4/28/2010

che mắt lại !!!!!


che mắt lại mau !!!!!!
vì sau đây là hình yaoi hardcore !!!!



cảnh 1: một người thì tấn công tới tấp, một người thì KHÔNG THÈM phòng thủ...
và kết quả là ĐÂY



cảnh 2: chụp được trong lúc đang hành sự !!!!!!!!!!

hot hot hot hot hot hot hot!



và tấm này bonus cứu vớt sự chong xán vốn đã mất từ lâu của một kẻ giả ngây




trích từ: truyện KIZUNA
mangaka: Kizuma Kodaka
được download từ: THELOY.NET
[trang web đã [...] nên đừng cố gắng tìm kiếm ~ đau lòng thay ~]

vài dòng:
tớ không thích nét vẽ của tác giả này lắm ~ nhưng chibi thì cực kỳ ok ^^
càng lúc càng có cảm giác: truyện tranh và phim ảnh chẳng qua là trá hình của văn chương, vì nội dung vẫn là quan trọng nhất ~

kết ngày ^^

4/26/2010

lý thuyết chọn nghề


1/ Nhóm ngành kinh tế càng lúc càng hút nhiều thí sinh hơn, neh?

2/ Cái nào là bất hạnh hơn, biết mình thích cái gì nhưng không thể theo đuổi nó, hay là không biết mình thích cái gì.


Tôi chỉ chơi quiz khi nào cảm thấy bản thân mình cần được khen ngợi thôi.

Hiểu không?

Nghĩa là tôi vốn đã biết trước đáp án rồi, và cố tình chọn sao cho đáp án giống như cái tôi muốn. Nghĩa là, ví dụ như cái khi làm cái quiz mang tên “bạn là con người như thế nào” thì đáp án cho tôi không phải là “tôi là con người như thế nào”, mà là “tôi THÍCH con người như thế nào”.

Và tôi – không phải dạng cá biệt trong chuyện này. Chỉ là, tôi là đứa nhận ra điều đó.

Nghĩa là, khi bạn chơi quiz, bạn cũng sẽ ra kết quả giống tôi, nhưng ~ phần đông bạn không nhận ra điều đó, chỉ trầm trồ “ồ, thật là đúng”, mặc cho nó sai toét…

Điều này làm tôi nhớ đến một câu: sở thích – chẳng qua là những thứ pop-up trong đầu khi mà người ta cần ghi lưu bút thôi.

Ví dụ, có người bảo “yêu mưa”, nhưng nếu trời đổ mưa ngay khi người ấy định ra ngoài đi pic-nic, thì còn yêu nổi không? Ví dụ, tôi bảo mình thích màu xanh, nhưng rõ ràng tôi cảm nhận cái áo sơ mi màu hồng kia đẹp hơn hẳn. Ví dụ, bạn bảo “thích trẻ con”, nhưng… nếu chúng nó hư hỏng, vô lễ và không nghe lời… hoặc nếu bạn phải giữ chúng, mà lại đang có một đống bài tập chờ giải quyết?

Sở thích, Không-bao-giờ là cố-định cả.

Chắc chắn có một lúc nào đó, ca sĩ ngán việc phải hát, nhà văn chán phải viết, họa sĩ muốn ngừng vẽ tranh và designer muốn trốn tránh việc thiết kế. Đó không phải là stop+v-ing, đó là stop+toV mà thôi. Chẳng hạn như, viết mãi những lời nhảm nhí này làm tôi thấy mệt, nên tôi đi tìm hình về để vẽ vời. Trong một tương lai hoặc rất gần hoặc khá xa, tôi sẽ lại viết.

Việc này sẽ không thành vấn đề nếu đó là “sở thích vô thưởng vô phạt”. Nhưng nếu nó gắn với 4 chữ “cơm-áo-gạo-tiền” thì lại khác.

Hiểu ý tôi không?

Tôi nhớ mãi, có một nhà văn phút chốc nhìn lại những gì mình viết trong thời gian qua, và bật khóc vì không hiểu từ khi nào mình bắt đầu viết những bài sáo rỗng như thế, và từ khi nào văn chương đối với mình lại nặng nề đến thế.



Đam mê?

Không. Chỉ là “sở thích” mà thôi.

Tôi đồng ý: đam mê là cấp bậc cao hơn của “sở thích”. Nhưng, để đạt đến cấp bậc này thì phải trải qua nhiều chặng tu luyện rất khắc nghiệt, và người tu luyện cũng cần phải có những khả năng thiên bẩm nhất định.

Cho nên …

Đừng gọi đó là “hội chứng thiếu đam mê ở giới trẻ” hay những gì ngu ngốc như thế. “Đam mê” không phải là thứ muốn là có. Sở thích giống như bạn trai, quen bao nhiêu cũng được, nhưng đam mê thì lại giống như một người chồng, ràng buộc trách nhiệm ghê gớm lắm.

Vì thế, lý do thứ nhất là tôi đưa ra là: chúng tôi không muốn sở thích của mình bị bóp méo vì vật chất, tôi không muốn bắt mình viết khi đầu óc trống rỗng, tôi cũng không muốn ép bản thân mình viết khi mình không muốn, vì chắc chắn lúc đó ngôn từ của tôi sẽ cẩu thả, và tôi sẽ bỉ ổi. Vì thế, tôi không chọn “viết” là một nghề.



Chọn nghề vì “đam mê”?

Tôi không nói lý thuyết đó là sai. Nhưng ~ đã gọi hai tiếng “lý thuyết” thì chưa chắc nó luôn đúng.

