài đọc trong TOEFL iBT nói về : correlation và causation, tớ thấy nó rất là hay nên post lên đây, níu có ai đọc được thì tốt quá, còn không thì sau này tớ đọc lại cũng được.

CorrelltionCả hai đều nói về mối quan hệ của những thứ trong cuộc sống, nhưng trong khi causation là quan hệ nhân quả thì correlation chỉ là quan hệ tương quan.

Một ví dụ cụ thể là: một người ăn kem và một người bơi lội. Các nhà khảo sát phát hiện ra rằng: số người ăn kem càng nhiều thì số người chết đuối càng nhiều, vậy liệu ăn kem có làm cho người ta chết đuối?

Bạn có đang nghĩ tới: ăn kem lạnh chân -> chuột rút -> chết đuối? Nghe thì có vẻ đấy tính y học và hợp lý, song, không đúng.

Thực ra thì là thế này: người ta hay ăn kem vào lúc nào --> khi trời nóng, người ta hay đi bơi vào lúc nào --> khi trời nóng, vậy suy ra, cái lúc người ta ăn kem là lúc có nhiều người đi bơi nhất, và khi có nhiều người đi bơi thì nhiều người chết đuối. Thế đấy. Ăn kem và bơi lội chẳng quan hệ gì nhưng lại tương quan với nhau vì một đối tượng thứ ba: thời tiết nóng.

Đó là "correlation".

Còn "Causation"?

Hôm qua tớ đọc được 1 câu chuyện khá ngộ về "nhân quả".

Chuyện là vầy:

Một ngọa quỷ dưới âm ty quyết định nhường 500 năm tu hành của mình để đổi lấy sự đầu thai của một oan hồn nữ vì trót yêu oan hồn nữ ấy.
Sau đó, nó tu thêm 1000 năm, và xin Phật đổi 1000 năm đó để lấy một khỏan thời gian sống ở trần gian cùng người con gái (oan hồn nữ đó) mà nó đã trót yêu.
Phật đồng ý.
Ngọa quỷ đó đầu thai vào một gia đình nhà giàu, còn oan hồn nữ vào một gia đình nghèo. Gia đình của ngọa quỷ ép cướp oan hồn nữ đó, oan hồn nữ đó không chịu, trốn theo người yêu của mình, rồi cả hai nhảy xuống vực tự vẫn.
Ngọa quỷ không hiểu, nó đến hỏi Phật: chuyện gì đã xảy ra.
Phật giảng giải: việc cô gái (oan hồn nữ ấy) phải hầu hạ gia đình ngươi, và việc cô ta tự sát vì ngươi là cái nợ cô ta phải trả cho việc ngươi đã nhường cho cô ta 500 năm tu hành của mình, còn việc ngươi nhường cho cô ta 500 năm tu hành là vì cái nợ ngươi đã làm cho cô ta phải tự vẫn.
Vậy cái gì là nhân quả? Cái gì là báo ứng? Cái gì là tương lai và cái gì là quá khứ?
Không có. Chỉ có hiện tại.

Ngẫm lời Phật, tớ nghĩ: bản chất của nhân quả không phải là "gieo cái gì gặt cái đó", cũng không phải một chiều, mà càng không phải nhiều chiều trong tương lai. Vì bản thân một hành động cho đi, ắt hẳn sẽ phải có một hành động đáp trả lại, đìều đó là MẶC ĐỊNH của cuộc sống này.

Có lẽ từ xưa ông bà ta đã nghiệm ra điều đó nên có câu: ở hiền gặp lành. Đâu phải chỉ vì để an ủi người ta, đâu phải chỉ vì nói cho vui... :) Ngẫm kỹ, ông bà ta nói câu gì mà chẳng đúng!

Chuyện nhà Rùa

Chuyện nhà rùa

"Everybody blamed Somebody when Nobody did what Anybody could have done in the first place."

Một hôm gia đình nhà Rùa quyết định sẽ đi picnic. Và với bản tính chậm chạp của mình, chúng đã mất bảy năm để chuẩn bị mọi thứ và lên đường. Mất thêm hai năm nữa để tìm ra một chỗ cắm trại. Rồi thêm sáu tháng để dọn dẹp và bày biện các thứ.

Nhưng rồi gia đình Rùa phát hiện ra rằng chúng đã quên mang theo muối. "Một chuyến picnic mà không có muối thì chẳng còn gì là thú vị", gia đình nhà rùa đồng ý với nhau như vậy.

Sau hơn một tháng tranh cãi, cuối cùng một con rùa trẻ nhất, nhanh nhẹn nhất được giao nhiệm vụ quay về nhà lấy muối. Vừa nghe vậy, con rùa được chọn đã bật khóc the thé, run rẩy thân hình trong chiếc vỏ, giãy nảy từ chối.

Rốt cuộc, nó cũng đồng ý đi về nhà lấy muối với một điều kiện: gia đình rùa không được phép ăn bất cứ thứ gì trước khi nó quay trở lại.

Họ nhà rùa đành phải đồng ý và con rùa nọ bắt đầu lên đường. Nhưng rồi đã ba năm trôi qua mà con rùa nọ vẫn chưa quay lại. Rồi năm năm… chín năm, rồi mười bảy năm…

Cuối cùng rùa bô lão không thể nhịn đói được nữa bèn cắn một miếng bánh sandwich cho đỡ đói.

Đúng lúc đó, con rùa vắng mặt mười bảy năm qua đột ngột thò đầu ra từ một lùm cây, hét lên the thé: - Đó… đó… tôi biết mà! Tôi biết là mọi người sẽ không đợi mà sẽ ăn trước khi tôi quay lại mà. Thôi thôi, tôi không đi lấy muối nữa đâu…
Hôm nay tớ rất là vui vẻ.

Thứ nhất là vì tớ được ở nhà cả ngày.

Thứ hai là vì sáng nay tớ chạy ra tòa sọan báo 2! để lấy nhuận bút truyện cười: 400k cơ đấy! Phải tiếp tục lao động mí được!

Thứ ba là vì tớ đi học tiếng nhật.

Thứ tư là vì tớ chở bạn Nhi về bến, trong trên đường chở thì 2 đứa tớ phát hiện ra cái sự mê trai của nhau rất chi là rõ ràng. Hahhaha...

Và thứ năm là tớ coi tin thời sự và hiểu tin thời sự. Quả là một điều mới mẻ!

Kết thúc ngày hôm nay, tớ quyết định học theo "bí quyết 100 bứơc chân" của một câu truyện mà hôm qua tớ được đọc, trong tuần này tớ phải làm được những điều như sau:

1) Hứa thì phải làm, nhắm không làm được thì đừng có hứa.
2) Trước khi ngồi chơi hay nằm ngủ, hãy suy nghĩ kĩ xem còn gì có thể thực hiện mà mang lại kết quả tốt hơn không.
3) Phải đúng giờ.
4) Trước khi giận ai, phải suy nghĩ kỹ.

Tạm thời là hai cái đó trước. Trưa nay thay vì ngủ thì tớ ôn được một tí bài xác suất, coi như đó cũng là một thành tựu.

Hôm bữa bạn p.h.A.n nói một câu làm tớ rất là nhột: bà này chắc chỉ coi Disney Channel thôi chứ gì. Không biết là bạn ý khen (tớ trẻ trung, hồn nhiên và nhí nhảnh) hay chê (ngòai Disney ra thì chẳng biết cái wái gì) nhưng tớ cảm thấy rất xấu hổ, vì, một là bạn ý nói trúng tim đen của tớ, hai là vì quả thật tớ chẳng biết cái gì ngòai phim trên Disney cả!

