12/29/2016

các sự kiện 2016

Các sự kiện xã hội được mình ghi nhận từ facebook:

- Tháng 2 thì FB đa dạng hóa cái nút like thành từa lưa hình, tới cuối năm thì mấy cái lừa tưa đó trở thành một xu hướng để chơi poll luôn, dân mạng đỉnh vãi.
- Cuối tháng 2 thì Leonardo Di Capipro đã thắng Oscar sau bao nhiêu năm trượt vỏ chuối.

- Tới tháng 3 thì cái dịch Mì Cay bùng nổ.
- Giữa tháng 3 thì BigC bán thân, tưởng Aeon mua, ai dè cuối cùng rơi vô tay Trung Quốc, sau đấy Trung Quốc mua tiếp Syngenta, sau đó Trung Quốc mua tiếp Lazada.
- Cuối tháng 3 thì nạn Xoài Lắc xâm chiếm Sài Gòn, kéo theo sau đó là mọi thứ bắt đầu lắc, hết trái cây như Cóc thì tới đồ ăn kì cục như Bánh Gạo, thậm chí là Cơm...

- Đầu tháng 4 thì vụ án Thu Minh tiền tỉ nổ ra tưng bừng trên mạng. Kèm theo đó là phim Vòng Eo và ôi thôi người ta ném đá quăng kẹo đủ cả.
- Giữa tháng tư thì bùng lên vụ Công An đánh người bán hàng rong.
- Cuối tháng 4 thì cá chết.

- Đầu tháng 5 thì Civil War lên sóng và tự dưng cái team Cap và team Iron chửi nhau quá xá.
- Cũng đầu tháng 5 thì mọi người kéo nhau đi biểu tình cá chết, sự kiện nổi bật nhất là một bà mẹ dẫn con gái mình theo và cô bé suýt bị đánh, còn bà mẹ thì bị đánh chảy máu luôn.
- Giữa tháng 5, chuẩn bị có bầu cử thì facebook bị chặn, cứ mỗi thứ bảy chủ nhật thì chặn phát đứng luôn, ultrasurf và hotspot shield lên ngôi
- Gần cuối tháng 5, facebook đi theo đít ông Thăng, tới giờ thì tịt rồi
- Ngày 23/5 thì chuyện thai cử trổ hoa, kèm theo rất nhiều shit chó
- Cũng tháng đó, Cannes nổ ra, và báo chí VN nổ tưng bừng theo, xách váy cho mấy người tự xưng là diễn-viên mua slot qua Cannes để trình diễn cái thời trang kì dị (ai chứ mình nhìn vô cái bộ váy tôm cá của cô Angela Phương Trinh chỉ thấy xấu và kì cục)
- Cũng trong tháng đó, anh Obama qua thăm, fan cuồng xếp hàng đứng đợi đón hú hét, tới hồi ảnh về thì cản đường cản lối, mình bị tắt đường 1 tiếng
- Vẫn trong tháng đó (oimeoi tháng gì nhiều sự kiện vãi nồi), URC bùng ra. Giờ thì để biết coi URC là cái gì thì phải đi ấy =)) kèm theo keyword Panama
- Và đến cuối tháng thì vụ án Phan Anh trở thành tâm điểm dư luận, nhờ đấy anh đẹp trai nổi tiếng hẳn, tiền đăng status quảng cáo fb lên hẳn, và đỉnh điểm là cuối năm anh quyên góp tiền thì một phát mười mấy tỷ
- Trong lúc này Vietlott đang manh nhe

- Tới đầu tháng 6 thì dư luận chạy quanh anh kia viết bài "đàn ông 28 tuổi không có 500tr thì vứt đi", sau đó một anh khác đáp trả lại bằng bài viết hài hước nhất quả đất "phụ nữ 28 tuổi mà hộ chiếu chưa đi 8 nước thì vứt đi", mình âm mưu lên báo viết 1 bài "buê đuê 28 tuổi mà không có 500 cái quần thì vứt đi"
- Đà Nẵng bị chìm tàu trên sông, người ta lên án từ bộ Giao Thông Vận Tải đến bộ Giáo Dục... chẳng ai nói công tâm một câu, giờ đi phà thì nhớ mặc áo phao nha mấy đứa.
- Từ điển Việt Nam ghi nhận thêm từ "thả thính", tới cuối năm thì "thính" trở thành món ăn quen miệng
- Aiden Webb mất ở núi Phan-Xi-Phăng
- Christina Grimmie bị bắn, cô mất
- Euro - và sự trỗi dậy hùng hậu của mấy team lép vế, cụ thể là Wales và Iceland, tự dưng đi phà phà vô vòng trong luôn
- Một gay bar ở Orlando bị xả súng, rất nhiều người chết
- Taylor Swift và Tom Hiddleson yêu nhau

- Tới tháng bảy thì Pháp lại bị khủng bố dội bom, Brexit, mấy nghệ sĩ TQ share đường lưỡi bò, Venezuela rơi vào cảnh cùng cực, không có thực phẩm, vượt biên chỉ để mua thực phẩm
- Gameshow The Face, và một loạt page hình thành, đá và kẹo bay tứ tung
- The Cursed Child ra lò - tới tận bây giờ thì mình cũng không có đọc là biết sao rồi đó
- Cuối tháng 7 thì bão ập vô miền Bắc, VNA bị hacked

- Qua đầu tháng 8 thì Sơn Tùng đạo nhạc bài We Don't Talk Anymore

- Qua đầu tháng 9 thì chung kết The Face Vietnam, và Taylor chia tay Tom
- Vụ án xe tải giúp xe khách chặn tốc độ sau khi mất thắng, sau đó sự thật trần trụi bị bóc ra, và mình như là bị đấm vô mặt
- Giữa tháng 9 thì có vụ án chiếc xe máy chở xác người từ bệnh viện về thôn làng xa xôi, sau khi ngập ngụa trong mớ nước miếng và nước mắt của cư dân mạng thì mọi sự vẫn cứ thế, như thường lệ
- Cuối tháng 9 thì nam thanh niên đăng đàn kêu gọi mọi người like để trình diễn màn thiêu thân trong biển lửa, và mọi người hăng hái like lấy like để
- Cũng cuối tháng 9, bác xích lô chở tôn đi giao cứa cổ chết mất một em nhỏ
- Trong lúc đấy thì bài PPAP nổi lên rộn rã mà mình éo hiểu tại sao
- Apple update Ios mới, vứt mie nó cái thanh slide

- Tháng 10, dân VN rần rần vì bầu cử tổng thống Mỹ
- Giữa tháng 10, Phan Anh huy động thành công mười mấy tỉ để đi cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung (mà lũ lụt là do nhân họa chứ không phải thiên tai nha)
- Cuối tháng 10, cư dân mạng tuyên bố tẩy chay Masan vì chơi tró - bản thân là một đống hóa chất mà dám đi cười người ta xài thạch tín tự nhiên
- Cũng cuối tháng 10, anh trưởng thôn trưởng làng tự dưng bị cư dân mạng bêu đầu sau khi bị đám lều báo bêu xấu vụ đến đòi lại tiền từ thiện từ nhà dân
- Society Game debut

- Đầu tháng 11, Donald Trump đắc cử làm tổng thống Mỹ, thực ra lúc đó phản ứng thấy ghê chứ giờ cũng ok rồi
- Tháng 11 mình post status ít nên thành ra có lẽ là không có gì nổi bật

- Tháng 12 thì Minh béo về nước, dân mình lại có dịp choảng nhau vì người thì tha thứ và mở rộng vòng tay, người thì quyết tâm tẩy chay và lên án luôn mấy người đang đòi tha thứ, vụ này kéo dài đến tận cuối tháng. Mình thì chỉ nhún vai, một diễn viên chưa bao giờ nổi lên (trong thẩm mỹ của mình về nghệ thuật) và đang chìm, ước gì dòng đời để cho anh ta chết vì chính cái điều chìm nổi trong quy luật thị trường đó, thay vì lềnh phềnh giữa chốn dư luận
- Và kéo theo đó thì chắc chắn là lượt xem phim Hope cũng tăng vùn vụt, rồi cả bộ trưởng cũng phát ngôn tuyên bố, rồi cả những người mình follow của tuyên bố phát ngôn (100% là kiên quyết tẩy chay). Mình thì im, vì, chỉ là một diễn viên thôi mà?
- Và bực nhất là mấy trang mình theo cũng post toàn bài nghiên cứu ấu dâm. Mình be like O,O okay fine, đợi qua cơn bão này mình quay lại
- Trấn Thành và Hari Won cưới nhau, nghe con Fu kể thì Noo chính thức có bạn trai, ahjhj, dù bạn trai xấu hoắc
- Theo phân tích chính trị thì những động thái mới nhất của tổng thống Trump cho thấy ông này bài Trung Quốc rất dữ, và dân tình nghe vậy thì thấy khoái quá

Vậy thôi đó.

12/20/2016

Bạn bè 2016

Mình nhìn lại năm 2014, thấy có cái tóm tắt quá sức hoành tráng, trong khi 2015 thì vẻn vẹn một bài. Mình nghĩ, năm nay mình sẽ cố gắng mà hoành tráng để bù lại cho việc nguyên năm có hơn 30 bài post...

Lý do chủ yếu của chuyện có hơn 30 bài post (bằng 1/3 so với những năm nhiều chuyện) là vì mình mới lập 1 cái facebook mà ở đó mình nói cái quái gì cũng được. Nên mình nói nhiều bên đó, cho nhanh ấy mà. Mình sẽ lôi chúng nó qua đây, vì để bên đó mỗi lần muốn đọc lại phải load thấy mie luôn.

Mình lập post rồi, có điều vì nói-trước-bước-không-qua, nên mình không có dám post sớm. Giờ mình post tình hình của bạn bè so với mấy năm trước thôi.

Con Soul đã chuyển từ trạng thái phỏng vấn đi Úc đoàn tụ với chồng thành trạng thái chồng đi về VN đoàn tụ với nó. Nó vô được một công ty HQ, mới đầu hớn hở xúng xính cho là tất cả mọi người đều vui vẻ và sếp thì cưng nó lắm. Sau thì thành tình trạng mọi người đều ghét nó nhưng sếp vẫn cưng nó lắm và nó còn tính bày kế để sếp đuổi con nhỏ mà nó ghét. Cuối cùng - như mọi lần, té ra mọi người ghét nó và sếp cũng éo có cưng yêu gì, và nó là đứa đầu tiên tự nộp đơn xin nghỉ việc trong công ty. Trong thời gian chuyển giao thì nó bảo có sếp mới vô và sếp mới này cưng nó lắm. Nhưng với cái câu chuyện - "bà này giỏi lắm, mấy chỗ kia mời lương mấy chục ngàn đô mà không làm vì bả ghét sếp, chuyển qua đây là lương ngàn đô thôi" thì mình thấy nhảm nhí rồi đó. Con nhỏ cả tin. Có đồ điên mới bỏ chỗ làm lương chục ngàn đô qua chỗ làm lương ngàn đô - mà còn nói là giỏi.

Con NY thì vẫn cứ bí ẩn như vậy. À, nó lấy nhà rồi, khu E ở Bình Dương, nó cũng sắm sửa đủ cả cho cái nhà của nó - dĩ nhiên là trừ cái bếp. Con nhỏ ăn toàn khoai lang luộc và mì gói nên thiết nghĩ cũng chẳng cần mua sắm gì, có 2 lần bọn mình xuống nhà nó ăn, nó chia cho bọn mình đứa thì cái chén khuyến mãi, đứa thì cái chén giấy, nó thì ăn trong cái tô to như cái chậu. Nó đã nghỉ chơi một ông hợp tác với nó, bởi vì ông này mê sò điệp - cái thứ nhập về 1kg xuất ra thành 2kg (1kg là chất hóa học giúp bơm phình sò điệp), nó thấy ổng bất nhân hám lợi quá, nên bỏ ra riêng. NY là một đứa tính tình ngược hoàn toàn với con Soul, nó dứt khoát cái rụp, làm trước khi kịp thông báo cái gì. Còn Soul thì thông báo rất nhiều, nhưng ếu có làm được bao nhiêu.

Còn Fu. Năm nay là năm của Fu. À, ý mình là, theo mình thì năm nay là năm thất bại của nó. Nó nhảy việc nhiều đến nỗi mình đã hình thành nhận định là Fu éo có năng lực gì ngoại trừ chuyện nổ bung bét lên. Chịu, nó được dạy bởi cậu nó, thành ra năng lựa tốt nhất của nó là giao tiếp và thuyết phục người khác và tự tin rằng mình đẹp lộng lẫy. Nhưng chuyện đáng chú ý nhất là người đàn ông supposed-to-be-bồ của nó mấy năm trước đã chính thức có bồ - dĩ nhiên là không phải nó, và nó cũng có ngay một thằng bồ khác mình không có biết là đào ở đâu ra nhanh vậy. Nó bảo nó với thằng đó giờ về sống chung rồi và nó dự định không tổ chức đám cưới và không có con. Mình nhớ hồi xưa có lần nó thao thao rằng nó sẽ xăm lên mình nó ngày sinh của con nó vì đó là thứ duy nhất có ý nghĩa. Còn bây giờ nó bảo nếu lỡ có thai nó sẽ phá, và đòi xăm đại cái hình nào đó cho đẹp. Mình muốn vỗ vai nó và nói rằng, mày già rồi, ngưng trẻ trâu đi mà. Nhưng kệ nó, Fu y chang con vẹt, nó nhìn thấy ai làm gì thì nó sẽ bắt chước làm theo cái đó. Hiếm có cái nào tự nó nghĩ ra tự nó làm.

Hồi đầu và giữa năm thì bọn mình thân thiết lắm. Ý là mình và Fu. Nó nhảy công ty mới (và nghe đồn là tự mở công ty) nên có nhiều project, nó hay hỏi ý kiến của mình về các project của nó, và thi thoảng thì mình phụ nó dịch thuật tiếng anh cho bài thuyết trình. Nhưng đâu đó chừng 2 tháng thì mình phát điên lên với cách làm việc ngớ ngẩn của nó, không có thông tin gì cả mà đòi set kpi, mình giúp nó dựng ra bảng tính kpi, lúc đó thì hớn hở, sau lại bảo anh sếp nó set vầy sai rồi, phải add thêm thông tin này vào, mình chửi thề bảo thế ngay từ đầu tao hỏi có thông tin đó không lại bảo là không có. Sau đó mình điên lên và éo thèm quan tâm đến project gì cũng nó nữa.

Sau lại dính thêm cái phốt 10 triệu. Tháng 10 năm ngoái, Fu vay của NY 10 triệu trong vui vẻ (mình không cho mượn vì mình thấy với cái tính của nó thì cho mượn tiền lắm khi mất tiền mất luôn cả bạn) với tiền lời là 1 chầu thịt nướng. Fu hứa tới tháng 6 sẽ trả, nhưng mãi nó cũng không trả. Sau đó thì đòi quá nên nó nhỏ giọt mỗi lần 2-4 triệu, và tới tận 2 triệu cuối cùng thì mình không biết nó trả chưa, tại vì khi mình quá ngứa với thói nói chuyện "tao mà có là trả rồi chứ chờ làm gì" trong khi suốt ngày gym rồi tennis rồi đi du lịch đủ thứ, mình nói thẳng với nó là "mày đã hứa thì phải làm chứ tại sao lại đổ tại cái này cái kia", thì nó bảo mình chứ đây là chuyện của nó và NY nên mình đừng có xía vào. Mình quyết định từ nay về sau mình éo xía vào chuyện gì của nó.