Tôi có một đứa bạn rất thích hát, nhưng nó lại thi vào trường kinh tế, vì nó không dám chắc nghề “hát” có thể đem lại cho nó cuộc sống yên ổn ấm no, đủ sức cho nó báo hiếu cha mẹ.

Tôi có một đứa bạn khác rất thích vẽ, nhưng nó cũng lại thi vào trường kinh tế, vì nó không nghĩ nghề “vẽ” sẽ cho nó đủ tiền để thực hiện những mong muốn khác.

Tôi có một đứa bạn khác, cũng như đa số người, không biết mình thực sự “đam mê” cái gì, và nó cũng chọn ngành kinh tế.



Nhiều lắm. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc người-18-tuổi kia chọn trường đại học nào để thi vào. Là trách nhiệm với gia đình, với bản thân, là lợi thế trong tương lai, … quanh đi quẩn lại, là TIỀN.

Chứ không phải chỉ mỗi hai chữ “đam mê”.



Vì thế, khoan vội trách chúng tôi thiếu suy nghĩ, khi chúng tôi lao vào ngành mà mình không nghĩ là bản thân thích. Và, hãy thương một chút, khi chúng tôi tự dỗ dành mình rằng: làm nghề kinh tế để nuôi sống những sở thích kia ~ có nghề tay phải, cũng có nghề tay trái ~ hoặc giả, mình có thể kết hợp vừa hát vừa kinh doanh những gì mình hát …

Khoan trách đã …




Người-đã-từng-trẻ chấp bút.





Btw, là ai? Là ai? Là ai?

4/23/2010

Kẹo



ngồi xuống ăn cục kẹo, uống miếng nước, rồi tính gì thì tính ...

về rừng ăn kẹo.

Avatar 2



Đây ~ lại lụi cụi ~ chôm hình người ta về rồi cho nó nhiễm xanh lè xanh lét...

Chốn nhặng xị ~ Thôi mình về rừng...

4/22/2010

nhiễu sự

nhiễu sự ~

vì một con ruồi mà cả nhà nhặng xị cả lên.

ngớ ngẩn ~


chú giải: tôi sẽ không vào đó nữa ~ chừng nào cái sự nhặng xị kia chưa kết thúc. đóng blog tự xướng - ờ thì tự xướng đi ~ tôi không quan tâm nữa. không coi tôi ra gì, thì tại sao tôi phải trân trọng này nọ. bạn nấu ra, tôi thấy thơm ngon thì đi lại xin ăn ké và làm quen. còn nếu bạn cho rằng, cái thứ ăn ké như tôi vô tích sự và không đáng coi trọng, muốn đuổi là đuổi như thế này ~ thì ok, tôi đi.

4/21/2010

Cô ấy - Con sâu - và Họ


Cô ấy nấu một nồi canh rất ngon.
Vì thế, có nhiều người xúm lại ăn ké.

Một ngày kia, cô ấy phát hiện nồi canh của mình có một con sâu.
Cô ấy đóng nắp nồi canh và không cho ai ăn nữa.

Con sâu có chết hay không, thì không biết.
Chứ những người ăn ké kia thì rầu thúi ruột.

Kẻ nào mạnh mẽ thì phán cho một câu: trên bàn ăn có nhiều món, mất một món không sao.
Nhưng kẻ yếu đuối thì ngồi buồn xo. Vì đó là một trong những món hiếm hoi mà họ thích.

Nhưng – mặc kệ họ chứ.
Cuối cùng, thì họ vẫn là những kẻ ăn ké mà thôi.
Nghĩ làm gì.

Tiêu diệt con sâu vẫn quan trọng hơn.
Vì nó đang ăn cái nồi canh sôi sùng sục của cô ấy.
Và nó sẽ béo ục ra nhờ cái nồi canh sôi sùng sục của cô ấy.
Nếu nó còn sống …

Và thật kỳ lạ, vì cô ấy cứ nghĩ là con sâu còn sống
Và xứng đáng để cô ấy quan tâm…

4/17/2010

Bêu rếu anh iu: kỳ 3: YUNNIE

Vâng, alô ... ok, máy tốt ^^

MC kiêm producer kiêm tạp vụ MXchan xin gửi đến quý vị lời chào khả ố nhất! Gửi đến quý vị hàng ngàn nụ hun nóng bỏng, nồng nàn và có thể gây chết người! Lâu quá rồi mới gặp ^^ Quý vị có nhớ MXchan không? MXchan thì ... không nhớ quý vị chút nào!

Hị hị hị [khả năng tự xướng ngày càng khủng hoảng!)

Vâng, chào mừng chủ đề của chuyên mục hấp dẫn nhất trong các chuyên mục về DBSK: BÊU RẾU ANH IU!

Nạn nhân hôm nay của chúng ta là ai?

^__^

Khẹc khẹc khẹc ... xin được giới thiệu: người tạo ra hiệu ứng môi đẹp hay ho [và ngớ ngẩn] nhất mọi thế hệ: leadershi Uno Yunho! hay còn gọi là Bear Jung (khặc khặc khặc) hay còn gọi là Bánh Bao lão gia ... [và một đống nick name khác không kém phần ngớ ngẩn)

Mời quý vị đưa mắt dòm qua một số minh họa cho 3 chữ "hiệu ứng môi" mà MXchan đã đề cập ở trên.






Cứ tự nhiên mà vật ra cười đi quý vị! Nếu không bận dẫn chương trình [đệ nhất nhảm] này thì MXchan cũng bò ra mà cười rồi.