Cho nên, hôm nay tớ ngồi coi thời sự, xin nhấn mạnh là "thời sự trong nước" hẳn hòi chứ không phải "tin thế giới" đâu (vì tin thế giới thì đôi lúc tớ coi, chứ thời sự thì ... never!) Tớ dành hẳn 15 phút ngồi nghe chăm chú thời sự trong nước, và cố gắng nhớ vài chi tiết: thủ tướng Nguyễn Minh Triết qua thăm nước Nga và cảm ơn nhân dân Nga, chủ tịch nước Nguyễn Tấn Dũng tiếp đòan đại sứ Xô-va-ki-a (tớ hok biết chữ này, sorry), chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, và tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng tiếp đòan đại sứ Xô-va-ki-a, và bộ trưởng bộ tài chính Vũ Văn Ninh báo cáo tình hình, cùng phiên họp thứ 4 của đại hội tòan quốc lần 12 đang thông qua các chính sách tăng thuế VAT cho các mặt hàng: bia hơi, rượu, máy lạnh, dịch vụ thẩm mỹ, xe hơi... v.v.. Sau đó thì chuyển qua tin rằng có bà gì đó đã 20 năm sưu tầm tư liệu về Bác Hồ...

Đó, thấy tớ giỏi chưa?

Nghe thì tớ hiểu gần hết, chỉ có vài chi tiết trên hình ảnh tớ không hiểu lắm.

Một là gương mặt của các vị lãnh đạo trong cái phiên họp: 1) gương mặt của các lãnh đạo Nga khi nghe thủ tướng của chúng ta nói cảm ơn, chẳng biết là có nghe phiên dịch chưa mà cứ đực ra, xin lỗi, phải dùng từ "vô cảm" thì đúng hơn, chẳng thấy cảm xúc gì cả, dù thủ tướng của chúng ta cười tươi rất chi là đáng yêu. 2) gương mặt của các vị lãnh đạo (cả 2 phía) : Việt Nam và Xô-va-ki-a khi hai vị ngồi kế bên nhau nói chuyện.

Tớ tự hỏi: chuyện gì đang xảy ra thía? Rồi tớ tự trả lời: có lẽ, một là vì "bất đồng ngôn ngữ", hai là vì có lẽ cái vị ấy bị áp lực khi mà phóng viên vây quanh, ba là vì có lẽ các vị ấy đang làm nhiệm vụ, và bốn, có lẽ là vì những nhiệm vụ đó quá quen thuộc rồi nên cái vị ấy thấy "nhàm".

Lý do thứ nhất làm tớ rất là đau lòng, từ chỗ đau lòng tớ lại tự hỏi tại sao phải tồn tại quá nhiều ngôn ngữ như vậy, làm lòai người bị cách trở. Rồi tớ thấy ghen tị với lòai chó, chúng chẳng bị phân biệt như vậy (và chúng chẳng cần phải học sủa theo tiếng anh trong trường hợp chúng muốn di cư sang đó), nhưng... nói cho cùng thì tớ cũng không hề chắc là con Đen nhà tớ có hiểu tiếng một con chó Nhật sủa hay không, tớ đâu có hỏi nó được.

Lý do thứ hai thì ... ha ha ha.. cái tâm trạng ấy tớ hiểu lắm nè, làm sao tỏ tình (cảm) trước chốn đông người được chớ. Chỉ có bọn sinh viên (là chúng tớ) đôi khi muốn phô trương, bèn xếp 1 nghìn quả chuối thành hình trái tim rồi hét um sùm: anh iu em, hay em iu anh gì gì đó. Phải mà chúng tớ (bọn sinh viên) đựơc đem vào quốc hội để thành đòan chào đón, chắc chúng tớ sẽ ôm hôn cái vị đại sứ ấy thắm thiết, sẽ cười nói, sẽ liên tục "We love you and your country", và sẽ rủ người đó đi chơi, đi ăn uống, đi vòng vòng thay vì ngồi trên 2 cái ghế to sù sụ mà nói với nhau những câu quá thể quen thuộc như: chúng tôi vinh dự... chúng tôi rất lấy làm cảm động... chúng tôi ...vv... Có tốt hơn không nhỉ? Chắc trong những thứ lớn lao như nhà nước, thì không được quá yêu quý và cũng không thể hiện tình yêu quý bằng cái câu xằng ngôn "we love you and your country" đó được.

Với lý do thứ ba, tớ thấy ... sao mà buồn quá. Rồi tớ nghĩ, phải chi người ta bớt đề phòng nhau một chút, ý tớ là người ta có thể yêu nhau chân tình một chút, ý tớ là người ta có thể đón tiếp nhau như hai người bạn cũ, hoặc như hai người bạn mới - ngay cả khi người ta là 2 nguyên thủ quốc gia, ý tớ là gặp gỡ một người khác được coi là "quyền" chứ không phải "nghĩa vụ", như vậy sẽ bớt lạnh hơn chăng? Tớ chả biết, tớ chỉ mong một ngày, hai vị thủ tướng cụng ly cái cốp rồi bảo nhau "100% nhá", tưởng tượng thôi mà cũng thấy vui rồi.

Còn lý do cuối cùng, ừ thì... gặp hòai cũng chán, bao nhiêu đó lặp đi lặp lại cũng chán, giống như một cái văn bản thảo sẵn, chỉ thay mỗi cái tên nước, rồi gặp nước nào cũng nói như vậy, rồi gặp ai cũng ngồi trong cái ghế đó, rồi ... v.v.. Haiz, ước gì các thủ tướng có dịp tìm hiểu nhau một tí, để gặp nhau câu đầu tiên họ hỏi là: anh khỏe không, gia đình anh khỏe không, con anh học lớp mấy rồi nhỉ, đất nước anh dạo này thế nào... thay vì...!

Nói túm lại, tớ ngồi tưởng tượng đến một ngày: những vị nguyên thủ quốc gia khi đi thăm nhau sẽ giống như đi thăm ông bạn láng giềng, họ cười nói với nhau, họ còn nói giỡn và kể chuyện cười cho nhau, họ có thể nhậu (nhưng ít thôi), và họ - quan trọng nhất - coi nhau như hai người thân trong đại gia đình thế giới. Vì cùng một lòai, và cùng ở trên thế giới mà. Nhưng, khó lắm cơ, nói nguyên nhân cho cái sự khó khăn ấy thì nhiều, túm lại một câu mà ông bà xưa nói thôi: lòng tham vô đáy. Ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Điều khó hiểu thứ hai là các phát biểu của cái vị "đại diện của tỉnh XYZ" trong phiên họp quốc hội. Hahaha,... thứ lỗi, mỗi lần tớ nhắc là tớ lại cười thôi.

Một, ý kiến của một ông đại diện tỉnh (nào đó phía bắc quên rồi) về việc giảm thuế VAT cho mặt hàng bia hơi vì đó góp phần phục vụ nhu cầu giải trí của anh em lao động. Tớ nghĩ mà tức cười quá, giá mà tớ ở đó, tớ sẽ phản biện cho mà biết: đã có bao nhiêu vụ án xảy ra khi say xỉn rồi mà bảo "phục vụ nhu cầu giải trí", theo tớ thì uống càng ít càng tốt, vì thế tăng thuế càng nhiều càng tốt.

Hai, đó là ý kiến của một bà (cũng đại diện tỉnh nào đó phía bắc mà tớ quên rồi), bà ấy phát biểu ý kiến, mà không phải phát biểu, chỉ là ĐỌC trong một tờ giấy, và đọc sai chính tả, vấp váp rất nhiều, và đọc những câu trùng ý, lẫn vô nghĩa rất rất nhiều. Đại diện tỉnh???????????? không hiểu!

Ba, có ba vị (có vẻ rất bự) ngồi ghi chép liên tục, ghi chép đến nỗi không nhìn mặt những người phát biểu luôn. Lúc xem cảnh đó, tớ chỉ ứơc gì máy quay chĩa về phía tờ giấy họ đang ghi, để tớ xem họ ghi cái gì, vì - các vị đại biểu phát biểu ý kiến rất cô đọng (dù câu cú thì dài dòng không thể tả!!!!) Có gì đâu mà ghi nhiều thế???? Tớ nghĩ họ là ban thư ký, chứ nếu ban quốc hội thật sự, thì hẳn họ phải NGHE chữ không phải CHÉP.