Bởi vậy, haiz, tóm lại là:

Cái câu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" hay "birds in a flock fly together" thì mình chắc mẩm nó sai lè rồi. Lắm khi người ta ở bên nhau là vì người ta đơn thuần là ở bên nhau lâu quá rồi nên không nỡ bỏ nhau, chứ éo phải do người ta giống nhau đâu.

À, nhân tiện nói về bạn bè thì.

Bạn L, một đêm nọ nổi hứng nhắn Zalo cho mình, kể về cuộc đời bạn ấy, rằng bạn ấy đã vứt hết công việc để chạy theo sự nghiệp chính trị. Với cách ăn nói của bạn ấy, thì mình thấy có thể bạn sẽ tiến xa trong cái nghiệp chính trị ấy (hoặc không) nhưng đảm bảo bạn sẽ ăn hối lộ ngay khi có thể. Sau đó thì bạn lại tiếp tục thể hiện vai trò xã hội của bạn là huy động tiền để giúp con của một người bạn hồi xưa học chung lớp 10 với bọn mình (và mình nói thật là mình thà không-nhớ người bạn ấy là ai còn hơn, mình vì éo có ưa bạn ấy) vì còn của bạn ấy bị bệnh tim. Mình tự dưng cảm thấy ghét bạn L kinh dị. Mình đang khó khăn tài chính, éo có tiền đâu, bạn còn đẩy mình vô tình huống khó xử là nếu không cho thì mang tiếng, nếu cho thì đau ví. Thành ra mình nghĩ mai mốt bạn mà bắt chuyện với mình mình sẽ giả lơ, đề phòng bạn lại đi quyên tiền cho mảnh đời nào khác... Mình biết mình ác và khốn nạn, nhưng kệ mình.

Vâng. Bạn bè tới đây là hết.

12/12/2016

12.12.2016

1. Điều gì của tháng 12 là hay nhất? Đó là lúc chúng ta tự tổng kết lại xem năm qua có gì, và tự lập ra các bảng xếp hạng cho chính chúng ta.

2. Mình biết là có cái gì đó sai sai trong cái gọi là Pratical IQ.

Câu hỏi lớn nhất đời mình trong những năm tháng đi làm nhân viên là tại sao năng lực của mình không bao giờ kém người ta mà công việc của mình không bao giờ thành công như người ta. Sau những năm tháng đổ thừa lý do nhan sắc, thì sau đấy mình phát hiện ra, là do nhan sắc thật.

Mình đùa thôi. Ahjhj.

Practical IQ. Định nghĩa nôm na cho dễ hiểu là khả năng khiến cho người khác cung cấp cho mình cái mình muốn, khiến cho người khác thích mình và làm theo ý mình - trong đa số trường hợp thì "mình" và cả "người khác" đều không ý thức được chuyện này. À, có vài "mình" ý thức được chuyện này và sử dụng khả năng này rất tốt.

Cũng như sức sáng tạo trong Marketing, mình tin rằng khả năng cẩn thận chi ly trong kế toán hay Practical IQ là những thứ từ trong đi ra chứ không phải từ ngoài đi vào. Ý mình là bẩm sinh đấy. Nó có đi theo đường di truyền hay không thì mình không có biết, nhưng mình khá chắc đó là do bẩm sinh, rèn luyện mà ra được thì cũng trầy vi tróc vẩy, đổ mồ hôi sôi nước mắt, tự mình quằn quại và trải qua quá trình đau đớn gần như tiến hóa mới tạo ra được, chứ không phải đọc 3 cuốn self-help là được đâu.

Điều cần nói là khi sức sáng tạo và khả năng tỉ mỉ mang đến hiệu quả cho công việc cụ thể và hiển hiện rất rõ ràng, thì cái gọi là Practical IQ hiếm khi nhìn thấy và áp dụng cho rất ít cái gọi là công việc cụ thể (ví dụ như sale, nhưng sale có thực sự là một công việc hay không?)

Practical IQ sẽ là một sự bổ khuyết tuyệt vời nếu nó là một tài năng đính kèm với một tài năng khác. Ví dụ như một nhà khoa học lỗi lạc có khả năng khiến người khác nghe theo mình và sẵn sàng đầu tư vào công trình của mình. Ví dụ như một nhà soạn nhạc, nhà phát minh, nhà nghiên cứu, họa sĩ, nhà sản xuất có thể dễ dàng đem những ứng dụng tốt đẹp của mình đến với người sử dụng thông qua việc thuyết phục họ bỏ vốn vào đó. Nhưng nếu đứng một mình, Practical IQ là một mối nguy hại. Nếu những con người không có bất kỳ tài năng gì ngoài Practical IQ, họ dễ dàng lái người khác đi theo con đường mà họ muốn - vấn đề là con đường đó sẽ dẫn đến vực thẳm, hay hố ga, hay bãi rác... Họ luồn lách, thao túng những kẻ ngu ngốc và chèn ép những người tài thực sự. Và thế giới này sẽ đi về đâu nếu Practical IQ lên ngôi thay cho IQ thuần túy?

Cách đây không lâu, mình tán thành Practical IQ. Nhưng gần đây thì mình nhận ra rằng, khi mình khoan dung với một thứ, thì là đã vô thức mà tàn nhẫn với thứ khác rồi. Tài năng thuần túy vẫn nên được đặt cao hơn, trang trọng và quý báu hơn.

Một xã hội đề cao Practical IQ, ca ngợi nó như một tài năng ưu việt nhất, là một xã hội ngu ngốc và lừa đảo. Người tạo ra sản phẩm quan trọng hơn người bán được nó. Nhưng người ta lại ca ngợi người bán được sản phẩm thay vì bản thân sản phẩm hay người tạo ra nó, thì chính người ta cũng không biết mình đang cần cái gì.

3. Mình đồng ý với Aristotle, có những người sinh ra để làm người cai trị, và những kẻ khác sinh ra để làm nô lệ. Đặc điểm nhận dạng chính là, những người cai trị luôn biết bản thân muốn cái gì, còn những kẻ bị trị thì luôn đợi xem người khác muốn gì và nghĩ rằng bản thân mình cũng muốn thứ đó.

Mình ủng hộ tinh hoa trị. Cấp quyền lực cho những người thực sự tinh hoa, thay vì đại-diện-của-giai-cấp-bần-nông như vầy.

4. Trong Suối Nguồn, có một đoạn khi Ellsworth Toohey nói chuyện với Peter Keating, như vầy: "... Tôi luôn luôn nói chính điều đó. Nói rõ ràng, chính xác và công khai. Tôi không có lỗi nếu anh không có khả năng nghe thấy. Tất nhiên là anh có thể. Nhưng anh đã không muốn. Với tôi, như thế còn an toàn hơn là bị điếc."

Cách đây không lâu, mình có đọc một bài viết phân tích số tiền chục tỷ, trăm tỷ của xổ số Vietlott. Họ trình bày rất rõ ràng rằng 55% doanh thu từ tiền mua vé số sẽ dùng để khỏa lấp khoản 12 tỷ ban đầu mà công ty chi ra, và 45% còn lại thì chia thành: 20,9% cho thuế VAT và tiêu thụ đặc biệt, 8% cho đại lý, một số phần trăm không cụ thể cho chi-phí-hoạt-động (đây chính là khoản thu của chủ Vietlott), và sau hết thảy thì phần còn lại sẽ cống nạp cho thuế thu nhập doanh nghiệp và một khoản gì đó nộp tại địa phương mà mình tin là thông tin đã bị lấp liếm.

Khi bạn mua một tờ vé số, 5,500 đồng được đưa vào giải thưởng cho duy nhất một người trúng, 2,090 đồng đưa vào tiền thuế, 800 đồng cho chỗ bán vé số, 1,610 đồng có thể nói là thu nhập của chủ Vietlott. Thu nhập của Vietlott vào cuối tháng 11 là vào khoảng 723 tỷ đồng, chia ra ta có: 397 tỷ đồng trả thưởng, 151 tỷ đồng tiền thuế, 57 tỷ đồng cho các chỗ bán vé số, và 116 tỷ đồng cho chủ Vietlott (và dĩ nhiên là các-bên-liên-quan). Trong 397 tỷ đồng thì có khoảng 39,7 tỷ đóng thuế thu nhập cá nhân, như vậy thuế đã là 190 tỷ đồng.

Đọc số nhiều thấy mệt quá.

Nói tóm lại, hình thức chơi vé số tự chọn chính là gom tiền của cả đống người nghèo, sau đó đem cho một người nghèo để người đó thành người giàu - đồng thời qua đó thu hoạch một đống tiền cho riêng mình, và chia một đống tiền khác cho những nhân viên của mình, và một đống khác nữa cho phúc lợi chung của toàn xã hội. Khoản thuế đó ai hưởng? Trên lý thuyết là tất cả mọi người. Như vậy, mình phải cảm ơn những người mua vé số, vì tiền của họ sẽ giúp con đường mình đi hàng ngày bằng phẳng hơn. Chính như cụm từ bài báo đã sử dụng, "dùng mỡ nó rán nó". Người ta hỏi chứ hình thức quay số đó có khi nào là gian lận không, mình không cho là vậy, việc quái gì phải gian lận, khi mà chắc chắn nó đã ăn được 16% trong tổng số tiền người ta chi ra, bạn chi tiền - chưa chắc bạn đạt lại, nhưng thì chắc chắn là ăn 1.610 đồng rồi đó. Chủ Vietlott công khai, minh bạch, họ tuyên bố tiền của tụi bây sẽ được dùng để trao thưởng và nuôi sống và nuôi giàu tao đó. Tuyên bố rất rõ ràng, vậy đó, nhưng người ta không thèm nghe, không muốn nghe, "...với tôi, điều đó còn an toàn hơn là bị điếc." 

Có một cụm từ rất hay được sử dụng để biện minh cho hành động mua vé số, là cụm từ "biết đâu..." Mình phiên dịch ra là một đống tiền đổ vô đó, để mua lấy niềm hy vọng. Một niềm hy vọng mong manh xa vời hiếm khi nào thành hiện thực. Giả dụ 1 tuần có 1 người trúng, thì 52 tuần có 52 người trúng, tỉ lệ trúng (theo phân tích đọc trên báo) là 1/8 triệu người, như vậy, nếu chia ra công bằng ai chơi cũng trúng thì 154 năm sau bạn sẽ trúng. Ahjhj. Nhưng mà họ không nghe không thấy, họ cứ "biết đâu...".

"...với tôi, điều đó còn an toàn hơn là bị điếc." 

12/05/2016

Suy nghĩ nhất thời

Hiện tại thì mình đang có một vài suy nghĩ như sau.

1. Mình mừng vì sự tứ xứ của Sài Gòn.

So sánh thế này thì hơi khập khiễng, nhưng mình thấy theo một mặt nào đó, Sài Gòn tương đối giống Mỹ quốc. Không có dân Sài Gòn gốc. Hồi đó thuộc Campuchia, nên nếu gọi là dân gốc Sài Gòn thì chắc là người Campuchia. Sài Gòn là miệt tứ xứ. Ở Sài Gòn cô bán phở nói giọng Bắc, hay cô bán bún bò nói giọng Huế, hay cô bán hủ tiếu nói giọng miền Tây, hay chú bán hoành thánh nói ngọng đều là hết sức bình thường. Cái chuyện khi mình đi vô quán, chủ quán nói tiếng Sài Gòn với mình rồi quay sang nói với nhân viên bằng cái tiếng gì đâu mình không hiểu nổi (tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng miền Tây, hay tiếng Quảng), là chuyện bình thường. Và chúng mình chấp nhận điều đó như một lẽ thường của cuộc sống Sài Gòn.

Sài Gòn cũng gặp vấn đề tương tự như Mỹ quốc, là nạn phân biệt. Trong lúc trà dư tửu hậu, hay trong lúc kẹt xe, hay trong những lúc câu chuyện quay về đề tài tệ nạn xã hội, có người oán trách dân tứ xứ. Nhưng mình thấy hiếm hoi lắm. Bản thân dân Sài Gòn không có cái gọi là tự hào dân gốc như (nghe đồn) là dân Hà Nội, vì hiếm có người nào "gốc", cũng toàn trôi dạt từ miệt khác, trôi từ đời ông cố ông nội, hiếm có người vỗ ngực bảo ta đây Sài Gòn gốc, một phần, vì đứng giữa đám người xuất thân khắp nơi, điều đó nghe thật là ngớ ngẩn, bởi thái độ của mọi người xung quanh sẽ là "kệ mày chứ".

Và điều đó cũng mang lại một sự dễ sống cho Sài Gòn. Mình hay nghĩ, liệu có phải vì người Europeoid đa chủng tộc, có mắt xanh mắt nâu mắt đen, có tóc vàng tóc trắng tóc đen tóc nâu tóc đỏ, họ đa dạng và khác nhau ngay từ lúc sinh ra nên họ dễ thông cảm và chấp nhận sự khác biệt hơn những người Mongoloid chỉ có tóc đen mắt đen? Sự đa dạng trong một cộng đồng mang lại ý nghĩa xã hội và tầm nhìn lớn hơn cho cộng đồng đó. Và quan trọng nhất, khi người ta chấp nhận sự khác biệt, người ta không cần thay đổi theo một khuôn mẫu chung để sống được ở đất Sài Gòn, người ta chỉ việc là chính mình, là đủ. Và vì điều đó, mình mừng vì sự tứ-xứ của Sài Gòn.

2. 10 năm dài bao nhiêu? 30 giây dài bao nhiêu?

Tháng 12 thường đem lại nhiều cảm giác hoài cổ. Mình thích chữ Nostalgic.

Chiều nay mình ghé ngang trường cấp 3, và nghĩ rằng, mình đã rời khỏi đây được 10 năm rồi đó. Gặp lại cô bán bánh tráng trộn để mua 1 bịch bánh tráng. Thấy mừng mừng tủi tủi. Mừng vì cô ấy vẫn còn ở đây, và tủi cũng vì cô ấy vẫn còn ở đây.

Mình nghĩ, những người bán hàng xung quanh trường học, có gì đó rất giống với các thầy cô giáo. Họ ở đó, chứng kiến các thế hệ học sinh đi qua. Thời gian đối với họ không có ý nghĩa - chí ít là khi so sánh với thời gian của học sinh, vì hết lớp này thì lại tới lớp khác, cũng bộ đồng phục đó, cũng những câu nói đó, và cũng những phản ứng đó. Công việc của họ, về cơ bản, không thay đổi. Cảm xúc qua tháng năm của họ, về cơ bản, cũng không thay đổi. Mình nhìn lại 10 năm của mình, đó là cả một hành trình dài thay đổi từ một đứa ngu ngốc và đần độn và không ý thức được chuyện đó, trở thành một đứa ngu ngốc và đần độn và ý thức được chuyện đó =))

Họ gặp lại học sinh thì học sinh đã không còn là học sinh, nhưng học sinh gặp lại họ, thì họ vẫn cứ là họ. Mình nghĩ, tới một điểm cố định của cuộc đời, liệu chúng ta sẽ chững lại như vậy?