Ai cũng biết, "bé" Uno ngày xưa có 2 cái răng khểnh siêu xinh! Nhưng - bé đã vì sự nghiệp "tiến hóa từ "siêu xinh" lên siêu men-lì" mà dứt lòng nhổ bỏ 2 cái răng khểnh đó trong sự đau lòng và luyến tiếc của một đống người! Nhưng Uno không biết rằng, sự vắng mặt của 2 cái răng khểnh đã làm lộ ra một bí mật động trời: BÁNH BAO LÃO GIA BỊ MÓM!

Wah ha ha ha ha ha ....!

Cười xong rồi thì mời ngắm tiếp 2 tấm sau đây:





Aish ~

Còn nhớ ngày xưa, Tây Thi nhăn mặt vì bị đau bụng [ị] đã làm say mê biết bao nhiêu người - thế là Đông Thi nào đó cũng bắt chước kiểu nhăn mặt đó, và đã làm ngộ độc không biết bao nhiêu người. Cũng nhớ ngày xưa, Phan An [đẹp trai] tung tăng ra phố, được chị em gái [hội fangur] ném tặng không biết bao nhiêu hoa quả CÒN TƯƠI MỚI & XINH ĐẸP [vì tình yêu uke] - thế là Phan Nhạc cũng tung tăng bắt chước, và kết quả là cũng được chị em gái ném cho một đống hoa quả THÚI & THÚI.

Nói nhiều như vậy, chẳng qua là muốn cảnh báo bất cứ đứa con trai nào nhìn thấy 2 tấm hình trên của Bánh Bao lão gia rằng: cái vẻ chu môi siêu cute kia [đã làm trái tym chong xán ngây thơ của biết bao nhiêu thiếu nữ đập tới mức muốn rụng] chỉ có thể ÁP DỤNG VỚI GƯƠNG MẶT CỦA YUNNIE! Hôm bữa nhìn thấy thằng kia chu môi, MXchan thiệt tình là muốn bay tới vạc cái mỏ nó luôn!





Và tấm cuối! Không bêu rếu cũng chẳng đính chính, chỉ nói ké một câu thôi: sớm có thể cười tươi như thế này, Yunnie nhé.



Aish ~ lần này bêu rếu chưa tới a ~ hự ~ vớt vát cú chót trong ngày u ám hôm nay thôi ~ mai mốt lôi cái đống Yunnie siêu hâm trong máy ra bêu tiếp ^^

Hí hí hí hí ... hẹn gặp lại! Mơ thấy MXchan nhé mọi người!

4/16/2010

hài kịch nguyetthienlau

Bữa giờ gặp nhiều chuyện khùng điên ghê.

Chờ tí ~ post lên cái này đã.
.
.
.

À, blog đã bị đóng. Nên không chụp hình đưa lên được.

^__^

Ý là, cái wordpress của nguyethienlau ấy.
.
.

Kể cho nghe.

Mấy bữa trước, một đại ca ở wordpress phithien đã nêu lên cái sự “đạo văn” của bạn gì đó ở nguyetthienlau. Cái sự “chôm” này tôi nói quá nhiều rồi, nên không muốn lặp lại.

Chỉ là ~ tôi buồn cười những bài post sau của người đó.

Tôi không đọc truyện trong nguyetthienlau và chưa từng comment trong đó, nhưng … tính tôi nhiều chuyện mà, nên tôi thỉnh thoảng cũng ghé thăm. Hồi trước, có đọc một bài, trong đó nguyetthien liệt kê danh sách fic sẽ tặng những người bạn của y. Tôi đọc mà choáng, thứ nhất là vì y có quá nhiều bạn, hơn 10 người chứ chẳng chơi, và ai cũng đủ thân để đòi y dịch fic tặng mình. Thứ hai, một mình y ôm hơn 10 cái fic thì sức nào chịu cho nổi. Mấy bạn khác mỗi lần có 1 fic mà cũng muốn lên bờ xuống ruộng. Nhưng tôi không quan tâm lắm, vì không phải chuyện của tôi ^^

Nhưng đến một ngày kia, phithien phát hiện ra y đạo fic “Dụ Đồng” của rinrin – mà đạo xong còn post lên vnfiction, nơi mà rinrin post nữa chứ, nên phithien phán cho hai chữ “đáng khinh”. Và y giẫy nảy lên. Y khóc lóc bảo rằng y không có làm chuyện đó.

Ok, tới lúc này tôi cũng không quan tâm lắm đến việc này, vì … vẫn không phải chuyện của tôi ^^ và tôi đã gặp chuyện này nhiều lần rồi nên chai mặt.

.

Cho đến hôm qua, khi trên blog của y đăng 1 bài “ta…ta không đi đâu cả” thì tôi thực sự phải trèo lên đây mà cười… Ôi …

Nội dung của bài này đại loại thế này: “đa tạ các vị bằng hữu đã lên tiếng bảo vệ ta (tức là các vị mà y đã tặng fic ở trên đấy, vì người đọc khác ai mà chẳng biết đúng sai), nhưng wordpress này là công sức của ta – là lần đầu tiên ta dám làm việc gì đó một mình, trước giờ ta nhu nhược yếu ớt nên chỉ nghe lời người khác, và vì thế, ta sẽ không dọn qua wordpress của các vị ở đâu. Ta biết ta là đứa dốt văn, không thể làm tốt tác phẩm, nhưng đó là công sức của ta…”

*cười tập 1*

Hình như cái lối bao biện tự chê bản thân hòng được người khác thương hại này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải. À, sabi và neverknow ở yal. (không chừng dính cả cod nữa ^^)

.