Chà... hôm nay tớ nói hơi nhiều. Phew... Kết thúc cảnh quốc hội, tớ rất là vui khi thấy 2 chuyện: một là tớ thấy cô Cúc = hiệu trưởng trường cấp 3 của tớ - ngồi trong phiên họp, cô nghiêm túc và chăm chú lắm cơ, tự hào quá xá! Thứ 2, hóa ra tớ cũng thích thích coi thời sự, để từ nay về sau tớ gắng coi nhiều hơn một chút để nắm thông tin với người ta.

10/26/2008

Thích một nguời

Thích một người ...
Là nhìn đâu cũng liên tưởng người ấy. Từ những vật vô tri vô giác đến những thứ biết động đậy, từ những đứa bạn gái cho đến những thằng bạn trai, từ cơn gió cho đến ánh nắng, từ lúc đeo bao tay cho đến mặc áo mưa...

Thích một người ...
Là ưa nhìn người đó từ xa, mà đến khi người đó quay lại nhìn thì cụp mắt đi chỗ khác ngay lập tức, trong lòng thì rộn ràng lên một tí, rồi thôi, rồi tự bảo: người ta có nhìn mình đâu, nhìn nhỏ ngồi kế bên mình ấy chứ.

Thích một người ...
Là cái ước muốn điên rồ được đứt tay giống người ta - khi người ta bị đứt tay, được bị phỏng giống người ta - khi người ta bị phỏng, chỉ vì muốn được đau giống người ta, vì như vậy thì có lẽ sẽ đỡ đau hơn là nhìn người ta chịu đau một mình ...

Thích một người ...
Là nghĩ đến người ấy đầu tiên khi có người hỏi: bộ đang say nắng ai à? Nhưng miệng thì lại chối bay chối biến: làm gì có...

Thích một người ...
Là thay vì ước cho người đó thích mình, ước người ta là của mình, thì mình lại ứơc rằng người ấy hãy hạnh phúc. Vì nhìn ấy hạnh phúc là mình cũng vui lắm rồi.

Thích một người ...
Là ngẫm ra hàng loạt câu nói để mình bắt chuyện với người ta. Nhưng khi gặp mặt rồi thì chẳng nhớ được nửa câu trong đầu, để người ta lướt qua rồi âm thầm tắc lưỡi tiếc nuối.

Thích một ngừơi ...
Là nghe bài nhạc nào cũng liên tưởng đến mình và người ta, dù là nhạc thiếu nhi, nhạc thất tình, nhạc buồn, nhạc dzui, hay nhạc đám cưới ...

Thích một người ...
Là tác giả ngồi viết bài này, và người đọc bài này từ đầu bài đến giờ chỉ nghĩ đến một người duy nhất.

Cái đinh - Tớ - Cuộc đời



Tớ biết trong cuộc đời mình chỉ là một cái đinh cũ kỹ

Nhưng tớ xin hứa sẽ không bao giờ thoái chí

Tớ sẽ là một chiếc đinh đầy sinh khí

Ngẩng cao đầu dù có bị khinh khi.



Tớ biết trong cuộc đời mình chỉ là một chiếc đinh bé tí

Nhưng tớ xin hứa sẽ không bao giờ rời bỏ vị trí

Toà nhà cuộc đời to lớn còn tớ bé tí hi

Nhưng tớ sẽ giữ vững trách nhiệm dù ai cũng chê tớ xấu xí.



Tớ biết so với cuộc đời tớ chỉ là một chiếc đinh xù xì

Cuộc đời phức tạp còn tớ chỉ là một mớ bòng bong nhảm nhí

Tớ ngờ nghệch trong dòng đời cuốn tròn lý trí

Nhưng tớ hứa sẽ làm tròn trách nhiệm dù đó là trách nhiệm nhỏ li ti.



Tớ biết so với cuộc đời tớ chỉ là một chiếc đinh xấu xí

Nhưng tớ hứa sẽ nhìn đời với ánh mắt kiêu kỳ

Thỉnh thoảng sẽ tặng đời một cái mi

Mi thật lòng, chẳng một chút tự ti

(Mà chắc đời chẳng nỡ từ chối tớ đâu nhỉ)



Tớ chỉ là chiếc đinh nhàm chán trong chuỗi hành trình ly kì

Nhưng điều đó chẳng làm tớ bận tâm suy nghĩ

Bởi vì dù tớ bé tí hi

Hay xù xì

Nhảm nhí

Xấu xí

Tớ sẽ vẫn vỗ ngực xưng tên không chút tự ti :

Tớ là một chiếc đinh cũ kỹ

Nhưng đã cố sống một cuộc đời thú vị.



Vì tớ là: TỚ LÀ MỘT CHIẾC ĐINH ĐÃ THỀ KHÔNG BAO GIỜ RỜI BỎ VỊ TRÍ!



P/s : chết thì dễ lắm, ai mà chết không được! sống mới khó, mà tui thì lại là loại người không thích chọn con đường dễ dàng. Cho nên tui quyết định mình sẽ sống!

Khóc

1/ Trường hợp cần phải khóc (mà rặn không ra)
1. Lời khuyên:
- Nên thủ sẵn trong đầu một chuyện gì đó mà cứ nghĩ đến là mình có khóc chảy nước mắt ngắn dài nhanh chóng à đó là cách hiệu quả mà nghiêm túc nhất. (Như nhớ tới một cảnh phim, một câu chuyện, …)
- Nếu không có chuyện gì để khóc, thì trước khi phải khóc, cứ chăm chú nhìn một mẩu hành tây trong cự ly gần (30cm đổ lại) khỏang thời gian độ 1 phút.
- Trường hợp tệ nhất: (không có chuyện, càng không có hành, tình thế bức bách) chỉ cần thực hiện những hành động như thể một người đang khóc, cụ thể là: lấy hai tay che mắt thật chặt (người ta sẽ nghĩ là để giấu nứơc mắt – trong khi đương sự thật ra đang giấu … con mắt ráo hỏanh), thút thít (chỉ cần làm như người bị nghẹt mũi, hít thở thật nhanh là được), giọng nói nức nở (cứ điệu thật là điệu và ngắt quãng như thể đớp không khí là ok), người cứ run run lên theo từng đợt nức nở là được.
- Trường hợp còn tệ hơn (không có chuyện, không có hành, và không biết “diễn”): đơn giản chỉ cần thực hiện các bước sau: 1) làm mặt buồn, 2) quay mặt đi, 3) dụi mắt thật mạnh, 4) giả vờ chùi mắt thật nhanh, 5) cười 1 cái. (đảm bảo người đối diện sẽ nghĩ là “nụ cười để che giấu đi nước mắt”)
2.Chú ý:
- Trường hợp khóc “thiệt” (dù là vì 1 chuyện trời ơi đất hỡi không liên quan gì đến người đối diện, hay vì … hành): phải tập trung đầu óc cho người đối diện, và nhấn mạnh rằng mình đang khóc vì chuyện mà người đó làm. Đa số gà thường bị phân tâm trong trường hợp này, dẫn đến kết quả tất yếu là hiệu quả của nước mắt bỏ ra chẳng được bao nhiêu. Phí của! Sau khi khóc, phải uống nước nhiều vào, để tránh tình trạng thiếu nước mà cơ thể suy nhược thì khổ. Nếu xài hành, phải biết khử mùi trước khi khóc, nếu không thì …
- Trường hợp “diễn”: phải thật tự tin, có nhiều người diễn mà cứ sợ người ta nhận ra mình diễn nên cứ liếc nhìn thái độ của người khác, hỏng bét hỏng bét! Phải nghĩ là “mình đang khóc thiệt”, và hành động sao cho giống một người đang khóc. Cách diễn thứ nhất mang lại hiệu quả cao, nhưng đồng thời nguy cơ rình rập khá cao, chỉ dành cho dân pro, còn cách thứ hai chuyên để gà sử dụng. Trong cách thứ hai, trong khâu cuối cùng, nụ cười phải được đầu tư kỹ lưỡng: miệng cười mà mắt không cười! Đồng thời, khi người đó đã được đưa vô bẫy (yeah!) và hỏi mình: khóc à? Phải phủ nhận, bối rối phủ nhận, “không hề, bụi vào mắt”, nhưng khi nói tránh nhìn trực tiếp vào mắt người đó, thể hiện rõ ràng: ta đang nói dóc! Thế là bạn thực hiện được 1 cú double-lie ngọan mục!