Nhưng. Nói chung, có một cảm giác kỳ lạ pha trộn giữa một sự yên tâm mơ hồ và niềm vui mờ nhạt của việc lòng ích kỷ được thỏa mãn khi nhìn thấy cái xe bánh tráng trộn đó không upgrade lên thành cái quán bánh tráng trộn kiêm hủ tíu sườn kiêm bánh mì pa tê. Nếu gạt bớt phần ích kỷ của việc ký ức được gìn giữ, thì cái tốt đẹp còn lại, sẽ là cảm giác được thuộc về một nơi nào đó khi mà gặp đàn em cùng trường và hỏi nó: em có ăn bánh tráng trộn của cô bán trước cổng chưa, ừ phải, cái bịch bánh tráng có món nước sốt bò ngâm ngon ngon ấy, ừa ngon hén, đi đâu ăn cũng thấy không ngon bằng, sao cơ, lên 10k rồi à, hồi xưa chị ăn có 2k hí hí hí...

Ừ thì cũng có hơi kì khi "bản sắc" của một trường học lại gói gọn vô cái xe bánh tráng trộn như thế.

3. Trưa nay mình coi một cái vid, nội dung là về sự hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại của Nhật Bản. Vid đẹp. Nhưng cái làm mình suy nghĩ nhiều là cái gọi là "văn hóa". Nói tới Nhật Bản, là nói tới hoa Anh Đào, nói tới kimono, yukata, văn hóa truyện tranh, hakama, bắn cung, bóng chày, sumo, ninja, samurai, nói tới sushi, tempura, udon, ramen, tháp Tokyo... người ta có thể liệt kê cả ngày những thứ mà khi nó xuất hiện, người xem sẽ liên tưởng ngay đến Nhật Bản. Mình lại nghĩ đến Việt Nam, cứ nói là 4000 năm văn hiến, nhưng cái gì hiện lên sẽ làm người ta nhớ ngay đến Việt Nam?

Mình đã luôn nói rằng, Việt Nam là một cái mix vĩ đại giữa văn hóa Tây phương và Đông phương. Đặc biệt là ở Sài Gòn. Chúng ta nói chuyện hao hao tiếng Trung Quốc, và dùng bảng chữ cái alphabet của phương Tây. Chúng ta có những ngôi chùa mái cong vút nằm rải rác trong thành phố, và lọt thỏm giữa trung tâm thành phố là Nhà Thờ Đức Bà với kiến trúc không thể Tây phương hơn. Chúng ta có những dinh thự xây theo kiểu Tây ở bên ngoài, nhưng bên trong trang trí lại sặc mùi Tàu. Thậm chí bên trong tính cách, rõ ràng chúng ta vừa thích thuộc về đám đông, lại vừa thích nổi trội và khác biệt.

Nhưng vì "mix" như vậy, chúng ta khó có cái gì thực sự riêng biệt. Bộ áo dài truyền thống mà chúng ta hằng tự hào, hao hao giống bộ sườn xám. Tô phở mà chúng ta hằng tự hào, cũng hao hao giống như phở của Trung Quốc. Đi trên đường phố, các hàng bánh Taiyaki hay Takoyaki trở thành món ăn đường phố. Nếu chạy ra khu Lê Thánh Tôn, sẽ bị nhầm là lạc vô phố Nhật vì toàn bộ là quán bán món Nhật. Đám cưới của chúng ta nhét vô đủ thứ văn hóa, từ bưng quả của Việt Nam rồi lại ra nhà hàng với trang trí sặc mùi phương Tây. Chúng ta dễ chấp nhận và dung hòa khác biệt đến mức bản sắc trở thành thứ gì đó rất lạ mắt lạ tai.

Nói về Việt Nam, chúng ta nhớ tới cái gì. Hay nói đúng hơn, nói tới cái gì làm chúng ta nhớ đến Việt Nam?

Chậc.

11/16/2016

2016.11.16

Trên đời này chẳng có cái gì là tuyệt đối.

2. Mình nhớ lại mấy bài nhạc khiến mình chán ghét. Thực ra hoàn toàn không phải tại tụi nó đáng chán đáng ghét, đa phần lý do là do tụi nó xuất hiện sai thời điểm thôi. Ví dụ như lúc mình đang cố tập trung đọc sách mà hàng xóm dập nhạc đùng đùng thì có là Noo Phước Thịnh mình cũng ghét. Hoặc, bài hát gần đây nhất mà mình tuyên bố ghét là bài Nếu em còn tồn tại, bản thân cái bài hát chẳng có gì, nhưng mà có một đêm kia, gần 2 giờ sáng mà đám hàng xóm ôn thần mắc dịch cứ hát karaoke bài đó, gào rú lên như thể cả thế giới này phải thưởng thức cho được giọng hát thần thánh của chúng nó thì mới xứng, sau đêm đó, mình quy chụp rằng tất cả những thằng ghiền bài đó đều dở hơi và rởm đời và vô liêm sỉ như vậy, nên mình ghét cái bài đó.

Nhắc đến âm nhạc. Thật ra cái vấn đề này mình đã nhận ra lâu rồi, nhưng đến khi coi cái Series Black Mirror thì nó mới được gọi thành tên. Thị trường ca sĩ bão hòa lắm rồi. Khi mà các cuộc thi mọc lên như nấm độc sau mưa, thì mình có cảm giác 50% dân số biết hát. Vậy thì còn quái gì là tài năng nữa mà thi với thố. Bao nhiêu ca sĩ lên-ngôi, rồi nào giấc mơ thành hiện thực này nọ. Họ đâu rồi? Lên ngôi, ôm tiền - mà chắc chỉ đủ để chi trả chi phí đi thi, rồi sao nữa?

3. Dạo này hay nhắc đến cụm từ "rồi sao nữa". Theo nghiên cứu không chính thức của mình tự làm ra, thì những người hay quan tâm đến hậu quả/hiệu quả hơn là quá trình bị vướng vào chứng chán đời trầm trọng - hay còn gọi là khủng hoảng niềm tin xã hội. Mình cũng nhận thấy là dạo này mình có xu hướng tin vào những chỉ trích, những mỉa mai, hơn là những thương xót tội nghiệp này nọ. Ví dụ như chuyện mấy cô giáo bị điều đi tiếp khác. Bỏ qua mấy cái thúi hoắc như "nhiệm vụ chính trị", thúi tới nỗi chỉ muốn tránh xa chứ éo có buồn tranh cãi, thì mình tương đối tán đồng ý kiến của chú bộ trưởng giáo dục là trước tiên phải coi lại bản thân mấy cô giáo đã. Phát biểu này của chú ấy bị cộng-đồng-mạng ném đá dữ dội. Mình thì thấy, nói đúng phết. Trước tiên, phải coi tại sao mấy cô ấy không muốn mà vẫn phải làm. Ai cũng lý giải là tại vì nghèo, tại vì không muốn bị điều đến chỗ khác làm, không muốn bị đì. Mình thì thấy mấy lý do đó toàn là biện hộ. Nếu điều đó không đúng, thì bạn phải đấu tranh lại nó, chứ cứ thỏa hiệp rồi đi cầu xin lòng thương hại của người khác, thì còn dạy dỗ ai được nữa. Học sinh nó hỏi, cô giáo thấy chuyện đó sai sao vẫn cứ làm, cô bảo: tại vì cô nghèo. Sau này, nó đi trộm cắp, nó biết sai nhưng vẫn cứ làm, vì ngày xưa cô giáo nó đã bảo rằng nghèo thì có quyền thỏa hiệp với cái sai.

Con Soul lại nghỉ việc. Lý do muôn thủa là vì "môi trường". Cụ thể là vì sếp nó bảo bên merchandiser mới quý hiếm vì đem ra tiền cho công ty, chứ administrators như nó thì thay mấy hồi. Mình thấy sếp nó nói đúng phết, mình làm chủ doanh nghiệp thì đứa nào làm ra nhiều tiền thì đứa đó cần trân trọng, còn mấy đứa ăn lương rồi lo chuyện vặt vãnh - mà lại còn không đâu ra đâu như nó, thì thay mấy hồi. Và nó nghỉ việc, chủ yếu, theo mình, vì tự ái hão. Dù mức lương đó của nó tương đối khó kiếm trong thị trường việc làm hiện nay.

Bởi vậy, mình đã thành lập một cái niềm tin vĩ đại sau bao năm tháng đi làm, đó là trước tiên bản thân phải giỏi đã. Ví dụ như một cô giáo dạy giỏi, được học sinh và phụ huynh yêu mến, thì việc quái gì cô ta phải đi tiếp khách để được ở lại trường học, thậm chí cô ấy không đi dạy nữa mà về nhà mở lớp dạy thêm - như bà chị mà mình quen, cũng đủ để kiếm sống vậy. Tâm huyết với nghề thì nghề chẳng bỏ được. Thậm chí nếu dạy những môn mà thị trường dạy thêm không có thì cũng có thể chuyển nghề hoặc upgrade bản thân. Giáo viên thể dục có thể nhận dạy thêm ở các trung tâm thể dục thẩm mỹ, môn giáo dục công dân có thể học thêm tâm lý để giảng dạy ở các trung tâm về kỹ năng mềm... Còn cái biện hộ nếu không nghe thì bị điều đi chỗ khác dạy, mình thấy hèn hèn thế nào ấy, do cố mà bám trụ thị xã, sợ khó sợ khổ, nên mới phải cong lưng khuỵu gối nghe theo sắp xếp của "lãnh đạo". Mình chịu thôi, vì đúng là bây giờ nghề giáo cũng nhờ chạy chọt vô trường thị xã cho ngon ăn, còn mấy trường vùng ven thì do mấy cô không có tiền chạy chọt, không muốn khom lưng khuỵu gối trước oái oăm, đứng ra dạy.

Có thể mình sai lè ra (vì một lý do nào đó mà hiện tại mình chưa nghĩ ra), nhưng vì, nói thật là trong bao nhiêu năm trời làm học sinh, mình không có thầy cô nào mà mình ưa thích đặc biệt. Mình không có cảm tình với nghề giáo. Mình thấy có những người giáo án ngàn năm không đổi, chục năm trời không có thêm kiến thức gì mới, nhưng lậm vô chuyện đứng lớp nên nói chuyện cứ thích lên lớp người khác. Mình xui xẻo toàn thấy những người như vậy nên mình thấy chán chán. Cái nghề đáng lẽ là phải thường xuyên upgrade, lại dậm chân mãi một chỗ. Và, giai cấp đáng lẽ cần phải tiên phong trong cải cách giáo dục, bao nhiêu năm chỉ biết than khổ và làm theo, chưa từng có chút tiếng nói nào trong cải cách giáo dục. Và đấy là chuyện lợi dụng cái quyền lực điểm số trong lớp mà đì, chèn ép những học sinh không nghe theo.

Trước khi đi đấu tranh cho người khác, bạn phải hiểu cho rõ tại sao những người đó không tự đấu tranh cho chính mình đã.

4. Mình đã từng ở trong một công ty toàn nữ. Chỉ có một ông sếp nam. Dù lúc nào sau lưng họ cũng nói xấu sếp, nhưng trước mặt sếp thì họ trang điểm ăn mặc lộng lẫy, nói xấu nhau hòng để cho sếp có cảm tình hơn. Trong mindset của phụ nữ (đa số), thì đàn ông cũng là một tiêu chí để nâng cao bản thân. Bởi vậy họ mới giành giựt cảm tình của người đàn ông bằng cách chà đạp lẫn nhau...

10/17/2016

Đời buồn thimie

Tối qua đi đám cưới, khuya về, trùng hợp đọc được một câu: Em về quê anh ơi, Sài Gòn rộng quá, em thấy lạc lõng quá.

Ít nhất mấy người có cái quê để về, tôi thì về đâu đây.

Mình nghĩ, cuộc đời giống y chang cái đám cưới, ai cũng nghĩ chắc đẹp lắm, sung sướng và hạnh phúc lắm. Nhưng chỉ người trong cuộc mới biết cực cỡ nào, người ngoài cuộc mới biết lạc lõng cỡ nào. Trước mình khó tính, đi tới đâu cũng bắt bẻ người ta, nghĩ là do bản thân cầu toàn và đòi hỏi thôi, ai ngờ, còn là do bản thân ngu xuẩn nữa. Sau đám hỏi thì mình phát hiện ra rằng, những kẻ hay chỉ trích, phê phán và chê bai, là những kẻ éo có biết cái gì và éo có trải qua cái gì. Bởi vậy, hôm qua, mình đi sớm, nên ngồi một mình giữa cái bàn 16 người mà những người vô sau mình thì vừa không quen vừa đi có đôi có cặp, mình cũng hoàn toàn bình tĩnh, vui vẻ mà ngẩn người ngồi ngu cả buổi, đừng có hy vọng mình bắt chuyện với ai vì điều đó hoàn toàn không khả thi, mình ghét small talk kinh dị. Con bạn mình mặc váy cô dâu chạy quắn quéo khắp tiệc, mình biết nó bận lắm, nên thôi, nó kệ mình, mình cũng kệ nó. Mình cố cho cái dáng ngẩn người của mình không quá khó coi, vậy là hết mức.

Hồi xưa đi đám cưới còn đứng ở ngoài chờ bạn, gọi điện thoại ríu rít để vào cùng nhau, giờ thì, keme nhé, thong thả lại ôm cô dâu, chụp một tấm, bỏ bì thư, sau đó đi vào cái bàn của mình, rồi bắt đầu uống nước ngọt. Điện thoại cũng chả buồn mở ra nữa là. Lạc quen rồi. Bị cái thói quen xấu là hay đi sớm nó thế...

Cũng tối qua, hay tin miền Trung lũ lụt, cuốn trôi người và của cải, cũng tối qua, hay tin có người trúng Jackpot 92 tỷ rồi. Mình nghĩ tới hai câu thơ: đám cưới đi qua - đám ma đi lại. Cũng hay, người ta không kịp chết vì ghen tị, vì ti-vi vẫn đang đập vô mắt người hình ảnh dân miền Trung chơi vơi trên nóc nhà, câu chuyện những đứa trẻ bị lũ cuốn trôi, và tài sản mất sạch. Giống như vầy, giây trước còn nghĩ, trời ơi 92 tỷ cho tui con số lẻ cũng mừng thấy ớn, 92 tỷ làm sao xài hết, ai mà trúng chắc từ giờ tới cuối đời khỏi đi làm nữa mua nhà mua xe thành đại gia... giây sau thì nghĩ, may quá mình ở Sài Gòn, không có sợ lũ ngập nóc nhà, không sợ con mình cháu mình bị lũ cuốn mất. Đám cưới đi qua - đám ma đi lại, ở giữa hai đám, một đống người ngơ ngác sống tiếp.

Lắm khi nghĩ cũng thấy mắc cười lắm. Cùng là con người, cùng nói một thứ tiếng, cùng sống trên một mảnh đất, cùng đi chung một cái thang máy, cùng ngồi chung một cái bàn tiệc, tới cái tối thiểu nhất là một câu chào cũng tiếc mà nói với nhau. Là họ quá sợ tổn thương, quá lười biếng, hay là quá thất vọng với cuộc đời rồi? Vậy hà cớ gì, phải chưng diện cho kỹ càng và lộng lẫy.

Mình nói. Đám cưới nào cũng vậy, trang điểm lộng lẫy, làm tóc cầu kỳ, lựa đầm chọn váy, đi tới nhà hàng sang trọng, ăn xong rồi về. Để lại được mỗi cái tấm hình y như photoshop với cái mặt cười không thể giả tạo hơn. Thủ tục gì mà kì khôi. Con người thật là quái lạ. Mai mốt tao đãi tiệc cưới ở quán gà tiềm ớt hiểm, bây không cần trang điểm, không cần ăn bận đẹp, chỉ cần lê mông tới ăn xong rồi hùn tiền trả rồi về, lắm khi cái bàn nhỏ xíu, cái ghế nhỏ xíu, ly bia dơ hầy, cái chén nhựa ăn 8 món không thay, đôi đũa rớt xuống lụm lên xài tiếp, vậy mà, bây sẽ nói được với nhau vài câu...