Khi đọc một loạt comment ở dưới của các vị bằng hữu được nhắc đến trong bài, tôi thực tình lăn lộn cười bò.

Biết sao không?

Đầu tiên là, cách hành văn của các vị đó giống hệt nhau! Tôi không giỏi viết văn, nhưng dám tự tin nói một câu, tôi đọc đủ để nhận biết cái gọi là ‘giọng văn', tôi có thể nhận ra văn của các tác giả ưa thích của tôi dù họ không đề tên. Và khi tác giả đó thay đổi một chút trong cách hành văn, tôi sẽ lập tức bị dội ngược và nhận ra ngay. Vì thế, khi đọc những comment trên đó của hơn 10 vị bằng hữu kia, tôi hơi hoảng khi tự nhiên thấy vị nào cũng có cách nói giống hệt nhau, dù xưng tỷ, xưng muội, đóng vai ngoan ngoãn, hay đóng vai kiêu ngạo, là con gái, hay con trai, … cũng duy có cái giọng văn đó! Và khi tôi ngóc đầu lên chút nữa, nhìn vào thời gian post, lại phát hoảng vì mỗi bài comment kia cách nhau đúng vài phút trong cùng 1 khoảng thời gian! Tất cả 10 vị đều có mặt lúc nguyetthien viết cái bài đó? Và các vị ấy thay phiên nhau comment?

Hả?

*cười tập 2*

Ôi, tự sướng đến thế là cùng! Người biết đọc nói chung, và những kẻ hay đọc như tôi nói riêng, ai mà không nhận ra là y đang tự ca tự xướng. Y đóng một lúc hơn 10 vai! Giống như bạn sabi ngày xưa đã đóng 1 lượt 2 vai để vừa có thể yếu ớt và thút thít với vai sabi tội nghiệp, vừa có thể mạnh mẽ la làng với vai neverknow đang bảo vệ sabi. Ha ha ~

.

Rồi, cười nhiêu đó, những tưởng đã quặn ruột rồi. Ai dè … vẫn còn hài kịch để cười.
Bước cuối, y sử dụng cùng một chiêu bài ngớ ngẩn neverknow aka sabi đã xài ở yal, nghĩa là: neverknow sẽ ra sức rủa xả bạn sabi là: yếu ớt, tự kỷ, dốt văn, ngu ngốc, … để làm bật lên cái gọi là “sự nhiệt tình” “cần mẫn & chăm chỉ” của sabi để những người đọc đang chê bai chửi rủa kia cảm thấy sabi “đáng thương” và “không nên sỉ vả sabi như thế nữa”.

Một đại ca của nguyetthien, bay bay vào wordpress và lên tiếng bảo vệ của tiểu muội của mình. Đại ca này cũng nói đại loại như: nguyetthien là đứa dốt văn, nó làm được như thế này là giỏi lắm rồi, nên mọi người hãy tôn trọng công sức của nó, không thích thì cút xéo, đừng vào mà xỏ xiên. Ở dưới bài đó, có bài comment của nguyetthien là: đại ca đang sỉ vả muội hay bảo vệ muội vậy, và đại ca comment trả lời: xin lỗi muội, ta chỉ nói sự thật.

*cười tập 3*

Đừng hỏi tại sao tôi nhớ, vì tôi đã cười rũ rượi khi sabi bảo neverknow một câu với đại ý y chang: mày đang sỉ nhục tao hả.

Càng ngày càng nghi à nha. Nghi cái sự liên quan của sabi và nguyetthien à nha.

.

Tôi đã nghĩ, phải mà mình giỏi tin học thêm một chút, tôi sẽ dò ra IP coi thử, nhưng ~ tôi tệ tin học lắm, nên tôi chỉ dùng cái đầu của mình suy đoán bừa bãi thôi. Hehehe …

Bình luận gì về chuyện này ư. “Đáng thương hơn đáng giận”, vì quá cô đơn nên phải đóng nhiều vai để tự tôn mình lên, tự làm ra vẻ mình cũng có nhiều bạn bè, cũng “xang chọng” lắm, tự bảo vệ mình ư? Không.

Tôi khinh. Tôi biết mình ác. Nhưng, nếu nghĩ theo chiều hướng y là kẻ cô độc và yếu ớt, tôi nghĩ, y chết đi cho rồi, một chút tự tin vào bản thân y cũng không có thì còn làm nên trò trống gì, ở thế giới ảo, y có thể ngụy trang bao biện, nhưng ở thế giới thật – cái thế giới còn tàn nhẫn và khốc liệt hơn nhiều, thì y bao biện bằng cách nào? Trước sau gì cũng bị dẫm chết, thì hoặc là tìm cách mạnh mẽ hơn, tự tin mà sống, hoặc là chết quách đi cho rồi. Còn nếu nghĩ theo chiều hướng y là kẻ xảo quyệt hám danh lợi, thì tôi không còn gì để nói, vì cái sự xảo quyệt của y nó thiếu đi một phần cực kỳ quan trọng: trí thông minh. Xảo quyệt mà không thông minh thì chỉ bị người ta khinh và cười cho thôi.

.

Ngớ ngẩn thật.

Mà tôi nhiều chuyện ghê ấy nhỉ. Hôm nay đã post 3 bài rồi, mà bài nào cũng hơn nghìn chữ ~ quởn quá mà!