2/ Trường hợp khóc trong tình cảnh không muốn khóc, không nên khóc:


1. Lời khuyên:

- Đa số trường hợp này là nước mắt tự động trào ra không kềm lại được. Cách giải quyết nhanh nhất là lập tức hướng suy nghĩ đến một chuyện khác. Một truyện cười, hay một tình huống vui vẻ, thậm chí một chuyện buồn khác: như thể còn 1 đống bài tập về nhà chẳng hạn … Phân tán tư tưởng về chuyện đó ngay lập tức, càng sớm trứơc khi nước mắt trào ra thì càng tốt.
- Thủ thuật nuốt nước mắt vào: trong vòng 1 phút, trừng mắt càng lâu càng tốt: cách này nghe có vẻ bất khả thi bởi trừng mắt sẽ làm nước mắt trào ra, nhưng thực chất, nước mắt chỉ trào đúng hai giọt, và mắt sẽ khô ngay, như vậy sẽ tránh được một cơn khóc dai dẳng.
- Nhìn cái quạt, nhìn thật thẳng vào cái quạt: gió sẽ hong khô mắt, tuy nhiên việc này phải làm kín đáo, vì trông … rất khùng!
- Nhắm mắt: nhắm chặt mắt, cho đến khi cảm nhận được là nước mắt đã được chặn đứng thì tìm cách mở mắt ra. Tuy nhiên, trong tất cả các cách, đây là hạ sách nhất: vì khi mở mắt, đa số trường hợp là nước mắt vẫn trào ra, và rất khó để kềm được nước mắt lúc đó. Hơn nữa, nhắm mắt sẽ làm mất khả năng thị giác – khó đề phòng giặc đánh bất ngờ!
- Nếu tất cả những cách trên đều xài không được, thì bắt buộc phải diễn: giả vờ cười một tràng thật to, nếu người ta hỏi thì nhớ đến một câu chuyện cười nào đó. Giả vờ ho, rồi dụi mắt. Giả vờ ngáp dài, rồi chớp chớp mắt và khoe giọt nứơc mắt: tao khóc nè! (đảm bảo chẳng thằng nào nghĩ mình vừa mới khóc đâu, nó nghĩ là mình ngáp thì có, lại một cú double-lie quá chuẩn!)
- Còn nhịn khóc không được mà diễn cũng không xong (quá gà) thì có cách giải quyết nhanh gọn nhất: móc điện thọai ra và chạy ra ngòai, như thể có ai gọi, rồi đứng ở đó mà khóc cho đã rồi quay trở vào!!!
2.Chú ý:
- Trong mọi thủ thuật ngăn nước mắt, đa số mắt sẽ phải làm việc với cường độ cao: nên uống nứơc và nhắm mắt nghỉ ngơi sau đó để tránh trường mặt mắt bị đỏ, không tốt cho sức khỏe.
- Trường hợp diễn phải diễn cho giống, nếu không thì sẽ càng rơi vào tình huống thảm hại hơn là ngồi khóc nữa. Nếu nhắm không làm được thì thôi đừng làm.
- Phải chọn địa điểm thích hợp để “nghe điện thọai”, không xài địa điểm đường phố được (nhụt chết!), tốt nhất là nhà vệ sinh, hay một chỗ không người. Và nhớ đừng khóc lâu quá, nếu người đó đi kiếm thì hỏng bét! Luôn phải nhớ đây là trường hợp không nên khóc, cực chẳng đã mới phải ra ngòai khóc như thế này thôi!



Chú ý là các kế sách trên đây đều đã được thử nghiệm và chứng minh độ hiệu quả.



2 điều cần phải nhớ:



1/ Một nụ cười thật lòng (miệng cười – mắt cười) trong lúc còn nức nở đều là nụ cười đẹp nhất (rất khả thi khi muốn cưa đổ ai đó).
2/ Đừng áp dụng với người viết bài này, vì người đó đã đủ độ pro tới mức nhìn ra đâu là khóc thiệt đâu là khóc giả rồi ạ! Kakakkaka …






Hic... bản thân tớ thì tớ áp dụng cái thứ 2 nhìu hơn là cái thứ nhất.

Buồn - Mưa - và Buồn [1]

Làm như mưa có hẹn với cái sự buồn hay sao ấy. Cứ mỗi lần mưa đến là lại buồn …
Hôm kia, nhìn mưa, buồn vì … xăng lên giá. Ngậm ngùi, chắc từ nay giã từ chiếc Click, chuyển sang chạy Martin cho đỡ hao xăng. Mà lạ thiệt. Hồi đó, cái thuở còn nghèo, đạp xe suốt, thong thả đạp mà cứ thấy xe của mình phóng đi thiếu điều xé rách gió. Bây giờ, cong lưng, co giò đạp lấy đạp để, cắm cúi, gồng mình, dồn sức mà đạp, vậy mà đạp một buổi trời, chân cẳng mỏi rã rời, đầu óc quay cuồng, thấy mình đi được mới có … 100m! Lại chắc lưỡi, chắc do tuổi tác (!?!) …


Hôm qua, nhìn mưa, buồn vì … chia tay em iu. Hôm qua, vẫn còn thấy cái ví căng phồng, mấy ẻm nằm chen chúc, vậy mà hôm nay, cái ví lép kẹp đói rã rời, còn có bốn đồng xu lẻ, 3 đồng 2000 và 1 đồng 500. Thấy tức cười, chắc mình sắp lập kỷ lục, 6500đ, sống hết tháng! Thôi thì đành xin cơm mẹ vậy. Ra đường, có 6500 đồng trong túi, tự dưng tự tin lên hẳn, chen chúc khỏi lo bị rạch túi. Nhưng lại phải bỏ cái thói quen thấy cái gì đẹp đẹp cứ xán vào ngắm, thấy cái gì ngon ngon cứ xáp vào ăn, mà không biết trong túi còn bao nhiêu! Thở dài … Buồn!

Hôm nay, nhìn mưa, buồn vì … cái bài phân tích kinh tế hồi sáng của bố. Mỗi sáng mở mắt thức dậy, chưa kịp ngóc đầu ngồi dậy là bắt đầu thấy mình tiêu xài. Bộ đồ mặc mòn đi một chút, cái ra giường, mềm gối bẩn thêm một chút (tốn xà bông và điện để giặt), chưa kể, bữa nào con mắt nhức quá không chịu nổi thì phải đi nhỏ mắt – lại hao một giọt vrohto. Rồi ngồi dậy, hôm nào tưng tửng bật dậy, không khéo nó trật cột sống là phải hao salonpas, rồi bò xuống giường, mặt gạch lại mòn thêm một chút. Hao kem đánh răng, mòn bàn chải, tốn nước, tốn sữa rửa mặt, sau đó còn ừng ực một ly nutivita và một tô hủ tiếu nam vang! Ghê gớm! Quả là ghê gớm! Rùng mình …

Ngày mai, chắc có mưa tiếp, và chắc lại buồn tiếp. Mà đâu phải buồn cái gì lãng mạn cho xứng với cái bản mặt sầu não ruột đó. Nỗi buồn hao hụt tài chính! Thể nào cũng có đứa bảo : hâm đơ!