"Cậu đi ăn với tớ, muốn ăn kiểu Tây hay kiểu Việt? Kiểu Tây là mỗi người một dĩa, kiểu Việt là nhiều người một dĩa, chúng ta thọc đũa vào dĩa, gắp về chén mình, không ngại nước miếng của nhau..."


10/13/2016

Ngày này 1 năm sau

Scheduled post.

Dự đoán Mei ngày 13.10.16.

Ngày này 1 năm sau, theo dự tính thì lúc này mình đã có N3 tiếng Nhật, chưa có thì ngồi đó mà xấu hổ đi, cả năm làm cái éo gì mà không học nên hồn?

Ngày này 1 năm sau, mình đã có sơ sơ căn bản tiếng Pháp. Chưa có thì thiệt là đáng tủi hổ, cả năm trời làm cái éo gì hả? Đồ vô dụng.

Ngày này 1 năm sau, mình đã đi du lịch nước ngoài 1 lần. Nghiêm túc mà nói thì mình muốn đi Nhật đó, nhưng mà mình không sure lắm, nên có thể giảm xuống là đi Thái hay Bali thôi cũng được.

Ngày này 1 năm sau, mình đã để dành được 200.000.000đ nhé. Phải như thế nhé. 1 tháng kiếm được 20.000.000đ nhé! Nhớ nhé!

Ngày này 1 năm sau, mình giảm còn 46kg nhé ha ha ha ha.

Nếu được, thì sắp có nhà riêng.

Éo cần có chồng đâu.


9/12/2016

12.9

Đáng lẽ là post hôm qua, nhưng nghĩ nghĩ, thấy trong sinh nhật mình, mà mình lại post bêu xấu chính mình, thì cũng có chút tâm thần...

Năm nay, tôi nghĩ, mình hợp với cái ngày sinh nhật này thiệt chứ. Năm nào vào ngày này báo chí truyền hình cũng nhắc lại về những người đã chết và bị thương ở sự kiện khủng bố Mỹ, và năm nào tôi cũng mừng sinh nhật vào ngày này. Tôi có cảm giác, mình kệ mie thế giới ngoài kia đau buồn, mình cứ vui cái niềm vui của mình. Thế giới đau buồn thì liên quan gì đến tôi, tôi vui thì liên quan gì đến thế giới. Nếu đem câu này đặt trong bối cảnh thông thường, hẳn là các nhà đạo đức lại bảo tôi vô lương tâm vô nhân đạo này nọ, nhưng, tôi đâu có nhiệm vụ khóc lóc trong đám tang của người khác? Rồi tôi lại nghĩ, vậy mai mốt thấy có đứa cười khi người khác đau, hãy nhớ kỹ, nhiều khi nó cười vì nó muốn cười chứ không phải vì thấy người khác đau mà nó cười, đừng đánh giá sự vật bằng con mắt.

Rồi, lại nghĩ, Osama khủng bố vào ngày tôi sinh ra, không phải tôi sinh ra vào ngày ông ta khủng bố. Thành thử, tôi thấy mình lẩn thẩn thế nào. Liên quan gì đâu? Buồn cười, khi tôi đọc cái tên mình, tôi gần như đoán được 99% phản ứng của người khác, giờ khi tôi đọc cái ngày sinh của mình, tôi cũng đoán được 99% phản ứng của người nghe. Tôi ghét việc mình đoán được người ta sẽ làm gì. Vì như vậy thế giới này hết mie nó bất ngờ...

Tôi nghĩ tiếp đến club 27, rồi gạt phắt đi. Tôi làm gì có đủ tài năng, nếu tôi chết năm 27 thì rõ ràng tôi chỉ là một đứa hưởng dương 27 tuổi, chứ éo phải club 27 gì.

Mà chưa kể, qua sinh nhật, hẳn là phải cộng 1...

Dạo này chất lượng giấc ngủ kém quá. Cứ chừng 2 tiếng thì tôi lại giật mình một lần. Nhìn đồng hồ đúng là 2 tiếng. Tôi lơ mơ nghĩ nghĩ, rồi ngủ lại. Cứ vậy, chập chờn cả đêm. Đêm ngày 11, tôi ngủ lúc 11 giờ, hối hận thấy mie, nghĩ chứ, phải mà giờ này tôi được ở nhà, tôi sẽ làm bộ thức qua 12 giờ như là mừng sinh nhật mình, thêm ly trà sữa kế bên và nếu tìm được một bộ truyện hay thì vừa đẹp rồi, đúng 12 giờ, tôi sẽ post một cái note gì đó lãng mạn lắm vào, để tự mừng sinh nhật. Nhưng chán chê thay, tôi nằm ở khách sạn, đầu óc lung tung và lơ mơ giữa cái bóng tối xa lạ. Giường không phải của mình thì dù êm ái cỡ nào ngủ cũng không ngon. 2 giờ sáng, tôi thức dậy, nghĩ tới cái order chưa đóng hàng mà đã lỡ nói khách hàng là đóng gửi rồi, tôi nghĩ đến cơn đau ở ngực trái, tôi nghĩ đến tài khoản không còn nhiều tiền, nghĩ đến món nợ 1 tỉ 5, nghĩ đến việc mình phải làm sao gom cho đủ tiền cho đợt đóng kế tiếp, nghĩ đến việc em gái tôi không đủ tiền đi du học vì nợ nhà, nghĩ đến việc làm sao đế tiếp tục... rồi tôi rối loạn đến ngộp thở, phải bật dậy đi tìm cái gì đó. Lúc đó, tôi nhớ cái giường của mình khủng khiếp, nếu như tôi còn được ở nhà, tôi sẽ rất nhanh ru mình ngủ lại, tôi có cách, nhưng ở cái nơi xa lạ khỉ gió này, tôi thực sự chẳng có cách nào.

Năm nay oán niệm về sinh nhật của tôi không cao. Chí ít, tôi thấy người ta cũng đâu có cần phải chúc mừng sinh nhật tôi làm gì. Vì tôi có nhớ ngày sinh của ai đâu. Khi không trông chờ, mà điều đó xảy ra, thì bạn sẽ vui, cho nên hãy tập không trông chờ cái gì cả.

Thời gian là cái gì chứ, cắn răng một cái là qua hết. Cái gì cũng vậy, cắn răng chịu đựng một chút, mọi thứ sẽ qua hết.

Nhiều khi nghĩ nghĩ, thấy mình đúng là có chút tâm thần. Bữa tôi đọc một câu hay lắm, rằng, trước khi bạn kết luận là bản thân mình bị chứng anti-social, hãy chắc chắn rằng đó không phải là vì xung quanh bạn toàn đám dở người. Khi không gian càng thân thuộc với tôi, thì tôi lại càng ghét cái tivi và những tiếng ồn, nhưng khi đến nơi xa lạ, tôi luôn mở tivi và để không gian thật ồn ào. Tối hôm kia tôi ra biển, định ngồi một mình một lúc suy nghĩ về trần thế, nhưng một là sợ bị nói là khùng, hai là sợ kềm không nổi chạy thẳng ra biển. Giỡn thôi, tôi sợ chết đuối thấy bà.

Bữa tôi đọc cái truyện hay lắm, có hai bà già rủ nhau đi chết. Một bà thì chưa già đâu, chắc cỡ tuổi gọi là dì thôi, nhưng bà ấy không khỏe mạnh, sau khi chiếc xe taxi tông vào gánh hàng lề đường của bà ấy, làm nguyên chảo dầu đổ vô người bà ấy, bà ấy sứt sẹo, tàn phế, không còn hình dáng của một con người bình thường, người tài xế taxi nhà cũng nghèo quá, ông ta dập đầu trước bệnh viện, gào khóc rằng lấy mạng tôi để đổi mạng bà ấy đi, nhà tôi còn vợ bệnh, còn con nhỏ, lấy mạng tôi đi, tôi không có tiền, lấy mạng tôi đi. Làm sao mà người ta lấy được. Con trai bà ấy để chạy chữa cho mẹ phải đi vào thế giới tội phạm, bán ma túy kiếm tiền, rồi nó bị bẫy, nó biết rõ đó là cái bẫy, và nó sẽ chết, nên nó chôn tiền cho bà rồi đi chết. Một bà khác sống một đời - không thể nói là oanh oanh liệt liệt - nhưng luôn vững vàng, bà đanh đá, dữ dằn, bà chịu khổ chịu nghèo nhưng đứng vững một đời, rồi cơn tai biến làm bà ngã quỵ, dù bà cố gắng chống gậy đi lại được, vẫn không ngăn được bản thân làm phiền con cháu. Rồi hai bà già, chờ một mùa đông lạnh lẽo, rủ nhau ra khỏi nhà, đi chết. Họ chọn cách đi thật xa xôi, đi biền biệt, và sẽ chết ở một nơi nào đó không ai biết, có thể là một cái gầm cầu, hoặc một khúc bờ sông xa lạ. Đi nhanh, đi vội, vì mùa xuân trời ấm thì không dễ chết đâu.

Tôi nghĩ về Will Traynor, nghĩ nhiều nhất về lúc anh nói "không" với Lou, khi cô van xin anh hãy sống tiếp, vì cô, vì mọi người, vì tình yêu. Nếu lúc đó Will đồng ý, thì hẳn Me Before You không nổi tiếng đến vậy. Nếu lúc đó Will đồng ý, thì câu chuyện sẽ kết thúc theo kiểu "and they live happily together forever"... Nhưng Will nói, "không". Tôi đọc đến đoạn này, và nhớ lúc Hazel hỏi Gus: Em không đủ hay sao. Và Lou cũng đã hỏi Will: Em là không đủ hay sao. Không. Dù Will thì trả lời thật lòng, còn Gus thì đã im lặng thỏa hiệp. Những cô gái không bao giờ hiểu, rằng cuộc đời của người đàn ông không bao giờ chỉ được lấp đầy bởi một cô gái. Anh ấy luôn khát vọng chứng tỏ bản thân, luôn khát vọng làm cái gì đó cho thế giới. Đó gần như là bản năng của đàn ông rồi. Anh có thể yêu cô nhất trên đời, anh có thể yêu cô và mình cô cả đời, nhưng chỉ cô thôi là không đủ. Will cần rất nhiều thứ khác, như bạn bè, công việc, những chuyến du lịch, những khám phá thế giới, Will cần trở thành một người đủ sức quản lý cuộc sống của mình. Gus vĩnh viễn mong ước có thể để làm dấu ấn trên đời, kiểu ước mơ rất đỗi siêu nhân của chàng trai trẻ. Cả hai người đó, tình yêu là quan trọng, nhưng không phải là tất cả.

Tự dưng lại nghĩ nhiều đến cái chết. Tôi không sợ chết, tôi chỉ sợ hậu quả của cái chết thôi. Hồi lâu có lần Yuu bảo tôi đi mua bảo hiểm, để lỡ có chết thì cũng còn tiền để lại cho ba má. Tôi thấy đúng. Đại thể, mình có thể dùng cái chết để báo hiếu. Tôi nghĩ mình sẽ lập một cái di chúc. Trong đó tôi đem hết những gì mình có cho em tôi, nhưng mà thấy nó ngu lắm, có khi nào nó bị dụ không, bị ai đó dụ phải chia đôi tài sản, rồi mất hết. Tôi nghĩ để lại cho mẹ tôi, nhưng rồi tôi chắc chắn mẹ tôi sẽ bị dụ, người ta dùng tình thương, dùng sự đáng thương, hay dùng món lời nhảm nhí nào đó dụ mẹ tôi tiêu béng hết tiền đi, mẹ tôi còn dễ dụ hơn em tôi. Tôi nghĩ để lại cho ba tôi, và rồi tắc lưỡi, không lẽ ba tôi ít dễ dụ hơn hai người trước hay sao, ba tôi còn hào phóng và sẵn tay ném tiền hơn cả hai người cộng lại. Đấy, khổ vậy đấy. Tôi không biết những người thân xung quanh tôi có bao giờ nghĩ để tôi quản lý tiền bạc không, họ có nghĩ về tôi như tôi nghĩ về họ không. Rồi tôi quyết định, thôi chia ba, để mạnh ai nấy sống.

Quan trọng lại, tôi sẽ cấm tuyệt họ đi mua đất xây mộ cho mình. Mie bà nó. Nhắc tới là muốn chửi thề. Chết là hết, chết là hết. Họ đem tôi đi thiêu thành một nhúm tro, sau đó nếu được thì đem lên rừng rải xuống mấy gốc thông thì tôi cảm ơn lắm. Chí ít, có thể nào tro của tôi sẽ bón cho cây cối một chút. Thực ra tôi thích quăng xác vô rừng cho thú ăn hơn, kiểu chết đó là sạch sẽ nhất, nhưng nghĩ thấy cũng hơi tội cho người còn sống, rủi nhìn thấy cái xác nham nhở của tôi thì cũng hơi ghê. Trong đám tang tôi, tuyệt đối đừng thuê kèn trống gì hết, tôi ghét tiếng ồn. Và tuyệt đối không mua đất nghĩa trang cho tôi. Tôi cứ nghĩ đến dì tôi, mua miếng đất 1 tỉ 4 cho ông ngoại đã mất cách đây 20 năm của tôi, thì tôi lại nhức đầu nhức răng. 1 tỉ 4 gửi ngân hàng mỗi tháng cũng có ít nhất 7 triệu, đem tiền đó lo cho một đứa nhỏ nghèo nào đó học hành tới nơi tới chốn, thì tốt hơn nhiều so với việc bới mộ người chết để đem vô. Tôi vĩnh viễn không hiểu được động cơ đằng sau việc đó, hoặc là, tôi xấu xa nghĩ, là để vênh mặt với những người còn sống khác.

Hên là post hôm nay, post hôm qua chắc kinh khủng lắm, sinh nhật mà toàn nghĩ đến chuyện chết chóc.

Nhưng cũng có làm sao... Giống như, khi nửa này của Trái Đất bắt đầu sáng thứ hai kinh dị, thì nửa kia vẫn còn đang quẩy tưng bừng tối chủ nhật, nhưng khi nửa này thở phào đã hết ngày thứ hai và chuẩn bị đi ngủ, thì nửa kia bắt đầu đối diện ác mộng. Nhân quả tuần hoàn, chẳng ai vui cả đời, chẳng ai buồn cả kiếp. Và sống chết thì cũng như vậy thôi.

Thôi.

8/19/2016

Cô Jo và cái áo sắp rách

Tớ đang đọc dở (và dịch dở) một bài báo về sự oversaturation of Rowling in the news (tạm dịch: sự ngập ngụa cái tên Rowling trong các mục tin tức), thì tớ cảm thấy phải viết ra vài ý nghĩ kẻo quên mất.

Một trong những token (dấu hiệu) chứng tỏ sự thành công của những người làm nghệ thuật (nghệ sĩ nói chung, diễn viên và tác giả và đạo diễn... nói riêng) là được báo chí gọi đúng tên thay vì gọi bằng tên của một nhân vật mà họ đã thể hiện hoặc một bộ phim/tác phẩm mà họ đã làm ra.