Review: Vô Cực


Review Vô Cực



Tôi đã nói rồi, tôi chậm chạp hơn thiên hạ nhiều ~ phim từ cái thủa nào rồi mà bây giờ mới coi ~ ^^

Thiệt là không phải khi mở đầu vô một bài review mà buông ra một câu nhận xét phũ phàng thế này:

Phim gì tệ quá!

Cũng như những phim cổ trang Trung Quốc nổi tiếng khác, Vô Cực là một bộ phim rất hoành tráng, từ dàn dựng cho tới kỹ xảo. Cảnh trong phim rất đẹp, ấn tượng nhất là cây hoa đào mọc trên thảm cỏ xanh ở đầu và cuối phim cùng cánh hoa anh đào bay bay, cảnh thác nước vĩ đại trắng xóa, và nhiều cảnh khác nữa. Đầu tư cho phim cũng rất hoành tráng, cảnh cả đoàn quân áo đỏ đứng trên ngọn núi thực sự rất bắt mắt.

Nhưng, chỉ có bao nhiêu đó điểm cộng thôi.

Còn nội dung phim, tôi mạn phép cho 0.2/5 sao, vì nó vô lý đến nhảm nhí!


Đầu tiên là cái sự không-thống-nhất trong tính cách nhân vật. Tôi không hiểu là do cách diễn viên đóng, hay do kịch bản, nhưng – nếu mang cùng một cái mặt nạ giống nhau, thì tôi sẽ không bao giờ có thể nhận ra đây là nhân vật nào, còn kia là nhân vật nào. Vị tướng quân áo giáp đỏ, lúc đầu phim thì cực kỳ tàn ác và ngạo nghễ: thí sinh mạng của 133 nô lệ để làm cho kế hoạch dùng 3000 quân giết chết 20000 quân địch của mình thành công, đến giữa phim thì đâm ra nhí nhảnh: ở chung với “bà kia”, hưởng cuộc sống an nhàn hạnh phúc, khi thuộc hạ đến rước về thì lại lập tức nghe lời dụ mà đi về, cuối phim lại tốt bụng và ngu ngốc: dùng cả sinh mạng mình để cứu mạng “bà kia”.

Thêm vào đó, cách xây dựng nhân vật quả thực không hợp tình hợp lý chút nào, người nô lệ - có lẽ là nhân vật chính – thì lại không xứng đáng chút nào với cái vai đáng lý ra phải anh dũng hào hùng. Đầu tiên, khi đang cứu thương cho chủ nhân của mình, nghe vị tướng quân nói là “hãy làm nô lệ cho ta” thì bỏ chủ nhân mình và gật đầu cái rụp, đơn giản là vì: ở với tướng quân thì sẽ được ăn mỗi ngày. Đến lúc cần phải đi cứu nhà vua, thì lại vì mê gái đẹp – nói thẳng ra là mê gái đẹp, vì mới gặp, có biết cái quái gì về “bà kia” ngoại trừ cái khoản “đẹp” ra – mà giết chết nhà vua. Sau đó đem về, nhu nhược nhường “bà kia” cho tướng quân dù trong lòng đau khổ. Đến lúc biết được tộc mình bị “anh đẹp” giết ra sao thì đứng khóc tức tưởi, ra chiều căm hận ghê gớm lắm, nhưng khi gặp được “anh đẹp” thì một chút ý chí trả thù cũng không có, chỉ chăm chăm lo cho “bà kia”. Ôi … thằng khùng!

Còn nhân vật “bà kia”. Tôi thẳng thắn gọi một câu “bà kia” luôn đấy! Vì tôi ghét bả khủng khiếp. Ôi … tôi khinh bả nhiều như tôi khinh Thúy Kiều vậy (lưu ý: là khinh Thúy Kiều chứ không phải khinh Truyện Kiều) Đáng khinh bỉ! Đầu tiên là việc chấp nhận: hưởng vinh hoa phú quý nhưng người mình thực sự yêu thì sẽ phải rời xa mình. Đó không phải là “số phận”, đó là một sự đánh đổi. Có thể đổ thừa là lúc đó còn thơ dại ngu si chỉ biết miếng ăn nên chấp nhận đánh đổi, chứ không thể đổ lỗi rằng “tại sao số tôi khổ”, cái giá thôi, than van cái gì, tất cả là do quyết định của chính bả. Rồi khi bả được cứu, bả đem lòng yêu tên nô lệ trong bộ áo giáp đỏ, theo tôi, cái lúc mà bả thực sự “yêu” là khi 2 người đứng ở thác nước, chứ không phải lúc tên nô lệ kia cứu bả. Rõ ràng lúc đó bả nhìn ra con người của tên nô lệ: ngu ngốc, chất phác, thật thà. Vậy mà khi gặp tướng quân trong áo giáp đỏ, bả lại tưởng đó là người cứu bả và bả đem lòng yêu. Mù quáng! Rồi bả sống với tướng quân những ngày yên bình và hạnh phúc. Tôi nghĩ, “tiếng sét tình yêu” là một chuyện, “yêu” là một chuyện khác, nếu thực sự bả yêu tên nô lệ thì bả không thể sống hạnh phúc với tướng quân nhường đó được, hơn nữa, đã sống với nhau bao nhiêu năm, chí ít cái tình cảm dành cho nhau cũng thật hơn so với chuyện “tiếng sét tình yêu” kia. Vậy mà, biết sự thật rồi, khi thoát ra khỏi cái dây trói, người đầu tiên bả lao đến là tên nô lệ chứ không phải ông chồng đã sống với bả bao nhiêu năm, rồi khi tên nô lệ bảo bả “đến với tướng quân đi”, thì bả lao lại, gào khóc: không được chết – không được chết, thay vì tìm cách cứu tên nô lệ vẫn còn đang hấp hối kia. Cuối phim, bả ôm tên nô lệ bay lên trời!