Nhưng buồn thế nào cho lãng mạn, chán thế nào cho nên thơ khi mọi thứ thời nay như thể các tiểu hành tinh xoay quay một cái trụ khổng lồ: tiền!

Buồn chứ! Khi sáng sáng, má dậy sớm cả tiếng đồng hồ để đi chợ mua đồ về nhà nấu cơm ăn để đỡ hao bốn tô phở. 60000đ chứ có phải chơi đâu!

Sầu chứ! Khi ba bấm bụng nhịn một lon bia, cười khà: thôi đi ngủ sớm, da đẹp mà khỏi sợ bụng bự.

Rầu chứ! Khi nhỏ em đánh ực bỏ qua hàng bánh tráng trộn quen thuộc, cất đồng 2000đ, lẩm nhẩm tính tóan: 2000đ nhân 7 ngày được tới 14000đ.

Xót chứ! Khi thằng nhóc 5 tuổi ngắm nghía say mê cây kiếm nhựa, nhưng lại lắc đầu nguầy nguậy khi má nó hỏi: mua không con? – Nhà có mà má.

Mưa buồn thật đó! Thấy không? Có phải là nỗi buồn khô cứng chút nào đâu.

Đất sét

Hôm qua tớ và mấy đứa em họ ngồi chơi đất sét.

Sáu miếng đất sét nhỏ, sáu màu khác nhau, trị giá 6000đ.
Đầu tiên, tớ nặn vò tròn viên đất sét, vò ba viên tròn xoe, xỏ qua một que đũa và hỏi nhỏ em tớ: kẹo hồ lô này, ngon không? Nó bật cười ha ha: ăn nó thì em đi súc ruột mất! Thằng em lại bảo: không, bị bắt nhốt vào bệnh viện tâm thần luôn, ai lại đi ăn đất sét bao giờ! Thằng nhóc nhỏ nhất ngồi thòm thèm: giá nó là kẹo thật … !
Tớ quyết định cán dẹp ba “viên kẹo” đó, ngắt thành từng viên nhỏ và nặn hình cánh hoa. Tỉ mỉ một hồi, một bông hoa nhụy vàng, cánh hồng, thân và lá xanh cũng hiện ra. Trông dễ thương phết! Tới nỗi nhỏ em vỗ tay: chị khéo tay quá, rồi đưa lên mũi ngửi ngửi, xong nó lè lưỡi: hoa gì mà … hôi quá! Tớ gãi đầu: chắc hoa … cứt lợn… Tụi nó lại cười ha ha: thôi gỡ ra, chứ để một hồi nó bết cục thì hết phân biệt được màu nào với màu nào. Thằng nhóc em an ủi tớ: nếu là hoa thiệt chắc nó sẽ đẹp và thơm lắm
Nhỏ em tớ ngồi cán dẹp miếng đất sét màu vàng, vo tròn miếng màu đỏ, kéo dài sợi màu xanh. Đặt vào đúng vị trí thì nó sẽ ra một khuôn mặt. Nó bảo: mẹ em đó, ha ha ha! Tớ cười nó: chị méc mẹ em cho coi, nặn mặt mẹ gì mà xấu quá! Nó lại cười: mẹ em thiệt mà, nhưng mà phải chi mẹ lúc nào cũng cười thế này thì tốt quá…
Thằng út mày mò mãi với miếng đất sét màu đỏ. Nó cứ cán dẹp ra rồi dùng khuôn hình hoa ấn xuống, các bông hoa rớt ra một cách dễ dàng. Nó khoe: em tạo được một vườn hoa rồi nè! Nhỏ em bảo: vườn hoa gì mà hoa nào cũng giống nhau! Tớ hỏi: sao em không dùng khuôn khác, có nhiều khuôn mà. “Nhưng chỉ khuôn này mới đẹp thôi!” – nó phụng phịu. Tớ nhìn cái “vườn hoa” của nó, giá mà có thêm vài bông hoa “không đẹp” thì hẳn các bông này đã đẹp hơn rồi, nhưng … ai hy sinh làm những bông hoa không đẹp?
Thằng em tớ nặn hòai không ra hình gì, bèn bày trò nghịch ngợm, nó xoe miếng đất sét màu vàng thành sợi, rồi cuốn tròn lại, khoe: con rắn nè, em đem đi nhát bà ngọai đây! Thằng nhóc nhỏ nhất nói: giống bãi phân hơn! Cả bọn lăn ra cười bò. Tớ bảo: nhưng vẫn đem đi nhát người khác được đấy. Nó gật đầu đồng ý, rồi ôm “bãi phân – con rắn” đó đem ra ngòai, dụ khị: ngọai xòe tay ra, con tặng ngọai cái này! Một giây sau, tớ nghe tiếng ngọai mắng: mồ tổ cha bây, chơi gì kì vậy! Và cả nhà lại cười phá lên… “Bãi phân” đã làm được điều mà “con rắn” chưa chắc làm được.
Nhỏ em tớ nặn đất sét, mà cứ như nặn những mơ ước cỏn con của nó… Một cái bánh mì xúc xích, một con búp bê tóc vàng, … và cả hình ảnh mẹ cứ mãi cười.
Thằng út thì chọn cách đơn giản và dễ dàng nhất để nặn đất sét: dùng khuôn. Nhưng nó chẳng bao giờ hài lòng với những tác phẩm của mình. Có lẽ nó còn quá nhỏ để biết con đường dễ nhất thường không dẫn đến kết quả đẹp nhất.
Thằng nhóc em thì lại thích thú vì: nếu thay đổi góc nhìn thì một con rắn thành một bãi phân, một cái mặt cười thành một cái mặt mếu, con chó sẽ thành … nhân sư! Và chưa chắc một tác phẩm thất bại là vô dụng!
Tớ thì lại khoái đất sét ở chỗ tớ có thể thao túng nó một cách tuyệt đối, bởi vì nó mềm, dẻo, mịn, và im lìm. Tự dưng tớ thấy tội nghiệp nó, suốt đời theo sự điền khiển của người khác, giá mà nó cứng một chút thì có lẽ nó đã có thể tự quyết định mình sẽ theo hình dạng gì


Dấu ba chấm

Hồi nhỏ khi học một bài thơ có dấu ba chấm, cô giáo dạy văn của tôi lý giải, đó là do tác giả muốn kéo dài câu thơ, hay muốn cho người đọc biết rằng "chỗ này tao ngắt ra, chúng bây cần phải đọc ngắt quãng".

Tôi cũng thích xài dấu ba chấm.

Tôi thường xài dấu ba chấm cuối câu thay cho dấu chấm tròn. Tại vì tôi không thích cái gì rõ ràng quá. Chấm tròn là kết thúc, hết rồi, có cố mấy thì cũng hết rồi, còn ba chấm nghĩa là còn nữa, chỉ tại tác giả không viết ra thôi. Ba chấm kết thúc câu của tôi, và mở ra một câu khác để người đọc tự viết tiếp.

Tôi cũng hay xài dấu ba chấm ở đầu câu thay cho một lời mở đầu. Tôi nghĩ, dấu ba chấm đủ sức nêu lên cái tâm trạng rối rắm không thành văn của tôi, hay tâm trạng yên tịnh đến mức không đủ sức lay động ra một chữ cái nào, hay hơn nữa, đang buồn đến mức không mở miệng nói đủ thành một tiếng nguyên âm.

Tôi cũng hay xài dấu ba chấm ở giữa câu, tôi cho rằng, dấu ba chấm là công cụ hay nhất để tôi nối dài câu, nối hai ý mà không cần một từ chuyển tiếp nào, để tôi chuyển ý mà không cần thông báo, câu văn trông vẫn có vẻ gọn gàng, êm xuôi và xinh đẹp.

Chat với bạn tôi, tôi cũng hay dùng dấu ba chấm. Ba chấm thay cho việc "miễn bình luận", ba chấm khi không biết nói gì, ba chấm thay cho một tiếng thở dài "haiz", và ba chấm để thay cho những điều tôi trót nghĩ, và không biết có nên phun ra thành lời hay không.