Ví dụ: Jennifer Lawrence thành công nhất khi cái tít báo là "Jennifer Lawrence diện váy đỏ đến dạ hội" thay vì " "Katniss Everdeen" diện váy đỏ đến dạ hội" hoặc "Diễn viên đóng vai "Katniss Everdeen" diện váy đỏ đến dạ hội. Hoặc nói theo một cách nào đó, cũng là thành công của Johnny Depp khi cái tít báo là "Johnny Depp ly dị vợ" thay vì "Thuyền trưởng Jack Sparrow ly dị vợ". Well... dù rất có khả năng cái tít sau dùng để gây cười, com'on, nó buồn cười thiệt mà.

Ngày xưa, khi Q-stick ra đời và là cái bông ráy tai đầu tiên trên thế giới, người ta có xu hướng gọi tất cả những cái bông ráy tai là Q-stick, Q-stick trở nên phổ biến đến nỗi nó không còn là tên riêng của thương hiệu nữa mà trở thành danh từ chung. Ủa mà nói chuyện thế giới chi cho xa, ở Việt Nam, xe hông-đa (honda) không phải là một từ dùng để chỉ thương hiệu xe máy Honda, mà nó đơn thuần được dùng để chỉ cái xe máy! Hoặc, có một thời, chữ "cô-ca" dùng để chỉ nước ngọt, thay vì Coca-Cola. Và xét đến địa phận thế giới thì bản thân Coca-Cola cũng phải đi mua quyền chữ Coke sau những nỗ lực tuyệt vọng thuyết phục người dùng làm ơn gọi Coca-Cola bằng đầy đủ tên mà người ta không chịu. À, mới đây, và theo quan sát hiện tại của mình, thì có một thương hiệu mới bị chết dí tên thành sản phẩm sau khi đã khai phá siêu thành công thị trường mới: Yakult, bằng chứng là dù người dùng mua cả lốc betagen, họ vẫn hỏi nhau: ê uống Yakult không. (nói đến đây thì mình quyết định đặt gạch cho một nghiên cứu xem làm thế nào để tránh cái việc người ta dùng tên của mình để gọi cho nguyên cái chủng loài, và xét tới cùng thì đây có gọi là thành công?)

Nếu xét theo logic thì hẳn mấy cái đoạn trên chẳng liên quan quái gì đến nhau.

Cho nên, tớ cần phải tóm lại ý tớ muốn nói là: nếu bạn nail a thing, anything (cực kỳ xuất sắc trong một cái gì đó), như cái cách Coca-Cola thống lĩnh thị trường nước ngọt (top-of-mind, theo mình thì ít nhất cũng phải 70%-80%, xét theo mức độ thường xuyên của câu hỏi "Pepsi thì được không ạ?", but it's a different story anyway), Honda thống lĩnh thị trường xe máy (ngày xưa ấy), hoặc cái cách mà hiếm có diễn viên nào sẽ thể hiện thành công Katniss Everdeen hơn Jennifer Lawrence hoặc thuyền trưởng Jack Sparrow hơn Johnny Depp, thì bạn cần phải đối diện với một thứ hiểm nguy lạ kì: "người ta sẽ quên sạch bạn tên gì và bạn là ai."

Đặc biệt là khi sự dễ dãi nhanh gọn của internet làm cho đầu óc con người càng lúc càng lười.

Vậy điều này thì liên quan gì đến việc mình đang đọc dở cái bài báo "oversaturation of Rowling in the news"? Vì bài báo đó đột ngột làm mình nhận ra một sự thật hiển nhiên là bản thân cô Jo là một novelist, chứ không phải là một Đấng Sáng Tạo Thế Giới Phù Thủy. Và nếu, cô ấy dừng lại như cái cách Harper Lee đã dừng lại sau To Kill The Mockingbird, thì cô ấy sẽ mãi mãi là Đấng Sáng Tạo Vĩ Đại trong lòng Potterhead. Nhưng, vì cô ấy đã viết thêm một số tiểu thuyết non-Harry Potter nữa (wow, surprised? then why on earth haven't we know any of them?), và những tiểu thuyết đó, well, có thể nói là không được đánh giá cao như Harry Potter, mình chợt nhận ra cô Jo chỉ là một novelist chưa chắc là xuất sắc. Hoặc giả, vì Harry Potter là một thế giới quá vĩ đại, người ta chỉ bâu vào cô Jo mỗi khi có cái gì đó liên quan đến Harry Potter - vì cổ nắm quyền của một Đấng Sáng Tạo vĩ đại? Nhưng, alert vang lên, khi chính cổ cũng có dấu hiệu bâu vào những thứ liên quan đến Harry Potter.

Sự thất bại thảm hại của The Cursed Child (theo ý mình) dù nó được duyệt bởi cô Rowling và trở thành - đại khái là phần 8 của Harry Potter đã dẫn đến một dạng tâm lý từ chối các sản phẩm hậu-Harry Potter của Potterhead (mình, và vài người), và phản ứng không đủ mức mong đợi của Ilvermorny dù nó được xây lên bởi chính cô Rowling, cũng một phần góp vào tâm lý đó. Giờ thì cô ấy sắp cho ra 2 Ebook về Harry Potter, và mình bắt gặp bản thân mang bộ mặt này =.= khi nghe tin đó thay vì nhảy cẫng lên vui sướng, thì mình biết là có trục trặc gì ở đây rồi. Nếu có thể nhắn tới cô Jo, mình - sẽ như một người quan tâm thứ thiệt, nói rằng: làm ơn dừng lại đi, hãy để thế giới phù thủy gói gọn trong 7 cuốn truyện đó thôi, co kéo thì chỉ có rách áo, chứ cái áo chẳng rộng thêm được...

8/16/2016

Train to Busan: đừng là một con zombie

Mình không thể review mà không spoil nên nếu chưa coi thì vui lòng đừng đọc.

Mình rate Train to Busan 9/10. Mình đã khóc thành tiếng trong rạp. Mình khóc tới nỗi phải ra khỏi rạp 5 phút mình mới tìm lại được giọng nói của mình. Điều này không có nghĩa là bạn cũng sẽ khóc, vì mình vốn là một đứa hay khóc.

Cốt phim không mới. Bạn nhìn trailer là có thể đoán ra nội dung phim rồi. Và kết cấu câu chuyện có thể tìm thấy ở bất kỳ bộ phim "chủ nghĩa tận thế và nhóm người sống sót" nào. Nhưng mà điều mà Train To Busan thể hiện cực tốt ở đây là tầng nghĩa ẩn dụ. Cái gì là đáng sợ nhất trên đời này? Hint: không phải cái chết đâu.

Câu chuyện bắt đầu với việc Bố phải đưa con gái Su-an về Busan gặp mẹ nó - cũng là người vợ đã ly dị của Bố. Và đó là một món quà mà Su-an muốn Bố tặng nhân ngày sinh nhật, "may mắn" làm sao, đó cũng là ngày định mệnh khi mà virus zombie lan tràn khắp nơi, khi họ vừa lên tàu thì cơn bùng phát zombie cũng tấn công thành phố mà họ tới, và con tàu chạy đi giống như thể đoàn người đang chạy khỏi con sóng thần. Một cô gái sau khi bị zombie cắn đã kịp nhảy lên tàu trước khi mọi người biết, và dù cô gái ấy cố gắng buộc chân lại, cố gắng ngăn chặn việc biến thành zombie nhưng cô vẫn bị biến thành zombie và tấn công những người trong toa tàu. Và người trong tàu bỏ chạy, họ chạy đến những toa khác và đóng sập cửa lại. Đoàn tàu chạy đi, cứ chạy đi, không dám dừng ở ga nào, cho đến khi bị gạt ở một ga mà cứ tưởng là được đảm bảo an ninh - ai ngờ lại là một cái bẫy cô lập khủng khiếp, những người may mắn sống sót lại lên tàu, và trong hành trình tự cứu thân, họ bắt đầu lộ ra sự thối nát tận cùng trong tâm hồn họ.

Theo cảm nhận của mình, toàn bộ phim xoay quanh câu hỏi: trên đời này, cái gì là đáng sợ nhất? Và câu trả lời liên hệ mật thiết với tình hình đất nước của chính mình dạo gần đây.

1/ Điểm lay động mình đầu tiên là cái lắc đầu bất lực của cụ già khi cửa đã được mở. 

Đoàn người sống sót ở toa số 15, còn đoàn người nhân vật chủ chốt mắc kẹt ở toa số 13 và toa số 9. Đoàn nhân vật chủ chốt bao gồm: Bố, Su-an, cặp vợ chồng đang mang thai, cặp đôi học sinh (trong đó cô bé gái thì đã lên được toa 15 và tuyệt vọng chờ bạn mình), một người vô gia cư, và một cụ già (em gái của cụ đã ngồi ở toa 15). Lúc đó Su-an kẹt ở toilette toa số 13 cùng cô vợ đang mang thai của cặp vợ chồng và bà cụ và người vô gia cư, và bị bao vây bởi bọn zombie. Còn Bố, người chồng và cậu bé trong cặp đôi học sinh đang ở toa 9, và để đến toa 13 giải cứu người họ yêu thương, họ phải vượt qua 4 toa. Sau khi vất vả vượt qua, họ tìm được nhau. Lúc này, điều cần thiết là họ phải qua cho được toa 15 để ở cùng với "mọi người" và trốn thoát lũ zombie đang đuổi theo phía sau.

Nhưng, họ đâu có ngờ, "mọi người" trong toa 15, những người đồng loại của họ, có trái tim còn kinh tởm hơn zombie. "Mọi người" ở toa 15 đó không tin đã họ đã vượt qua 4 toa có zombie mà vẫn nguyên lành, nên bọn họ nhất định không cho họ vào, dù zombie đuổi đến phía sau, "mọi người" trong toa 15 chốt cửa và dồn sức giữ chặt cửa, nhất định không cho họ vào, một mặt họ phải chiến đấu với zombie, một mặt họ phải chiến đấu với chính đồng loại mình. Cô bé bạn gái bị giữ chặt dù cô cố vùng vẫy để mở cửa cho bạn trai mình, em gái của cụ bà khi thấy bà cụ phía bên kia cửa cũng cố mà chống lại những người ở toa 15 để mở cửa cho họ.

Nhưng đến khi cửa mở (bằng bạo lực chứ không phải sự cảm thông), thì người chồng đã hy sinh, anh bị zombie cắn và quyết định dùng những giây phút tỉnh táo và "người" cuối cùng của đời mình để xông vào lũ zombie, cản bọn chúng, đấm bọn chúng, để cho vợ mình và những người đồng hành thêm vài giây để kịp đến toa an toàn. Trông anh bặm trợn như một đại ca giang hồ, anh có nắm đấm kinh hồn, anh sẽ không phải là người bạn hỏi đường hay hỏi xin giúp đỡ nếu bạn đang bơ vơ ngoài đường đâu, nhưng anh chưa từng bỏ rơi ai cả, anh chưa từng sập cửa trước ai dù điều đó có thể cực kỳ nguy hiểm và bản thân anh sẽ phải trả giá đắt. Anh chưa từng bỏ rơi ai, anh nâng niu vợ mình, và anh đã kịp đặt tên cho cô con gái chưa chào đời của mình, ở những giây cuối, gửi gắm họ lại cho người bạn đồng hành...

Cụ bà thấy hết, cụ mở to mắt không tin được chính mình bị đồng loại không cho vào, cụ sợ hãi những con người đó, đến giây cuối, khi mọi người đã kịp vào, người Bố chuẩn bị nhào ra để kéo cụ thì cụ khẽ lắc đầu, bọn zombie ào tới phía sau cụ. Và cửa đóng lại.

Có người hời hợt bảo: chắc tại chạy không kịp. Nhưng mình thì không nghĩ vậy. Đã muốn sống, thì cái động lực nó to lắm, đã đi được bao nhiêu lâu, chạy được bao nhiêu xa, chỉ còn có 2 bước chân, không lẽ lại "không kịp". Vấn đề là, 2 bước chân này cụ bước đi không nổi. Bọn người ở toa 15, họ có khác gì zombie? Thậm chí, họ còn đáng sợ hơn zombie, bởi vì zombie không còn ý thức, còn họ, cái ý thức của họ, xấu xa vô cùng. Cụ từ chối bước vào đó.

Sau đó, bọn người ở toa 15 dẫn đầu bởi một tay giám đốc ác nghiệt, nhất định không tin là họ không-nhiễm bệnh, bèn cách ly họ dồn họ xuống hành lang phía trước. Cô bé chọn đi theo bạn trai mình. Bọn người đó sợ họ tấn công lên, nên đã tìm mọi thứ để buộc chặt cái cửa ở chỗ hành lang lại. Họ hoàn toàn mặc kệ lũ zombie phía cửa giáp toa 14, họ chỉ lo cái cửa ở hành lang. Em gái của bà cụ, lúc này nhìn thấy chị mình trong đoàn zombie đang kêu gào, bà tự ngồi lẩm bẩm một mình, bà nói chị mình thật ngu ngốc, suốt đời chỉ sống vì người khác, bà còn nói, bọn người toa 15 thật khốn nạn, và bà mở cửa. Bà đi mở cửa cho zombie tràn vào. Toàn bộ người trong toa 15 trừ tay giám đốc chết tiệt và người chỉ huy tàu - cũng chết tiệt không kém - bị zombie tấn công, và trở thành zombie, cái cửa họ dốc sức cột lại, trở thành cái khóa chính họ tạo ra cho bản thân khỏi con đường sống sót. Karma, chưa bao giờ nhanh mà rõ ràng như vậy.

2/ Điều lay động mình lần thứ hai chính là cảnh người đàn ông vô gia cư nhào tới chắn ngang bọn zombie để cho người vợ mang thai và bé Su-an có thời gian thoát khỏi toa tàu kẹt. Khi toa tàu đổ sập xuống, Bố tìm được lỗ chui ra nhỏ chỉ vừa một người, Bố vừa chui ra thì toa tàu nghiêng và có một vật cản nặng nề ngay chỗ đó, Bố đang cố đẩy nó ra thì bọn zombie đập vỡ cửa kính và tràn xuống, thay vì tự cứu lấy thân, bởi trong tình huống này thì một người đàn ông có sức mạnh có khả năng sống sót nhiều hơn phụ nữ mang thai và em bé, thì người vô gia cư - vốn được định nghĩa từ đầu phim là dơ bẩn, nghèo nàn, và nhút nhát, đã dùng thân mình trấn lại, dù bị cắn, dù sẽ bị đè chết khi toa tàu sập xuống, nhưng anh chọn hy sinh bản thân mình để em bé và người phụ nữ được sống. Anh là một con người tuyệt đối cao cả và là một người đàn ông tuyệt đối đáng kính. Điều này tát thẳng vô mặt những người thích định nghĩa người khác bằng vẻ bề ngoài.

3/ Điều thứ ba, là tay giám đốc chết tiệt sau khi dùng rất nhiều mạng người khác cho cuộc chạy trốn của mình, bao gồm cả tay chỉ huy tàu chết tiệt, cô bé của cặp đôi học sinh, kéo theo cả người bạn trai, và cuối cùng là người lái tàu vốn nhảy xuống để cứu ông ta, thì cũng lên được con tàu chạy về Busan. Nhưng ông ta bị nhiễm bệnh.

Người xem không thấy cảnh ông ta bị cắn, càng không thấy vết cắn trên người ông ta, trông ông ta chỉn chu vô cùng, và bản thân ông ta cũng không tin là mình nhiễm bệnh. Đến phút cuối, ông ta phát bệnh và trở thành một con zombie, sau khi nói rằng làm ơn giúp tôi, tôi cần về với mẹ tôi ở Busan...