Dâm phụ!

Mà bả là cái thứ tệ hơn dâm phụ: cái dạng dâm phụ giả ngây, cứ làm như mình trong sáng sạch sẽ lắm, vô tội lắm, đau khổ lắm, nhưng lại tự cho mình cái quyền ở bên người này người kia.

Vậy mà là nhân vật chính đấy! Ngớ ngẩn!

Còn “anh đẹp”, haish … ảnh chẳng làm được cái gì ngoại trừ cái chuyện đẹp nhất phim hết. Nhạt tới mức không muốn nói tới luôn. Tôi muốn dành cho ảnh 5 chữ “đáng thương hơn đáng hận” như cái cách tôi thấy người ta hay dùng, nhưng – thiết nghĩ – với một bậc nam nhi chi chí, thà là bị người ta ném cho 2 chữ “đáng hận”, coi bộ còn ít nhục nhã hơn “đáng thương”. Nên thôi. Nể tình ảnh đẹp, không bình luận gì về cái vai ngớ ngẩn, nhảm rùi của anh nữa.

Không tính đến cái chuyện chạy nhanh hơn thời gian, hay cái cảnh tên nô lệ giải cứu bà kia, nắm dây kéo bả bay bay như thả diều *bò ra mà cười*, hay chuyện bà thần dở hơi làm toàn chuyện khùng điên và thừa thãi - có thể lý giải là do cái cốt phim nó thế, thì phim cũng gần zero điểm rồi.


Vậy 0.2đ vớt vát kia là cái gì?

Vâng, đó là người xấu xí nhất phim, người duy nhất mà tôi nhớ tên: “Sói Trắng”. Khi bộ tộc bị tiêu diệt do không tuân lệnh, Sói Trắng vì sợ chết nên đã đứng ra nhận lời làm người hầu cho “anh đẹp”. Lúc tên nô lệ biết chuyện này, gọi Sói Trắng là kẻ phản bội, thì Sói Trắng nói: tôi không phản bội ai cả, tôi chỉ sợ chết thôi. Tôi thấy, Sói Trắng nói đúng.

Đến khi Sói Trắng chết, y lại nói: tôi biết mình sai lầm, lúc đó, tôi có phản bội một người – chính là bản thân tôi, cam chịu sống mà không có danh dự, cái chết thực ra nhẹ nhàng hơn tôi nghĩ rất nhiều.

Và tôi tôn trọng y. Cũng như ấn tượng lắm với cái cách mà y đã sống, đã chết.



Tóm lại, nếu muốn xem cảnh đẹp thì cứ đi coi Vô Cực. Còn muốn xem một bộ phim thực sự, đừng phí thời gian làm gì.

0.2/5 đ.

16.4.2010

Ah …

Thế này là thế nào?

Có biết tại sao tôi không bao giờ đem cái blog này đi khoe không?

Vì – đó là 100% tôi.

Ai cũng muốn nghe những lời khen. Cho dù, họ có bảo với bạn là: “hãy chân thành góp ý để tôi sửa lỗi, vì như thế tôi mới tiến bộ được” thì cái họ muốn nghe vẫn là những lời khen ngọt ngào, hoặc những lời phê bình vô thưởng vô phạt. Nếu bạn thật lòng phán ra một câu chê bai, thì họ sẽ nổi giận với bạn, thậm chí khi họ cười tươi như hoa, hay cảm ơn bạn một cách lịch sự, hay “trông có vẻ” chân thành cảm kích bạn, thì, tin tôi đi, trong lòng họ có ít nhất 1kg phản cảm dành cho bạn rồi. Trong 100.000 người, họa may mới có một người chuộng lời chê, cơ bản là vì, họ thường xuyên đi khen người khác một cách giả dối nên “suy bụng ta, ra bụng người”, và họ phát hoảng với lời khen của người khác.

Cho nên, phát biểu một lời khen, dễ hơn so với việc phát biểu một lời chê rất nhiều. Nhất là trong tình trạng “hiệu ứng đám đông” đang bùng phát mạnh mẽ như thời nay.

Biết sao không?

Người già cũ kỹ như tôi thì rất sợ khi người ta quẳng cho mình 2 chữ “cá tính” hay “khác người”, vì tôi tự ti, tôi không muốn đứng ngoài cái lề lối chung của xã hội và bị cô lập. Tôi xấu hổ phải thừa nhận rằng, tôi không thể sống một mình. Tôi có thể tự cho mình ăn, tự cho mình ngủ, … nhưng tôi không thể tự cho mình sống được. Nếu không ai muốn tôi sống, thì tôi sống để làm gì? Ví dụ, bạn vô một diễn đàn nhưng không ai quan tâm đến việc bạn đang nói cái gì, thì bạn nói để làm gì? Ngày xưa, mấy cha nội quy ẩn giang hồ, về trú ở thâm sơn cùng cốc, ngoài mặt nói là phiêu diêu tự tại, thử hỏi có mấy người cam lòng suốt ngày nhìn mặt gà với chó, rau với cải? Nói là quy ẩn, thực ra chỉ là quay lưng với người này để nhìn người khác mà thôi, ai đi “quy ẩn” mà không đem cho mình một người? Như cụ Nguyễn Khuyến ngày xưa đó, cụ bỏ chốn quan trường, về làng, tức là vẫn nhìn mặt người trong làng, vẫn có hàng xóm, nghe ngóng chuyện thế sự … chứ có phải chui vô rừng ở một mình như Tarzan đâu?