Dạo này tôi vẫn dùng dấu ba chấm, nhưng lại với mục đích khác. Đó là khi tôi không biết dùng từ gì để điền vào chỗ trống trong câu, và dấu ba chấm làm cho người khác tưởng rằng tôi đang suy nghĩ nhiều lắm, tôi bí ẩn lắm, tôi phức tạp lắm. Mặc dù, dấu ba chấm đó rõ ràng chỉ dùng để thay cho sự ngu ngốc về từ vựng của tôi. Quả là mỉa mai!

Người ta cố tìm chữ để điền vào dấu ba chấm của tôi khi tôi nói "tôi nghĩ bạn rất ... mà thôi ..." Tôi gieo vào lòng người ta một chút hy vọng và một chút sợ hãi, làm người ta tò mò, thắc mắc, đến mất ăn mất ngủ. Giá mà người ta biết tôi chỉ vô tình trút ra câu nói "tôi nghĩ bạn rất" nhưng lại quá ngu ngốc để biết mình đang nghĩ cái gì, nên điền vào đó cái dấu ba chấm.

Trong lòng tôi cũng có nhiều dấu ba chấm. Đó là khi tôi thở dài bỏ cuộc, trong hành trình tìm một ý nghĩa riêng cho một sự kiện nào đó, hay khi nghĩ hoài mà nghĩ không ra, hay tệ hơn, lúc tôi không biết chính mình đang nghĩ cái gì, đang muốn cái gì. Như thể tôi vo tròn cảm xúc của mình, rồi tung một cú đá nó văng đi xa thật xa, thế vào đó bằng cái dấu ba chấm tưởng rằng có nhiều ý nghĩa, nhưng thực ra thì lại rỗng tuếch. Rồi khi nghĩ ra, tôi lại lo. Nếu cứ đá văng cảm xúc của mình như thế này, thì sớm muộn gì tôi cũng trở thành một cái bong bóng, căng phồng mà bên trong lại chẳng có gì. Thế thì cái sự tồn tại của tôi là cực kỳ mong manh, có thể vỡ bất cứ lúc nào. Thế thì tôi sống vô nghĩa quá.

Tôi sẽ cố gắng không lạm dụng quá nhiều dấu ba chấm nữa. Trong bài viết. Và trong cả cuộc đời tôi.

Cảm nghĩ "xin lỗi - em chỉ là con đĩ"

Cảm nhận về "Xin lỗi - em chỉ là con đĩ"

Ban đầu, khi đọc tựa, tớ tưởng đây là câu nói của nhân vật chính - con đĩ. Nhưng đến cuối truyện, thì tớ phát hiện ra hóa ra đây là câu nói của nhân vật thực sự chính - người kể truyện, một thằng con trai.

Đầu tiên, tớ phải nói trước rằng đây không phải truyện đầu tiên của Tào Đình mà tớ đọc, truyện đầu tiên là "Lỡ tay chạm ngực con gái" kìa, và có rất nhiều người khuyên tớ nên đọc truyện này, vì nó hay lắm, vì nó rất là cảm động, và vì ... vân vân ...

Khi đọc "Lỡ tay chạm ngực con gái", tớ cảm thấy rất dzui dzẻ, vì truyện - theo trí nhớ của tớ, hòan tòan chỉ có tác dụng "giải trí", nên đọc xong là tớ quên sạch. Cũng tốt, rất là nhẹ óc.

Khi đọc "Xin lỗi - em chỉ là một con đĩ", tớ - một lần nữa, đọc xong là quên sạch, mặc dù lần này không dzui dzẻ như lần trước.

Cái ý nghĩ đầu tiên của tớ là "xã hội Trung Quốc khủng khiếp đến như vậy sao?" Xin đừng hiểu lầm, tớ không phàn nàn, hay chê bai, chỉ trích gì nhân vật "con đĩ" cả. Tớ đang nói về cả một hệ thống xã hội, tớ không biết Việt Nam có cảnh đó không, vì tớ rất thiếu kinh nghiệm, sống không đủ để trải nghiệm hết mọi thứ, nên tớ mới có cái thắc mắc ngu xuẩn: "có phải là vì không còn lựa chọn gì ngòai việc chọn nghề đó, để kiếm ăn, để nuôi con, để sống?"

Có lẽ bản thân tớ còn phản bác chính tớ khi hỏi câu ấy. Mình có phải người ta đâu mà mình biết, thậm chí cho rằng có thể rằng là vì họ không đủ vững vàng để chọn nghề khác, họ không đủ vững vàng để dứt ra khỏi cái nghề có thể cung cấp cho họ cuộc sống đầy đủ. Và "không vững vàng" thì không đáng trách cho lắm.

Nhưng đọc đến cuối thì tớ bị shocked thật, shocked nhẹ nhẹ thôi, nhưng cũng shocked. Bạn tớ nó bảo đọc khúc cuối nó khóc và thương cho nhân vật "con đĩ", nhưng tớ đọc đến khúc đó thì đầu óc rối bời suy nghĩ, chẳng thể nào cảm động nổi. Tớ tự hỏi tại sao Hạ Âu phải làm như vậy chỉ để nhân vật nam đó được thăng tiến vèo vèo trong nghề nghiệp? Tại sao Hạ Âu phải giấu cậu ấy về việc đứa con? Tại sao không làm một việc đơn giản là nói thật? Tại sao phải bỏ đi, tại sao...?

Có một câu truyện kể rằng: Hai vợ chồng nọ sống với nhau rất vui vẻ, hằng năm đến mùa hè ông lão trồng cải để cuối thu, ông thu họach cho bà lão muối cải, cứ như thế từ năm này qua năm khác.
Đến gần cuối đời, khi ông lão đã mất, bà lão mới tâm sự với đám con cháu mình: thật ra ta không thích muối cải, nhưng vì ông ấy thích trồng cải nên ta năm nào cũng muối để ông ấy được vui.
Lúc này một đứa cháu mới nói rằng: Ô thế thì lạ quá! Vì ông ngọai cũng bảo rằng không phải vì ông thích trồng cải, mà vì bà thích muối cải nên ông mới trồng!

Có thể bạn thấy câu truyện là cảm động vì tình cảm họ dành cho nhau quá lớn, nhưng tớ thì tự hỏi: tại sao họ không nói thật với nhau?

Bạn có thể lý giải rằng họ không muốn làm đối phương buồn, và bạn gọi đó là tình yêu. Nhưng, tớ tự hỏi: sống hết mình cho người mình yêu thì liệu chăng đó là cách tốt nhất cho họ hạnh phúc?

Tớ không trả lời được câu đó. Vì tớ nghĩ rằng, hai người yêu nhau, họ đều muốn làm cho đối phương hạnh phúc, thậm chí hy sinh chính bản thân họ, nhưng liệu người kia có thật sự hạnh phúc với điều đó?

Ví dụ: tớ yêu anh X., và anh X. yêu tớ, chúng tớ đang hạnh phúc thì một ngày nọ, một con thằn lằn bảo rằng một trong hai người phải nạp mạng cho nó, thế là vì yêu, tớ hy sinh mạng sống của mình để anh X. được sống. Bạn có gọi đó là tình yêu? Chắc là có, vì bạn không thấy anh X. ấy sống như thế nào khi thiếu tớ.

Bạn có biết: người đau đớn nhất không phải là người ra đi, mà là người ở lại chịu nỗi đau mất người kia. Trong trường hợp của tớ, giải pháp tớ chọn "tớ chết thay anh X." nghe qua thì có vẻ là giải pháp tốt, là tớ cao thượng, là tớ hào phóng, là tớ yêu hết mình... và nếu anh X chấp nhận thì ảnh thật là hèn mọn, .. vân vân.. nhưng hãy xét lại xem. Tớ chết rồi, thì tớ xong rồi, cùng lắm thì đau đớn một tí về thể xác khi bị thằn lằn cắn. Nhưng còn anh X., anh ấy yêu tớ đến thế, thì khi tớ chết, anh sẽ gặm nhắm nỗi đau tinh thần trong suốt quảng đời còn lại. Ai đau hơn ai? Và ai yêu ai nhiều hơn?