Ông ta bị cắn khi nào? Mình không tin thiếu sót này là lỗi của bên đạo diễn. Ông ta không cần bị cắn để trở thành zombie, vì bản thân ông ta đã là zombie rồi, con zombie kinh khủng nhất trong lốt một con người, ông ta không có trái tim, ông ta ích kỷ một cách ác độc khôn lường.

4/ Và điều đã làm mình khóc thành tiếng ở rạp (là khóc thành tiếng, điều này ý nghĩa ghê gớm lắm, vì mình trước giờ chỉ chảy nước mắt thôi), là khi Su-an thét gào gọi Bố, Bố ơi đừng đi mà, Bố ơi đừng đi mà. Bố bị cắn rồi. Trong phút cuối khi còn là con người, điều duy nhất Bố có thể làm là đưa Su-an và người vợ mang thai mà Bố đã được người chồng gửi gắm vào khoang tàu, chỉ họ nút dừng tàu khi đến Busan, và Bố dặn dò Su-an không được rời cô ấy, và Bố đi ra ngoài, Bố đi dứt khoát trong tiếng gọi van xin xé lòng của Su-an, trong giây phút cuối cùng, Bố nhớ đến khi Su-an chào đời, Bố bế Su-an trong tay, khi Su-an lần đầu mở mắt nhìn Bố, gương mặt Bố trở thành zombie, tròng mắt trắng bệt, gân máu trồi lên, và trước khi gieo mình xuống khỏi toa tàu, Bố nở nụ cười.

Trên đời này, nơi an toàn nhất là trong vòng tay của Bố. Bố nói với Su-an, khi con bắt đầu việc gì đó, hay cố gắng kết thúc nó. Bố hứa với Su-an sẽ đem bé đến Busan, và Bố đã làm được.

(khi gõ những dòng này, mình vẫn đang khóc)

Và cho mình nói thêm là, bà mẹ nó con khốn nạn nào coi khúc đó mà cười khúc khích bảo "ha ha mắc cười quá", cút đi đồ không có trái tim, vô rạp coi sợ nhất mấy con khốn không có trái tim không biết cảm nhận (hoặc là không dám khóc) phá mood toàn rạp bởi sự ngu xuẩn của bản thân. Cút đi.

5/ Su-an cùng người vợ mang thai nhọc nhằn từng bước đi đoàn tàu đến Busan, đón họ là một cổng chào hun hút phủ xung quanh đầy xác người. Họ không biết sau đường hầm hun hút đó, cái gì đang chờ họ, họ cứ bước đi, lê bước đi trong đau thương tuyệt vọng.

Binh lính Busan đang vây quanh đó, họ thấy bóng dáng 2 người đang khập khiễng bước tới, bóng tối của đường hầm khiến cho họ không phân biệt được đây là người hay zombie, họ nhận lệnh bắn chết từ xa. Nhưng khi người lính đặt tay lên cò súng, họ nghe tiếng hát. Bé Su-an cất tiếng hát, bài hát mà bé đã không thể hoàn thành trong lớp học vì bé chờ ba đến, bé muốn hát cho ba nghe. Bây giờ, khi đi trong con đường hầm hun hút tối, không biết mình đang bị ngắm bắn bởi hàng chục họng súng, bé hát. Và khi tiếng hát vang lên, binh lính nhận ra đó là 2 con người.

Bé hát, và mình lại khóc nữa.

Tóm lại.

Có 2 chủ điểm mà mình nghĩ phim đã cực kỳ xuất sắc thể hiện:

1/ Điều gì là đáng sợ nhất? 

Là sự thờ ơ, ích kỷ của con người. Họ thờ ơ với thiên nhiên - cái nơi làm lò rỉ virus zombie là một "công trình" lớn của công ty người Bố. Nơi họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Đặt tiền lên hàng đầu. Họ thờ ơ với chính đồng loại, khi quyết định bán hết cổ phần mặc cho các tiểu thương sẽ long đong, khó khăn và sụp đổ. Và khi phải chạy cho sự sống sót của mình, người Bố nhận ra điều đó, anh bàng hoàng khi nhìn bọn người trong toa 15 đã thờ ơ ích kỷ với anh y như cái cách anh đã ích kỷ với người khác khi còn ở địa vị có thể ích kỷ.

Không phải chúng ta cũng đang như vậy hay sao?

Fu bảo: tại mày chưa vô cảnh zombie nên mày làm sao biết được khi có zombie thì người ta ai cũng hành động như tay giám đốc chết tiệt kia, vì sự sống mà chà đạp người khác. Mình bảo: có zombie mà, tao đang nói chuyện với một con đấy thôi. (tay giám đốc chết tiệt là cách mình gọi, nó không gọi như thế)

Mình biết mình quá đáng, nhưng việc nó đồng thuận và ủng hộ hành động của tay giám đốc chết tiệt đó làm mình nuốt không trôi. Thứ khốn nạn đó, dù lý do là gì, cũng không đáng được thông cảm một chút xíu nào hết. Và, mình đảm bảo, khi có nạn zombie, mình sẽ không hành động như vậy. Và, đâu cần một nạn zombie để quyết định là sẽ ích kỷ hay không? Mỗi ngày mỗi ngày, trong cuộc sống này, bênh vực giúp đỡ người yếu thế trước cường quyền, bảo vệ công bằng và lẽ phải, tôn trọng lợi ích của người khác, đó không phải là một kiểu chiến đấu sao? Cuộc đời, và xã hội, là một chuỗi dài hơi những chiến đấu, trong đó chủ yếu là với bản ngã xấu xa trong chính chúng ta. Bạn sẽ hành động như thế nào?

2/ Không bao giờ được nhìn chỉ bằng đôi mắt

Rõ ràng, tay giám đốc chết tiệt đó là một con zombie thối nát khủng khiếp trong cái lốt con người mặc suit thắt cravat trịnh trọng đường hoàng. Rõ ràng, người chồng là một con người dũng cảm tuyệt vời và có trái tim rộng lớn, yêu thương vợ con hết mực, giấu trong bộ dạng nhìn có vẻ vừa diêm dúa vừa bặm trợn lại lưu manh. Rõ ràng, người vô gia cư là một con người đáng kính, một người sẵn sàng hy sinh cho người khác, mạnh mẽ và vĩ đại, giấu trong bộ quần áo tả tơi, trong hình hài gầy yếu dơ bẩn hôi hám của mình.

Đừng bao giờ - đừng bao giờ, đánh giá nhân phẩm của một con người thông qua trang phục mà họ mặc và qua bộ dáng của họ. Mấy cuốn tử vi coi tướng, đốt hết đi.

Hãy cảm nhận mọi thứ bằng các giác quan khác. Đôi khi cái phân biệt giữa chúng ta và zombie, chính là âm thanh bạn cất lên, của những người xung quanh bạn cất lên.

Trong đường hầm hun hút, hãy học Su-an, hãy hát, hãy bước tiếp, hãy tin.

8/15/2016

Bitchy cuối ngày.

Nhân dịp thiên hạ thi nhau hashtag first7jobs trên facebook, mà theo ý mình là để kể khổ và ta-đây-đã-từng-rất-tháo-vát-giỏi-giang-đó. 

Mình xin lỗi vì đã thô bỉ, mình chỉ ngửi ra được cái mùi đó thôi, nhưng mà ngoài ra cái đó ra thì động cơ của các bạn ấy là gì? Ahjhj...

Thực ra, suy nghĩ xấu xí như vậy chẳng qua là vì, mình ếu có first 7 jobs rực rỡ như các bạn. Chẳng có cái mie gì mình từng làm xứng đáng cho mình gọi đó là jobs cả. Lần đầu tiên mình làm ra tiền (mà không phải do bame mình trả công) là khi mình được học sinh giỏi và nhận thưởng 50.000đ, sau đó mình nướng hết vô việc mua khô bò và nước ngọt. Tiếp theo thì mình viết truyện teen cleen feen feen và mình gửi cho báo và báo đăng và mình được nhuận bút 400.000đ, sau đó cái truyện teen cleen feen feen đó đoạt giải bố khỉ gì đấy và mình được thêm 1.000.000đ (hình như vậy). Mình chả apply hay qualify hay cố gắng con mie gì, mình chỉ làm trò con bò, và có tiền nhờ cái trò đó - thậm chí còn không nghĩ là mình sẽ có tiền. Thôi. Mình đua đòi mua thiệp về bán thì lỗ vốn, đi năn nỉ bạn bè mua hộ, sau đó mình hùn vốn mở shop kinh doanh với bạn đại học và rã đám trước khi kịp bán cái quần jean đầu tiên, rồi mình tự mở shop kinh doanh và đó là thời gian nhục nhã nhất khi mình nhớ lại vì phải đi năn nỉ người ta mua giùm =.=  Sau đó mình lại đi đầu tư vô sàn vàng với kinh nghiệm zero - cũng do thói đua đòi, và mất sạch $1,000. Và trong những thất bại lớn nhất của đời mình thì mình xếp nó thứ hai. 

Được 7 nghề chưa? Sau tất cả những việc đó, thì mình rút ra được cái gì. 1/ Khiếu thẩm mỹ về quần áo của mình tồi kinh dị. 2/ Mình không hùn hạp được. 3/ Tuyệt đối không quyết định cái gì khi mà bản thân đang căng tràn adrenaline. 

Nhân dịp, mình cũng nói luôn, dù trong CV của mình luôn rõ đẹp với khuôn mặt cười tươi tắn và kỹ năng teamwork và I love to work with people thì thực sự ngoài đời mình mặt than, không hợp tác được vì mình cho là 90% mấy người mà mình hợp tác ngu hơn mình nhiều quá nên tự mình phong cho mình chức lãnh đạo và cư xử bitchy và ra lệnh và sau đó tự làm hết vì không ai làm vừa ý mình và sau đó oán hận bọn họ và mức độ ngu ngốc vô dụng của bọn họ cứ tăng dần lên cho đến khi mình chịu hết nổi và tự đạp bản thân ra khỏi cái "team" đó, và mình khá chắc là mình ghét con người.

Chắc phải có cái label confessions of a bitch who loves being bitchy.

8/13/2016

Pratfall và tiền Tip

1. Pratfall effect - hiệu ứng của việc té dập mông.

Suy nghĩ đầu tiên của mình là tại sao lại là té dập mông chứ không phải là hình thức té khác? Vồ ếch, té dập mặt, khuỵu gối, té nghiêng, dập đầu, gẫy cổ...? Giải thích đơn giản của hiệu ứng này là: khi bạn phạm lỗi, người khác sẽ có xu hướng hoặc là yêu thích bạn hơn, hoặc là chán ghét bạn hơn.

Nhiều trang tâm lý thì chọn cách lý giải của "prafall effect là cái hiệu ứng kỳ cục khi bạn phạm lỗi người ta yêu thích bạn hơn". Khi đọc định nghĩa kiểu đó thì mình be like "O.o WTH?" Có lẽ vì giải thích như vậy sẽ gây cảm giác lạ lẫm xứng tầm chữ "effect" hơn chăng? Vì phạm lỗi xong bị người ta ghét thì là chuyện hoàn toàn bình thường, chả có "hiệu ứng" gì sất?

Như vầy.

Khi bạn hoàn hảo rồi (đẹp, giỏi, giàu, dễ thương, biết ăn nói, lễ phép, chăm chỉ, thông minh, khéo léo, tháo vát, hài hước...) thì bạn phạm lỗi nhỏ tí ti, người ta sẽ thích bạn hơn. Hiện tượng thường thấy nhất là các Idol của chúng ta. Thành viên Z của nhóm nhạc ABC vừa đẹp trai vừa hát hay vừa nhảy giỏi, thì việc anh ta phát biểu hơi ngu một tẹo trên show chỉ làm các fan "awww... he's so cute, so naive, so adorable". Hoặc giả một giáo sư toán cấp quốc tế siêu giỏi siêu thông minh siêu đẹp trai siêu giàu, vô tình tính 1+2=4, bạn sẽ dễ dàng thông cảm và bảo: anh ấy cũng chỉ là một con người thôi mà - anh ấy cũng có lúc phải sai phạm.

Còn khi bạn không hoàn hảo, và đặc biệt không-hoàn-hảo (xấu xí, hôi hám, vụng về, nói chuyện vô duyên, mất lịch sự, học ngu, nghèo... và đặc biệt là khi bạn sở hữu tất cả những điều đó), thì bạn phát biểu ngu một tẹo, làm đổ ly nước, tính sai 1+2=3,5,... sẽ làm cho người ta be like "biết ngay mà, nó mà làm cái gì ra hồn", "eo ôi, đã vụng lại còn láu táu", "úi giời, không biết gì thì đừng có xía vào", "ngu ngốc thì đừng bày đặt nhiệt tình, thành ra phá hoại đấy biết chửa".

Well...

Vậy chúng ta rút ra điều gì từ hiệu ứng này.

1 là phải đẹp, tại sao phải xếp "đẹp" và điều đầu tiên - vì nó dễ nhất ạ. Không cần phải da trắng như Bạch Tuyết, mặt xinh cô bé trà sữa, hay body nóng bỏng như (ai đấy - cái vụ này không rành), ăn kiêng tập thể thao cho giảm cân thân mình gọn gàng tí, chăm sóc da một tí, tóc tai gọn gàng, quần áo lịch sự và có gu một tí, là được.

2 là phải có nghề riêng, cái gì cũng được, biết tiếng Campuchia, biết nấu ăn, biết chơi ukulele, biết chơi cờ, thậm chí chỉ là thuộc làu mấy cái bói toán chiêm tinh vớ vẩn - cũng là một lợi thế vượt trội của bạn. Đừng cái gì cũng nhạt thếch, không biết nói gì, lúc nào cũng "sao cũng được", cái gì cũng không rành không biết. Chán lắm.

3 là cố chỉ phạm lỗi mấy chỗ mình giỏi thôi. Ví dụ như bạn siêu guitar - lâu lâu vô tình gẩy sai một nốt rồi tự cười mình (bao dễ thương), bạn giỏi diễn thuyết - đang nói thì dừng lại ắt xì 2 cái (bao đáng yêu), hoặc bạn giỏi ăn nói - đang làm cho cả phòng phỏng vấn cười rần rần thì cứ vô tình mà làm đổ ly nước rồi cười cầu hòa (bạn sẽ được nhận!).

Dĩ nhiên, thái độ khi làm sai cũng đóng vai trò thiết yếu, làm sai rồi đập cái này cái nọ tức giận gào rú thì có ma nó yêu nhé!

Những điều nói trên không áp dụng trong những trường hợp sau:

1/ bạn siêu đẹp - đủ đẹp để che hết mie nó mấy khuyết điểm khác, đẹp tới nỗi người ta phải bảo "thôi nó đẹp quá mà, ngu là đúng rồi",

 2/ hoặc bạn đủ giàu - giàu đến mức bạn có làm cái gì ngu thiên hạ cũng cố mà đoán coi hành động đó chắc có "thiên cơ" gì đây - nó giàu thế cơ mà, phải có lý do nó mới làm vậy chứ sao nó ngu được. -hết-

ờ quên, nói tới đây mới hiểu tại sao lại là "té dập mông", vì cái tư thế lúc té dập mông í, nếu bạn xinh, bạn dễ thương, người ta sẽ thấy ôi thật là đáng yêu, còn nếu bạn xấu, hôi, thì người ta sẽ bảo, giời ơi đau mắt vãi nồi, tướng tá gì thô bỉ thế kia. Cú té dập mông ít gây thương tích cho người bị té, chủ yếu tác động tâm lý đến người xem thôi. Còn té dập mặt, gẫy cổ, vồ ếch... mấy cú đó nguy hiểm quá - nếu người xem còn chút nhân tính nào thì họ sẽ chạy đến đỡ bạn chứ hơi đâu mà ngồi xem con bé nó té vậy thì yêu hơn hay ghét hơn.