Tôi cũng vậy, không cần TẤT CẢ mọi người yêu quý tôi, nhưng tôi cần có người quan tâm tôi. Tôi không thể sống nếu TẤT CẢ mọi người ghét tôi …

Bởi vì hèn nhát như vậy, nên tôi hiếm khi đối đầu trực tiếp với ai, hay trực tiếp chê bai chỉ trích ai.
Cũng có thể nói là vì tôi tôn trọng họ. Ôi, buồn cười …

Mà cũng có thể nói là, tôi không dám đơn thương độc mã chống lại họ khi mà xung quanh họ có biết bao nhiêu người bảo vệ. Vừa lỡ miệng nói ra rằng: truyện này dở chỗ này – thừa chỗ kia – tác giả nên thế này thế kia thế nọ, thì cứ y như rằng có một đống người gào với tôi, bảo rằng: đừng có xúc phạm công sức của người ta như thế - không thích thì im miệng và cút đi – đọc làm gì rồi chê – bạn làm như vậy được không mà chê người ta (Hả? Huấn luyện viên bóng đá – bao nhiêu người đá banh được ta?) Nếu lịch sự hơn, chính tác giả sẽ nói với tôi: “cảm ơn nhận xét của bạn, nhưng đó là văn phong của tôi”, nghĩa là: “ý kiến của bạn nó vớ vẩn, tôi không nghe làm gì”, họ không bao giờ đoái hoài đến việc giải thích cho tôi tại sao họ lại viết như thế, việc thuyết phục tôi – người đọc – như thế nào để tôi vui vẻ chấp nhận cách hành văn đó của họ.

Ờ thì, văn phong của họ, hị hị hị, nhiều lúc tôi chơi đểu, tải cái truyện của họ về máy, rồi sửa theo ý tôi và lưu lại – chỉ lưu lại thôi ^^ Đơn giản vì cảm thấy tiếc, một ý tưởng hay như thế sao lại viết thành như thế ^^

Không phải là một lần.

Lại nói ngoài đời, đôi lúc tôi nhìn thấy người kia cư xử kỳ cục, ăn nói kỳ cục. Nhưng nếu tôi góp ý, thì họ - và những người bảo vệ của họ sẽ ném vào tôi một câu: người ta như thế nào là việc của người ta – liên quan gì mình mà nói – lấy quyền gì mà nói.

Không giải thích, không biện minh, họ chỉ bảo “vì đó là tôi”, thế thôi. Chấp nhận hay không là việc của bạn, tôi có một đống người bảo vệ mà, bạn là cái gì mà hòng ảnh hưởng đến tôi. Ờ … thì thế thôi. Hay nhỉ ~ cái tôi vĩ đại nhỉ.

Lúc tôi còn trẻ, còn sức lực, tôi sẽ hăng hái mà đi biện minh cho lý tưởng của mình, cho nhận xét của mình, thậm chí – nếu muốn – tôi sẽ làm hẳn một bài chứng minh những điều tôi nói là đúng nữa. Nhưng bây giờ, tôi già rồi. haha … tôi không dư hơi đi sửa lỗi cho những người không bao giờ chịu thừa nhận lỗi của mình – vả lại, họ liên quan gì tôi mà tôi phải bỏ công sức như thế?

Cho nên, tôi làm theo ý của những người bảo vệ kia, chỉ “im miệng và cút đi”.

Riết rồi thành quen, tôi hoàn toàn đánh mất khả năng chê bai trực tiếp người khác. Tôi chỉ đi khen và nói vớ vẩn thôi. Nói vậy không có nghĩa là những lời khen của tôi là giả dối. Không, tôi không giả dối, có thích thì tôi mới khen. Còn những thứ tôi không thích, tôi quay mặt đi và coi như nó không tồn tại, vậy là được. Bớt nói một chút cho đời nó lành.

Nói vậy, cũng không có nghĩa là tôi ngừng việc “chê bai”, chỉ là… ngừng việc “chê bai trực tiếp” thôi. Tôi vẫn vác vô cái blog này chê tới bến đó chứ ^^ Cũng tiếc, nhưng như thế thì an toàn cho tôi hơn. Giả như có người đọc được những dòng chê bai của tôi, thì tôi … chối ^^ Vâng, tôi hèn nhát mà.


Nhưng ~ sao ta ~ hôm nay, tôi mở hộp mail, và nhận được 1 thông báo từ vcass hôm 2/4/2010 rằng tôi có-tin-nhắn-mới.
Và khi đọc tin đó, tôi thực sự tá hỏa.


Đầu tiên là trợn mắt muốn lọt tròng ~ có người nhận ra đó là tôi? Thật sao? Trong đây tôi luôn xưng là MX chan, chứ có xưng Asia Moon đâu? Và thậm chí khi tôi xưng là Asia Moon thì chưa chắc đó là tôi, (mặc dù – cái nick asia_moon trong tất cả các diễn đàn đều available cho tôi ^^) mạng là ảo, đâu có quyền gì mà đăng ký độc quyền cho cái nick mình?

Nhận ra giọng văn ư?

Ôi ~

Không biết nên vui hay nên buồn đây…

Thật lòng, tôi đã nghĩ, hình như có nhiều người để ý cái cách nói chuyện của tôi lắm, trên fb cũng vậy …! Mình không nhạt – nhưng … “để ý” không hẳn là “thích”!