Bạn có thể đang tự hỏi: thế không lẽ giành nhau ở lại mới là yêu nhau?

Không, bạn à, ý tớ không phải như thế. Mà là, chọn giải pháp không đơn giản như bạn nghĩ, hậu quả cũng không đơn giản như bạn nghĩ. Yêu là mong cho người ta được hạnh phúc, và khi chính bản thân mình hạnh phúc sẽ làm cho người ta hạnh phúc, thì mình nên hạnh phúc bạn à.

Còn cách giải quyết ư? Tớ nghĩ: hai đứa tớ (tớ và anh X.) sẽ cùng nhau đập chết con thằn lằn, thay vì quyết định xem ai sẽ nạp mạng cho nó.

Nói chung ra, ý tớ là chúng tớ sẽ cùng nhau đối mặt, chúng tớ sẽ cùng nhau sống hoặc chết, và chúng tớ sẽ cùng nhau gánh chịu hậu quả nếu không giải quyết nổi. Tớ sẽ không bắt anh X. ở lại một mình, và càng không bắt anh ấy chết, mà sẽ ở cùng anh ấy trong mọi trường hợp. Tớ hạnh phúc thì anh ấy cũng sẽ hạnh phúc. Và anh ấy hạnh phúc thì tớ cũng vậy.

Đó là ý kiến của tớ, theo cái mớ kinh nghiệm ít ỏi mà tớ lượm lặt trong 20 năm sinh sống: đừng bắt người khác hưởng cái hạnh phúc trên sự hy sinh của mình!

Trở về với câu truyện. Hạ Âu làm mọi điều vì người mà cô ấy yêu. Điều đó thật là đáng quý. Nhưng, tớ tự hỏi, liệu người đó có hạnh phúc khi Hạ Âu làm điều đó? Nếu anh ta không hề có tình cảm gì với cô ấy, thì điều ấy đúng, rất đúng, nhưng đằng này, anh đau đớn đến vỡ nội tạng khi nghe sự thật. Và trong nửa đời còn lại, liệu anh có sống yên ổn, anh có tiếp tục làm giám đốc chi nhánh cho lão già đã hại Hạ Âu, anh có vui vẻ bên vợ, và gia đình anh có thật sự hạnh phúc khi anh biết mình nợ cô quá nhiều?

Hạ Âu ôm về mình đau khổ để nhìn mẹ và người con trai cô ấy yêu hạnh phúc. Nhưng chưa bao giờ cô ấy tự hỏi: họ sẽ thấy như thế nào nếu biết sự thật?
Tớ không hề bảo cô ấy ích kỷ hay gì gì đó, vì tớ biết hòan cảnh hình thành ý nghĩ, và ý nghĩ thiết lập nên hành động. Vì cô ấy sống quá lâu trong cái môi truờng ngột ngạt chưa từng được yêu thật sự, nên cô ấy không biết ý nghĩa thật sự của hạnh phúc, ngỡ mẹ cô sống trong vật chất đầy đủ là hạnh phúc, ngỡ anh ấy sống trong môi trường vật chất là hạnh phúc, ngỡ rằng cô không có vị trí gì.

Cảm giác của tớ chỉ dừng lại ở đó. Không thêm, không bớt, mà cũng không đủ cảm nhân vật để mà đau.

Chắc là vì ... tớ quá khác.

À, tớ không muốn đưa link tải, vì tớ thấy bỏ tiền ra mua một cuốn sách có lợi hơn nhiều so với việc dán mắt vào màn hình mà đọc, thứ nhất là vì tớ tôn trọng cái gọi là "quyền tác giả" (một thứ tôn trọng nửa mùa thôi), và tớ không muốn các bạn bị cận.

Họa Bì

Hôm nay tớ xem được phim "Họa bì" và coi xong cuốn truyện "Xin lỗi - em chỉ là một con đĩ". Nói ra thì xấu hổ thật vì nó đã có từ đời kiếp nào rồi mà bây giờ tớ mới đọc, mới xem, ... Hôm trước thì tớ mê mẩn bài "Cô gái đến từ hôm qua" mặc dù bài đó đã gần như trở thành out-of-date rồi. Tớ chậm nhỉ!

Nhưng mà, thiết nghĩ, chậm còn hơn không. Ít là là "chậm mà còn biết nghĩ" còn hơn là không (không biết hay không nghĩ thì... tùy!)

Cảm nghĩ về "Họa bì" :

"Họa bì", thực ra là theo một trong những truyện trong "Liêu trai chí dị", kể rằng như thế này: anh Vương Sinh một hôm đang làm chuyện gì đó (tớ hok nhớ, sr!) thì gặp một cô gái cực kỳ xinh đẹp xưng tên là Tiểu Vi, con nhà nghèo bị bán làm tì thiếp trong một gia đình giàu có, bị vợ cả đánh đập quá nên chịu không nổi, trốn đi.
Vương Sinh lấy làm thương hại, (cộng thêm cảm động thì cô ấy quá chi là xinh đẹp) bèn đem về nhà làm thiếp, ngày đêm ân ái.
Đến một ngày thì vợ của Vương phát hiện ra cô ta là yêu quái, dung nhan thực ra rất ghê gớm, cái vẻ đẹp bề ngòai chẳng qua là cái lốt lâu lâu phải cởi ra vẽ lại.
Cô ta sau khi bị lộ, bèn ăn luôn trái tim của Vương Sinh rồi bỏ trốn.
Vợ của Vương Sinh bèn nhờ một đạo sĩ cao tay giết con yêu quái rồi cứu sống Vương Sinh.

Đó là cốt truyện (thật ra là tớ đọc đựơc tóm tắt thía thôi, chứ bản gốc thì chưa kiếm ra), nhưng qua bàn nhào nặn thêm mắm muối của đạo diễn Trần Gia Thượng, nó trở thành như thế này:
Vương Sinh là tướng quân - trong một lần đánh đồn giặc đã cứu được Tiểu Vi (yêu quái đột lối thiếu nữ xinh đẹp).
Đem Tiểu Vi về nhà nuôi, trong lúc "được" Vương Sinh cứu, yêu quái Tiểu Vi đã yêu luôn chàng ta, và khi về nhà thì rắp tâm hãm hại vợ của Vương Sinh là Bối Dung để giành ngôi "hòang phu nhân".
Bối Dung nghi ngờ Tiểu Vi là yêu quái nên nhờ Vương Đông (anh em của Vương Sinh, vốn là người ái mộ Bối Dung nhưng vì Bối Dung chọn Vương SInh nên chàng ta bỏ đi du ngọan giang hồ) về điều tra.
Vương Đông quen một nữ đạo sĩ trừ tà.
3 người đó (Dung, Đông, đạo sĩ) đều tin rằng Tiểu Vi là yêu ma, song không chứng minh đuợc.
Bên cạnh đó, Tiểu Vi có một tay thân tín hết mực yêu mình là một thằng nhền nhện (không có tên).
[trời ơi, kể tới khúc này tớ mệt quá, yêu chi mà lắm thía không biết]
Bối Dung biết chồng mình là Vương Sinh cũng thầm yêu trộm nhớ Tiểu Vi, mà Tiểu Vi cũng thía, nên rất đau lòng, định bụng sẽ tác hợp cho hai người mặc dù Vương Sinh nhất mực đòi tuân thủ "1 vợ 1 chồng", nhưng chưa kịp làm gì thì Tiểu Vi hiện nguyên hình cho Bối Dung coi.
Sau đó, vì quá khiếp sợ mà Bối Dung đồng ý uống thuốc độc, tự công nhận mình là yêu ma để Tiểu Vi cưới Vương Sinh và không giết người nữa! (??!)
Tuy nhiên, Vương Sinh - thậm chí khi biết vợ mình là yêu quái, cũng vẫn nhất mực không chịu cưới Tiểu Vi, chàng ta giết vợ rồi tự sát.
Tiểu Vi quá đau lòng, [trước đó nàng ta đã đuổi tên nhền nhện đi vì tên này đòi mưu sát Vương Sinh], bèn rút hết ngàn năm thiên khí của mình ra để cứu sống Vương Sinh, tên nhền nhện ngăn cản, quýnh qua quýnh lại, cuối cùng tên nhền nhện bị chết, trước lúc chết còn gọi tên Tiểu Vi.
Rồi Tiểu Vi cũng chết, gom hai cái thiên khí lại, cứu sống hết mọi người.
Cuối cùng, vợ chồng Vương Sinh sống lại, binh sĩ sống lại, Vương Đông và nữ đạo sĩ sống lại quyết định đi du ngọan cùng nhau.
Hết phim!