2. "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn"?

Mẹ mình hay bảo vậy, nhất là lúc lên xe (thuê xe đi đâu đấy), mẹ mình thường boa tài xế trước, mẹ mình bảo chi tiền rồi cái gì cũng dễ, bảo đi thêm chỗ này chỗ kia tài xế cũng vui vẻ, chứ đến cuối mới đưa thì chuyện đã xong rồi, vui vẻ cm gì nữa.

Mình chép miệng, có thể là "khôn" trong giai đoạn ngắn, nhưng về lâu về dài thì chẳng khác nào lấy đá đập vô chân mình hết. Bản chất của tiền tip/tiền boa là gì? Là sự khen thưởng có kèm quà tặng tài chính cho người phục vụ vì họ rất cố gắng làm tốt việc của họ. Ví dụ, bạn đi ăn, đáng lẽ người phục vụ chỉ có nhiệm vụ bưng đồ ăn ra cho bạn, nhưng họ cười với bạn, chúc bạn ăn ngon miệng, châm thêm nước khi ly của bạn cạn, dọn sạch bàn cho bạn, và nếu bạn lỡ ói vô chén của bạn thì họ cũng phải dọn, và bạn cảm kích quá, họ làm bạn vui ngoài mong đợi, nên bạn cho thêm một khoản.

Tại sao nhà hàng không để luôn tiền tip trong tiền đồ ăn? Gần đây mình có đọc 1 post về anh kia không tip nhân viên (post của trang nước ngoài - phương Tây), thay vào đó ảnh kẹp một tờ card nói về việc ảnh mở fanpage/website để xuất dự luật cho bang là tăng tiền lương của nhân viên phục vụ, ảnh cho rằng điều đó sẽ tốt hơn.

Well...

Ảnh đúng, vì theo lý luận của ảnh, việc phải tip cho nhân viên phục vụ (mà tỉ lệ khá cao) khiến cho người ta ngại đi ăn ngoài, đặc biệt là những người không có điều kiện tốt lắm, như vậy doanh thu nhà hàng sẽ giảm. Thêm vào đó, nếu thu nhập của người phục vụ tùy thuộc vào tiền tip nhiều hơn tiền lương, họ sẽ gặp nhiều bấp bênh trong cuộc sống hơn, vì đâu phải ai cũng tip hào phóng, có người keo chít bỏ ấy chứ.

Nhưng, ảnh cũng sai. Vì việc phát sinh tiền tip vốn là để kiểm soát thái độ của người nhân viên phục vụ - họ làm khách vui, họ được tip nhiều, thái độ họ không tốt, họ được tip ít hoặc không được cho tiền tip. Dùng tiền làm công cụ quản lý giúp cho nhà hàng tiết kiệm chi phí giám sát, và tăng độ khách quan trong việc đánh giá nhân viên phục vụ.

Vậy mình có ủng hộ cái dự luật này không?

Quay lại đầu bài, mẹ mình bảo "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". Mình nghĩ tới hệ quả: nếu giới tài xế bắt đầu thói quen "nhận tiền tip trước rồi mới phục vụ cho tốt" thì sao? Giả sử mình lên xe mà không tip, họ sẽ lái xe ẩu, sẽ không chịu ghé vào các địa điểm tham quan, sẽ có thái độ bất lịch sự? Nếu vậy, thì không phải chính đồng tiền của mình đã spoil họ hay sao?

Thành thử ra, mình không ủng hộ cái dự luật này. (Ủa gì trớt quớt vậy.)

Mình nghĩ, nên trả tiền tip về đúng bản chất của nó: một món quà cảm ơn dành cho người phục vụ nếu họ phục vụ tốt và được chi SAU bữa ăn/chuyến du lịch/massage... Tuy nhiên, hãy để tiền tip là một "niềm vui bất ngờ" không phải khi nào cũng có của người phục vụ. Người phục vụ nhận tiền tip với thái độ biết ơn, chứ không phải mặc định là phải có - không có thì khách bất lịch sự. Để làm được điều đó, mình phản đối việc chủ nhà hàng trả lương thật thấp cho nhân viên để cuộc sống của nhân viên phụ thuộc vào tiền tip.

Mình ủng hộ việc tăng lương nhân viên phục vụ. Và vẫn giữ tiền tip, giữ, chứ không bắt buộc.

Và mình lại nghĩ, như vậy cost sẽ lên cao, khách hàng sẽ phải chịu khoản giá cao hơn cho đồ ăn, vậy thì họ không còn tiền để tip nữa?

Mình ngu quá trời. Nhưng, làm gì có giải pháp nào trọn vẹn đôi đường.

8/08/2016

Primer (2004)

Mình hay nghĩ, là nhiệm vụ của tác giả làm cho khán giả/độc giả hiểu tác phẩm của mình, hay là nhiệm vụ của khán giả/độc giả cố gắng để hiểu tác phẩm của tác giả?

Đến giờ thì nhận ra, là nhiệm vụ của tác giả - nhưng không phải để làm cho khán giả / độc giả hiểu tác phẩm, mà là kích thích vừa đủ để họ đi tìm hiểu tác phẩm. Ví dụ, mình đã xem Primer, mình thấy đây là một tác phẩm làm xuất sắc nhiệm vụ khiến cho người xem phải bỏ công đi tìm hiểu nó.

Deep down inside, (mà với một số người thì không deep down lắm, một số nữa thì không deep lắm, và đa số còn không thèm inside cơ) con người ai cũng muốn chứng tỏ bản thân thông minh hơn người khác. Cái gì là điểm kích thích nhất của Primer? Mình không nghĩ là plot, plot Primer không mới, du hành trong thời gian là khái niệm ám ảnh con người nhất, hấp dẫn con người nhất. Ai mà không mơ đến việc sửa chữa một lỗi sai trong quá khứ? Ai mà không mơ đến việc nắm được thông tin trong tương lai rồi tìm đến quá khứ của mình mà trục lợi từ đó? Ai không từng một lần tò mò - ồ tương lai sẽ ra sao? - mà là việc nó được tạo ra bởi một đạo diễn - kỹ sư chứ không phải một đạo diễn bình thường, việc nó được đánh giá theo mình là overrated bởi các nhà phê bình phim, và việc báo chí và các bài phê bình tung nó lên như là một siêu phẩm của dòng phim "cỗ máy thời gian".

Điều làm mình nghĩ nhiều nhất trong phim là việc cái máy đó chỉ có thể đi ngược thời gian, không đi tới được. Nói cách khác, nó giống như một cái máy chiếu phim mà chỉ có thể dùng nút rewind để quay lại chứ không dùng forward để tua nhanh được. Aaron đã băn khoăn về việc sống trong một thế giới mà bản thân mình đã biết chuyện gì sẽ xảy ra, không còn điều gì bất ngờ nữa - và đây là chi tiết mà mình "cảm" nhất phim - dù nó chỉ là một lời thoại ngắn ngủi mà chẳng ai thèm để ý.

Hồi trước, mình coi CardCaptor Sakura (xin lỗi, so sánh gì mà khập khiễng), mình bị Clow ám bởi câu trả lời của ông khi có ai đó tại sao lại muốn truyền năng lực cho Sakura - như vậy ông sẽ không còn pháp sư mạnh nhất nữa: ta không muốn làm pháp sư mạnh nhất để biết được tương lai, ta mạnh đến nỗi biết trước mình sẽ chết như thế nào, vậy thì làm sao vui sống cho được. Sakura thì khác, pháp lực của Sakura mạnh đến nỗi có thể phong bế khả năng nhìn thấu tương lai này, cho nên cô bé sẽ không sao. Lúc đấy mình hơi sững sờ và không hiểu, pháp thuật mạnh đến nỗi có thể tự phong bế chính nó? Nghe ngược ngạo và khó hiểu. Sau này, khi xem Edge of Tomorrow, khi Cage tự dưng lại có được khả năng đi ngược thời gian mỗi khi chết - nhìn qua thì cứ tưởng đây là lợi thế tuyệt đối, nhưng hóa ra đó lại là vết thương chí mạng, anh ấy sống 365 ngày giống nhau - cùng cô gái mà anh ấy thương yêu, nhưng cô ấy thì mãi mãi chỉ sống 1 ngày và chẳng bao giờ nhớ anh ta là ai mỗi khi gặp lại (nghe giống giống 50 first dates - có điều plot u ám hơn). Anh ấy cứ nhìn cô ấy chết đi, rồi lại chết đi, rồi lại chết đi. Và điều kinh khủng nhất là cô ấy không biết điều đó - cô ấy cứ hy vọng mọi chuyện sẽ khác, còn anh ấy thì cứ phải nhìn cô ấy chết đi trong bất lực, đến lần gần cuối, anh ấy năn nỉ cô ở lại căn nhà hoang, cùng anh ấy nghỉ ngơi một chút, cô ấy cứ đòi phải đi tiếp, và anh ấy phải nói rằng - chúng ta đã thử cả trăm lần nhưng chẳng bao giờ qua được đoạn này - lúc cô lên máy bay thì cô sẽ chết, lúc cô đi ra vườn thì cô sẽ chết, không có đường nào cả. Và khi cô chết - anh tuyệt nhiên muốn quay lại quá khứ để cô sống, anh không muốn mình thành công trong một ngày không có cô...

Thôi quay lại vấn đề. Lan man quá.

Muốn tìm lời giải thích cho Primer thì mọi thứ đầy trên mạng - chút vốn tiếng Anh là đã đủ. Nhưng khi mình xem phim, mình thấy quan trọng nhất không phải là nắm toàn bộ chi tiết, mà là cảm được bộ phim này là về cái gì. Từ đó mình sẽ tự động hiểu ra những thứ mình không hiểu. Plot đơn giản (dĩ nhiên là phần cấu tạo thì phức tạp), nhưng vấn đề chỉ xoay quanh việc: time-travel, và lòng tham của con người là không đáy - không có cách nào kiểm soát được nó. Aaron và Abe là kỹ sư, cách nghĩ của họ khác và lòng tham của họ khác với người thường. Ví dụ như là mình, mình chỉ tham của cải, nếu có thể quay về quá khứ, mình sẽ tận dụng kiến thức tương lai để kiếm tiền - vậy thôi. Nhưng Aaron thì khác, anh ấy muốn được tìm hiểu nhiều hơn, muốn được tương tác nhiều hơn, khi anh ấy nói về việc anh sẽ muốn đấm vào mặt một người, sau đó quay về quá khứ để nói với bản thân là đừng có làm như vậy - chỉ là để thử cảm giác đấm vô mặt thằng đó xem sao, thì đó chính là lúc lòng tham bắt đầu lăn như một quả cầu tuyết, càng lăn càng to, càng lăn càng rối, rối không cách nào gỡ được.

Khi Aaron và Abe thấy một người khác - cụ thể là cha vợ của Abe, với tình trạng chắc chắn là đã du hành về quá khứ, họ bắt đầu phát hiện ra mọi việc vượt quá tầm kiểm soát, họ hỏi nhau và không biết ai trong số họ-của-tương-lai để nói ra việc time-travel này cho cha vợ của Abe (vốn là nhà đầu tư của họ). Họ mù mờ về tương lai, và cảm thấy sợ hãi - hẳn là phải có một việc gì đó nghiêm trọng thì thông tin mới bị xì ra như thế. Họ là những người duy nhất biết về cỗ máy - và trừ phi, một điều thật tệ hại xảy ra, một điều thật cấp bách, họ mới nói cho người khác biết - vậy việc đó là việc gì? Có ai "đã-sẽ" chết không?

Để thử cảm giác này, bạn hãy viết thư gửi cho chính bạn trong 5 năm tới. Và khi viết được giữa chừng thư - hãy hỏi về những người xung quanh bạn, rồi bắt đầu suy nghĩ cho chính mình - có khi nào bạn đã chết và không bao giờ nhận được lá thư đó hay không. Mình đã thử, cảm giác rất là, để coi, kinh khủng.

Và sau đó là một màn rối ren không biết ai là Aaron nào, ai là Abe nào. Họ quay về quá khứ, nhưng cái quá khứ này không được sắp đặt trước - những Aaron quá khứ và Abe quá khứ không biết là Aaron tương lai và Abe tương lai sẽ quay về, nên chính Aaron tương lai và Abe tương lại phải đánh gục họ để không bị lộ ("thật là dễ dàng khi biết người mà bạn muốn đánh gục sẽ ăn sáng bằng cái gì" - trong trường hợp này, là chính bạn). Lúc này, Abe và Aaron không đơn thuần quay về quá khứ để kiếm chác và giữ chặt nhịp sống nữa, họ quay về quá khứ để cố mà tránh tương lai - lúc này đã cực kỳ nguy hiểm và mờ mịt, nói chính xác, họ quay về quá khứ để tránh hiện tại. Đến nước cuối cùng, Abe quay về cái buổi chiều hôm đó - cái buổi chiều mà anh đã nói cho Aaron biết về sự tồn tại của cỗ máy thời gian đó. Nhưng, Aaron đang ngồi nghe anh nói, không phải là Aaron của quá khứ, mà là Aaron của tương lai còn xa hơn anh, Aaron đã biết đến đến sự tồn tại của cỗ máy - biết đến cả kế hoạch muốn thay đổi quá khứ của Abe - Aaron quay về, và tránh cho chuyện Abe thay đổi quá khứ.

(mình chỉ nắm được nhiêu đó, và mình không cố tìm hiểu thêm nữa)

Lại có một đoạn đối thoại mà mình nhớ kỹ: không biết điều gì kỳ quặc hơn: cô tiếp tân khách sạn cứ nhìn thấy 2 thằng đàn ông thuê phòng khách sạn trong 6 tiếng mỗi ngày, hay là người gác cổng ở cái hầm bảo mật - mỗi ngày đều thấy 2 người vào nhưng không thấy họ đi ra. Đây là cỗ máy thời gian hoạt động hợp lý nhất mà mình từng được coi. Hợp lý tới ám ảnh - cái lỗi nhỏ xíu của toàn bộ quá trình chính là - họ không có cách nào làm cho người gác cổng thấy họ đi ra được. Bạn cứ thấy họ đi vào, và họ biến mất, và họ lại đi vào, và họ biến mất, ... Bạn có nhớ Interstella không? Lúc tiến sĩ Brand chạm khẽ tay vào cái mớ - có lẽ là từ trường - xung quanh cô khi cô đi xuyên qua cái ống thời gian, cô xúc động bảo đó hẳn cái bắt tay đầu tiên với những người sống và kiểm soát không gian 5 chiều - họ kiểm soát được chiều thứ 4 hay gọi là chiều thời gian - thứ mà chúng ta đang đi 1 chiều. Chúng ta không thấy được "họ" - giống y như cách mà người gác cổng không thể thấy được cảnh Aaron và Abe đi ra khỏi cái hầm bảo mật.

Với mình, Primer không phải là một bộ phim quá hay. Mình thấy cách ráp phim của Shane Carruth còn tự tin hơn Nolan ở Memento. Hoặc là do bộ phim kinh phí thấp. Carruth mặc định là người xem chính là người đi cùng với họ trong thời gian - nên người xem sẽ tự hiểu điều gì xảy ra. Bộ phim đạt được thành công nhất định - chí ít là kích thích người ta đi tìm hiểu xem ủa cái plot đó là thế nào, và vài câu kích động của báo chí - "nếu chỉ xem một lần mà hiểu thì bạn có đầu óc siêu việt" (ối!) Mình thì không thích, mình chỉ thích "cảm phim", chứ không "hiểu phim". Đối với mình, thì phim cũng chỉ là một sản phẩm do con người tạo nên, nó hoàn toàn có thể mắc lỗi, cố đi tìm hiểu và hợp lý hóa mọi thứ thì không khác việc bạn cố đi giải một bài toán bị ra sai đề - hoàn toàn phí công.

8/04/2016

Hôm nay con Múp mở facebook mới, nó add mình, và post của mình ngập facebook nó. Thì mình phát hiện ra là mình nói hơi nhiều trên mạng xã hội quá đông kia rồi... Mình thấy hơi mắc cỡ. Nhu cầu được nói của mình rất lớn, đụng cái gì mình cũng nói được. Ý mình là, viết được. Mình không có nói được.

1. Thành phố càng lúc càng đông, người ta không còn đủ đất để ở nên chia cắt nhau cả bầu trời. Lúc trước, mẹ mình không đồng ý mua căn hộ, vì giống như là "mua một khoảng không". Mình ở nhà đất, rủi có sập thì mình còn miếng đất, xây lại từ đầu, chứ ở trên không như vậy, đâu có chỉ chỏ lên đó để mà nói "cái khúc không khí kia là của tôi".

2. Chưa bao giờ thành phố lại nhiều cần cẩu đến như thế này. Bất kỳ khu vực nào cũng có cần cẩu rất cao - đại diện cho một công trình đang được xây dựng. Mình nghĩ, cần cẩu - kéo cả tương lai thành phố đi lên. Mẹ mình lại bảo, rồi chẳng mấy chốc thành phố sẽ giống với Singapore, giống với Hồng Kong, nơi mà những tòa nhà đâm thủng bầu trời.

Hôm nay mình chạy qua quận 7, và hơi hoảng khi chạy phía dưới những cao ốc cao tầng nối tiếp nhau. Cảm giác như lọt thỏm giữa những khối bê tông, những tấm kiếng khổng lồ. Giống như mình là người tí hon lỡ lạc vào cái xứ gì đâu mà toàn những thứ to lớn. Mình nhìn khu căn hộ cao cấp dựng thành nhiều block liền kề nhau, tự hỏi, những ngôi nhà ở giữa có bao giờ thấy mặt trời? Dạo gần đây, khi tòa nhà gần khu mình ở xây lên tới tầng 12, khoảng 3g30 chiều mình sẽ có cảm giác trời đã tắt nắng, đến lúc lấy xe chạy ra khỏi thì mới phát hiện nắng vẫn chưa tắt đầu, chỉ là cái bóng của tòa nhà cao tầng đó lớn quá, che hết mặt trời.

Mình hình thành một suy nghĩ về cuộc sống phía trên đó, và cuộc sống phía dưới này. Ở trên cao, người ta đón hết ánh nắng, chừa lại cho những người phía dưới nhiều bóng râm, và gió. Phía dưới một tòa nhà cao tầng luôn là gió, rất nhiều gió. Đặc biệt là khi giông bão. Tuy nhiên, đời sống phía dưới chẳng biết, hoặc chẳng quan tâm, về cái mà họ có được - hoặc mất đi.

3. Hôm bữa chạy lên cầu BL, từ chân cầu chạy lên tới đỉnh, thì tự dưng sững sỡ vì bầu trời trước mặt sao đẹp quá, rộng thênh thang và xanh ngắt. Tự nhiên hùng vĩ. Mình nhớ có một lần vào khoảng 5-6 giờ, mình chạy lên một chiếc cầu nhỏ, và phát hiện mặt trời đang lặn ở phía tay phải, đẹp y như mặt trời đã lặn ở Phú Quốc.

Tự dưng nhận ra, giữa một thành phố đầy bê tông cốt thép như thế này, thiên nhiên vẫn còn ở đó và thật kỳ lạ, cứ nhảy bổ vào người ta, làm người ta sững sỡ những lúc bất ngờ nhất. Len lỏi như một cảnh hoàng hôn trên cây cầu cũ. Hoặc bổ nhào như bầu trời vĩ đại trên cây cầu rất cao.

8/02/2016

Âm thanh & Telesale

Mình là một đứa bị, ừm, thanh khống. Nhớ hồi đi đám cưới bạn T, có chú kia mà mỗi lần chú há mồm hát thì mình không cách nào nuốt nổi đồ ăn, bạn mình nói mình làm quá, nhưng mình biết bản thân mình không có làm quá, mình không có nuốt nổi...

1. Bởi vậy, trưa nay, khi mình đang đọc cuốn Hiệu Ứng Chim Mồi (by the way, good book!), thì trước cửa mình có 2 chú bán vé số đi ngang, đi rất chậm, và hát vọng cổ (hoặc cải lương, mình chưa phân biệt được 2 thể loại này), và âm thanh được khuếch tán khủng khiếp bởi dàn loa chỉ có treb mà không có tí bass nào, và mình không đọc nổi cuốn sách nữa, cái mình có thể làm, là trân mình chịu đựng cho 2 chú ấy đi xa. Trong lúc đó, đầu óc của mình tua liên tục từ hình ảnh dàn múa lân xông vào nhà người ta đứng múa và đánh trống, múa mãi đánh mãi đến lúc chủ nhà chịu không nổi ra yêu cầu đi thì blackmail người ta bằng cách "cho tiền mới đi". That's the most shameless blackmail ever! Đến câu chuyện lan truyền trên facebook bữa giờ, mình biết đến thông qua trang Khải Đơn về một người phụ nữ khỏe mạnh quỳ ăn xin trên đường mà theo lời đồn là thu nhập mỗi tháng gần 40 triệu.

Và sự liên kết vi diệu ấy kéo mình đến một suy nghĩ: ăn xin một cách im lặng, hay "bán-nghệ" một cách khủng khiếp như vậy.

Mình thì ưng ăn xin một cách im lặng hơn. Đơn giản là mình thích im lặng.

2. Mình ghét telesale.

Và mình phát hiện ra một thứ còn khó chịu hơn telesale: telesale bất lịch sự. Và mình sẽ đưa ra mấy ví dụ siêu bất lịch sự để ... chắc là để giải trí thôi.

1/ Các bạn Dai Ichi Life và các bạn NiNa

Mình hỏi thiệt, các bạn đang target customer kiểu gì vậy. Tỉ lệ convert ra hợp đồng quan trọng hơn là số khách hàng tiếp cận chứ nhỉ? Bạn gọi 20 người, 10 người ok hợp đồng thì hay hơn là bạn gọi 200 người nhưng được có 2 cái hợp đồng chứ? Right? Target đúng tiết kiệm cả sức lực của người gọi lẫn người phải nghe cuộc gọi. Và một trong những cách target đó là database filter! Mình đã từ chối 8 lần trong tháng thì bạn phải ngưng đi chứ, bạn vẫn gọi lần thứ 9 là sao!!! Bạn hãy để mình thở một chút, mỗi tháng bạn gọi 1 lần - vừa đủ nhắc lại thương hiệu, vừa thăm dò nếu khách hàng thay đổi ý kiến, vừa tạo ấn tượng chăm sóc khách hàng. Chứ bạn gọi với tần suất 2 lần 1 tuần thì cả bạn và mình đều mệt đấy ạ. Và bạn biết điều đó chứng minh cho cái gì không? Rằng đối với bạn, mình không là cái gì ngoài 1 dãy số trong danh bạ. Và khi bạn đối xử với khách hàng không khác gì ngoài 1 dãy số trong danh bạ thì bạn hãy chuẩn bị tinh thần bị khách hàng đối xử như thể kẻ thù của họ nhé.

Nhưng, về mặt nào đó, các bạn Dai Ichi Life vẫn chừa đường cho mình sống với tần suất 8 lần/tháng, chứ các bạn ở công ty NiNa chuyên thiết kế website thì thực sự là đã ép mình tới hấp hối trong những ngày đầu thành lập doanh nghiệp, theo thông tin mình có được khi phỏng vấn 1 bạn telesale thì ở công ty NiNa có tới 300 bạn telesale, và mình cho mỗi bạn 1 danh sách giống nhau (hoặc cách tìm nguồn khách hàng giống nhau), nên mình vừa lịch sự từ chối bạn này được 5 phút, thì lại phải lịch sự từ chối bạn kia, và 5 phút sau đó lại phải lịch sự từ chối bạn nọ, và bạn thứ tư kém may mắn nhất khi mình bỏ từ "lịch sự" trong việc từ chối. Mình yêu cầu gặp quản lý của bạn ấy, bạn ấy không cho, và mình đã quát bạn ấy, vâng, khi bạn đối xử với khách hàng không khác một dãy số, thì bạn chuẩn bị tinh thần là bị đối xử không khác kẻ thù của họ đi.

Đến bạn thứ 10 trong 2 ngày, thì mình quyết định nếu từ nay về sau mình có nhu cầu gì về website thì mình cũng gạch bỏ tên công ty này ra khỏi đầu. Tới cuộc gọi thứ 15 thì mình quyết định đem tên công ty này bêu rếu và cảnh giác trên facebook của mình cho tất cả bạn bè mình thấy, và tới cuộc thứ 20 thì mình hứa mình sẽ đem công ty này vô case study những telesale thất bại nhất thế giới.

2/ Vấn đề bự thứ hai đó là vấn đề lừa đảo.

Ồ dĩ nhiên không phải lừa đảo phi pháp rồi, điều đó thì quá đáng quá mức.

Ý mình là vầy:

Dạo này Daiichi Life có chiêu gọi điện thoại mới, nói là gọi từ nhà hàng 5 sao nào đó và mời đi đến buổi tiệc nội dung chăm sóc sức khỏe...

Mình nhớ hồi xưa mình làm bảo hiểm - chuyên bán cho các công ty, nhiều khi để thông qua được cô tiếp tân, mình không dám tự xưng là gọi tới từ bảo hiểm G, mà toàn tự xưng là "trung tâm chăm sóc phúc lợi nhân viên" hoặc "công ty dịch vụ chăm sóc phúc lợi nhân viên của Nhật Bản". Lúc đó, mình nghĩ, không phải hoàn toàn là lừa đảo đâu, đó là một trick, hay một cách chơi chữ để "nghe có vẻ quan trọng" và được nối máy với người phụ trách, thay vì bị cúp điện thoại bởi cô tiếp tân.

Giờ thì mình thấu hiểu cảm giác của người nghe lúc đó rồi. Cảm thấy "mất thì giờ". Thực sự mất thì giờ quá trời quá đất. Nói quanh co lòng vòng một hồi, quy lại cũng chỉ là công ty bảo hiểm muốn mời đi dự tiệc để mua bảo hiểm. Thậm chí, mình còn thấy: bản thân người gọi biết là nếu xưng là Daiichi Life thì người nghe sẽ cúp máy, nhưng thay vì cố thuyết phục và nói ra lợi ích của việc mua bảo hiểm (điều mà mình hoàn toàn công nhận), thì họ lại xoay sang lừa đảo người nghe, nói quanh co là mình gọi đến từ nhà hàng này nọ. Mình không biết ai dạy cho các em telesale chiêu này, nhưng, sai rồi, chiêu này sai rồi... Chính bạn còn không tự hào và tin tưởng công ty bạn, thì làm sao mình tin cho được?

3/ Hãy chuẩn bị một tinh thần tốt khi gọi điện thoại.

Phải cười. Khách hàng thô lỗ thì mình xin lỗi đã làm phiền, khách hàng lịch sự thì mình cảm ơn, khách hàng đồng ý thì dĩ nhiên là chăm sóc tận răng, nhưng khách hàng từ chối thì mình cũng xin lỗi đã làm phiền và tươi cười chúc chị một ngày vui vẻ, và để khách hàng cúp máy trước. Không làm được như vậy, đừng gọi điện thoại.

Hôm trước có 1 con bé gọi điện cho mình giới thiệu dịch vụ website, giọng nói thì nhỏ, tín hiệu rè rè, nói kiểu buồn ngủ theo phong cách "tao không không gọi đâu nhưng tao phải gọi" (ơ, thế tao có muốn nghe đâu mà vẫn phải nghe đây này, đồ khó ưa!) mình vừa rất lịch sự bảo "chị cảm ơn, nhưng chị không có nhu cầu" thì cúp máy cái rụp vô trong mặt mình. Tại sao mình biết đó là cúp máy vô mặt mình mà không phải do tín hiệu? Là do trước đó mình nghe một tiếng thở dài chán nản. Tiếc là, mình không kịp nhớ tên công ty để bưng lên đây.

Khi bạn thô lỗ với khách hàng, bạn đang bán đứng công ty mình đang làm, bạn đang bôi tro trét trấu vô danh dự và uy tín của công ty. Làm như thế, bạn khốn nạn lắm. Nói thật, nếu việc lặp đi lặp lại cuộc gọi là sai lầm trong database, và việc có mùi lừa đảo là sai lầm trong script, thì việc này - lỗi hoàn toàn ở người gọi, là sai lầm trong attitude. Bán hàng, mà sai lầm trong attitude là điều không thể chấp nhận được.

4/ Biết mình đang gọi cho ai.

Làm ơn gọi cho đúng tên khách hàng! LÀM ƠN! PLEASE! ONEGAISHIMASU! S'IL VOUS PLAIT!

Mình đã rất nhiều lần kềm chế cảm giác muốn dập điện thoại ngay khi người gọi hoặc là vấp váp khi đọc tên công ty mình hoặc là đọc sai tên công ty mình. Chẳng hạn: "cho em hỏi có phải là công ty,... ờ, Little... ờ, Duck... không ạ?", hoặc tệ hơn, "cho em hỏi có phải là công ty Duck Little" không ạ? "

You oughtta be kidding me.

Bạn đang muốn bán sản phẩm cho mình nha, bạn đang muốn móc tiền của mình nha, và tiền của mình thành tiền lương cho bạn nha, và tiền của mình nuôi sống bạn nha, bạn có thể nào vui lòng nắm được cái tên của người sắp nuôi bạn không? Không à, vậy thì khỏi. Đó là sự tôn trọng tối thiểu bạn dành cho khách hàng mà, telesale.

Còn ví dụ như tên khách hàng khó gọi quá, thì hãy tra google xem gọi thế nào, không có luôn thì cứ gọi theo cách của bạn, rồi nếu gọi sai thì nhờ họ chỉnh lại và cảm ơn họ vì đã chỉnh lại cách đọc cho bạn. Vậy thôi, trong mọi trường hợp - sự chân thành quan trọng hơn kiến thức.

5/ Tóm lại.

Hãy học tập các bạn Prudential cho vay vốn (chỉ là lĩnh vực cho vay vốn thôi). Tần suất gọi theo mình quan sát là 1 lần/tháng (hoặc 2 lần/tháng). Giọng điệu luôn vui tươi, giới thiệu rõ ràng, và khi mình từ chối thì vẫn vui vẻ: vậy chị lưu số em nha, mai mốt chị có cần vay vốn thì liên hệ em nha, cảm ơn chị. Dù không bao giờ mình lưu số, nhưng mình thích kiểu kết nhẹ nhàng như vậy.
Mei. Powered by Blogger.
© Moonland 2012 | Blogger Template by Enny Law - Ngetik Dot Com - Nulis