Mệt quá... kể xong mệt quá!

Cảm nhận của tớ: truyện - tớ không thấy cái gì là hấp dẫn, cứ cho là cái tên Họa Bì có ý nghĩa rằng đừng đánh giá người qua bề ngòai (tưởng đẹp thía hóa ra yêu quái đấy!] thì cốt truyện không có gì nổi bật. Nhưng có vẻ là ý nghĩa nhất trong Liêu trai ấy, vì nhiều nhà làm phim đã làm phim phỏng theo rồi, thêm vào đó, hôm qua đi đọc ké vài truyện Liêu Trai, tớ thấy ... nhạt quá mạng!

Chuyển qua thành phim: hình như đạo diễn này quá tham lam, vừa muốn làm phim hành động (đánh đấm lọan xạ), vừa muốn làm phim tình cảm (quá trời chuyện tình yêu, tính ra là đến 5 cặp: Vương Sinh - Bối Dung, Vương Sinh - Tiểu Vi, Tiểu Vi - nhền nhện, Bối Dung - Vương Đông, Vương Đông - đạo sĩ), vừa muốn làm phim kinh dị (cái cảnh Tiểu Vi lột da ra), vừa muốn làm phim nóng (những cảnh ân ái), vừa muốn làm phim thám tử (lúc đi điều tra), vừa muốn làm phim võ trang (Vươgn Sinh là tướng quân) ... nên giống như một món canh mà cho vô quá nhiều gia vị, đâm ra chúng nó chỏang nhau, không đến nỗi khó nuốt nhưng chẳng có cái gì cho ra hồn thực sự cả.
Xem xong không thấy cảm giác gì cả. Đạo diễn ý muốn làm một bài học về tình yêu, nhưng xem ra thất bại rồi... ít nhất là với tớ, vì tớ chẳng có cảm giác gì về cái "bài học" này cả, tớ thà ngồi coi cải lương, vở "thằng niểng và con lượm" còn cảm thấy chất tình nó trong trẻo mà ý nghĩa hơn.

Điểm cộng: cảnh đấm đánh cũng khá là... kỳ dị, bay như chim! thêm Châu Tấn xinh ơi là xinh (vai Tiểu Vi á). Hết, 2 diễn viên nam chính xấu òm, tạo hình Triệu Vi cũng hok có gì nổi bật.

Lời khuyên của tớ (ai nghe thì nghe - hok thì thôi :D) dư thì giờ thì xem, không thì thôi, không luyến tiếc.

Đọc - Cười - và Nghĩ

Nếu bạn thích thì hãy suy nghĩ - còn níu không, cứ coi như truyện cười đi! Vì dù sao thì bạn cũng phải cười cơ mà! Cheers!


Một chàng trai hỏi anh bạn đồng niên bên hàng xóm: - Sao tớ chỉ thấy cậu đi viếng đám ma mà chẳng bao giờ thấy đi dự đám cưới. - Vì trong tang lễ, người ta không bao giờ hỏi “Còn khi nào thì tới lượt anh”.

-------------------------------------------------------------------------------------------
Vì tình hình nắng hạn quá nghiêm trọng, một ông mục sư triệu tập khẩn cấp buổi lễ cầu nguyện Chúa trời để cho mưa xuống. Đó là một ngày trời quang đãng không gợn chút mây, khi giáo dân trong vùng đã đến đông đủ, ông mục sư mới bước lên bục. Nhìn quanh một lượt, ông gay gắt hỏi đám đông: “Tất cả chúng ta đều biết tại sao chúng ta lại đến đây. Điều mà ta muốn biết nhất là tại sao các con biết lý do rồi mà không một ai trong số các con mang theo ô?”

-------------------------------------------------------------------------------------------

10/25/2008

Gió

Sóng bắt đầu từ gió - Gió bắt đầu từ đâu?
Photobucket
Đối với tớ. Gió bắt đầu từ cái quạt của ngọai. Mỗi trưa vắng mẹ, tớ nằm lăn lóc khóc ngặt trên bộ ván gỗ hừng hực nóng, ngọai vừa quạt vừa ru khẽ. Lời ru và ngọn gió mộc dỗ yên giấc ngủ non. Mãi sau này, tớ mới biết ngọn gió mộc ấy là thế lực duy nhất đủ sức đánh bật những cơn giật mình gẫy giấc, thứ bám riết lấy mọi giấc mơ của tớ, từ ngày đó đến bây giờ.
Photobucket
Đối với tớ. Gió bắt đầu từ cây quạt máy màu trắng nhỏ xíu cũ kỹ mà ba má phải tích góp tiền mua. Người ta bảo "của nào giá nấy". Nhưng cây quạt nhỏ đó giá rẻ mà lại đi theo tớ rất lâu, rất rất lâu, đến tận khi nhà tớ có quạt nước thì nó vẫn chạy được, trong khi cây quạt nước thì lại cháy tanh bành trong một bữa cắm nhầm ổ điện. Tớ không biết, Có thể là vì kẻ không có gì để mất sẽ để sống hơn người sợ mất nhiều thứ, giống như sức sinh tồn của kẻ nghèo luôn mạnh hơn người giàu vậy.
Photobucket
Đối với tớ. Gió bắt đầu từ cái phong linh treo cửa sổ mẹ tớ cầu cho con mình học thật giỏi. Mỗi lần đi ngang qua cửa, gió hát chào tớ. Nhiều lần không nghe phong linh hát, tớ nhớ gió đến nao lòng. Từ gió, tớ tập yêu mưa, yêu nắng, yêu thiên nhiên, tập xót xa khi thấy một cành hoa gẫy, nao lòng vì một ánh nắng cô độc trót lọt vào cái hốc tường, đau vỡ lòng cho một hạt mưa tan nát...
Photobucket
Gió tồn tại để cánh diều phình bụng no căng, vi vu tiếng sáo trong chiều huy hòang nắng. Gió tồn tại để xoay tròn chong chóng giấy màu sặc sỡ, tươi nguyên nụ cười trẻ con non nớt đến tròn vo. Gió tồn tại để đem cất giọt mồ hôi mặn đắng.
Gió chở mây trôi lãng đãng trên sông trời.
Gió chở mặt trời về cuối ngày tắt nắng.
Gió chở trăng du ngọan trong cuộc hành trình đêm.
Gió vô hình để tự tô mình thật xinh trong vòng quay chong chóng. Gió vô định chở hồn ai trôi lang thang trong buổi chiều tà. Gió là của mọi người, song lại chẳng là của ai cả. Gió yêu quá nhiều người, đến nỗi người ta bảo gió chỉ yêu bản thân mình.
Photobucket
Khát lắm một chiều lộng gió.
Mei. Powered by Blogger.
© Moonland 2012 | Blogger Template by Enny Law - Ngetik Dot Com - Nulis