Tôi thực sự tò mò. Người đó chỉ biết tôi khi tôi là Asia Moon – tức con người ảo của tôi, tức 1 phần khá giống với MX chan trong đây, nhưng vẫn không hoàn toàn là MX chan trong đây, nhưng – liệu người đó sẽ đánh giá “Asia Moon” như thế nào? Có khi nào bảo là tôi giả dối – hai mặt – đạo đức giả, hay gì gì đó không?

Tôi thực sự tò mò. Nếu không phải là một người-quen-ảo, mà là một người-quen-thật của tôi vào đây, họ nhìn thấy một NT như thế này, họ sẽ đánh giá tôi như thế nào, khi mà cái mặt họ đối diện hàng ngày quá khác so với cái mặt mà họ thấy trong đây? Có khi nào …? Tôi, tôi rùng mình sợ hãi rồi đây. Đem tính mạng của mình giao cho người khác là 1 điều ngu xuẩn. Và trong cái thời đại này, cho người khác biết hết 100% con người mình, cũng là ngu xuẩn.

(ôi ~ dù là tên thật, hay tên ảo, thì Asia Moon và NT đều là 2 cái tên thuộc dạng có 1 không 2, nên nhìn vào là biết tôi à)

Bình thường, tôi đã thay đổi domain và bỏ chạy nữa rồi.

Vì nếu có người biết đó là tôi, tôi sẽ lại giả dối mất thôi, tôi sẽ lại phải kềm chế mình, dĩ hòa vi quý, lại tung ra những cái nhận xét vô thưởng vô phạt, không đả kích ai, không châm chọc ai, không nêu lên chính kiến hay mạnh dạn nói ghét nói thích cái gì, lại hùa theo đám đông, lại im lặng…

Vậy thì chán lắm.

Ôi ~

Sao ta?




16.4.2010

Hay là bảo họ, hoặc là đừng bao giờ xem đó là tôi – và đừng bao giờ khen tôi (vì, vâng, tôi chuộng lời chê hơn ^^ 1/100.000 người trên kia, là tôi đấy) đừng bao giờ tìm cách lấy lòng tôi, đừng bao giờ sợ tôi giận mà dĩ hòa vi quý với tôi, nếu thấy ý kiến tôi sai thì cứ đốp chát lại, nếu thấy ý kiến tôi đúng thì thôi, nếu muốn bổ sung ý kiến thì cứ việc, nhưng, đừng bao giờ nhún nhường trước mặt tôi.

Ở trong đây, là một người mà chỉ tồn tại ở đây thôi.

Đốp chát đi, mắng qua mắng lại mới vui ~ khen hoài, chán chết ^^

Chấp bút.

4/14/2010

14.4.2010


Hị hị hị hị hị ...

[mở màn bằng một giọng cười rất quái dị]

Một ngày của tôi được chia thành nhiều phần:

Từ 6g - 11g sáng: thừa hơi - thừa sức: nghĩa là bắt tay làm những chuyện mình vốn phải-làm nhưng không-thích-làm.

Từ 11g - 3g chiều: thừa hơi - thiếu sức: nghĩa là bắt tay làm những chuyện mình thích-làm và hoàn-toàn-vô-ích.

Từ 3g - 5g chiều: thừa hơi - đủ sức: nghĩa là lại bắt tay làm những chuyện mình không-thích-làm nhưng có-ích

Từ 5g - 8g tối: hên xui.

Từ 8g - 12g tối: thừa hơi - cạn kiệt sức lực: tuyệt đối không được làm những chuyện mình không-thích-làm, kẻo bị tẩu hỏa nhập ma. Chỉ là những chuyện ruồi bu như là: đọc truyện, dịch truyện, nghe nhạc, coi phim ...

Tóm lại, mình thừa hơi cả ngày, nhưng sức thì ... lực bất tòng tâm!

-------------

BTW, mình vừa làm 3 cái pages:

Page 1: Bất Tử Dược - nơi đọc truyện do MÌNH SÁNG TÁC!

Page 2: Blog Recover - nơi đọc lại cái blog cũ do MÌNH VIẾT!

Page 3: Download - nơi download truyện do MÌNH DỊCH!

Đấy ~ kết quả của những ngày thừa hơi mà thiếu sức ...!

4/13/2010

13.4.2010

私は とても 上手 ですね。
今日は 日本語 の コンピュタ で 聞けました。
これから 私 は 毎日 コンプユタ で 連取します。


hị hị hị --> ngày 13.4.2010, đã tìm được cách gõ chữ tiếng nhật, không cần cài đặt chi cả, chỉ chỉnh chỉnh vài thứ ... hị hị hị ... giỏi, neh?

It's not goodbye


IT'S NOT GOODBYE

[Laura Pausini]


And what if I never kiss your lips again
Or feel the touch of your sweet embrace
How would I ever go on
Without you there's no place to belong

Well someday love is gonna lead you back to me
But 'til it does I'll have an empty heart
So I'll just have to believe
Somewhere out there you thinking of me


CHORUS:
Until the day I'll let you go
Until we say our next hello
It's not goodbye
'Til I see you again
I'll be right here rememberin' when
And if time is on our side
There will be no tears to cry
On down the road
There is one thing I can't deny
It's not goodbye

You'd think I'd be strong enough to make it through
And rise above when the rain falls down
But it's so hard to be strong
When you've been missin' somebody so long

It's just a matter of time I'm sure
But time takes time and I can't hold on
So won't you try as hard as you can
To put my broken heart together again

CHORUS

Graduation


"Graduation (Friends Forever)"

And so we talked all night about the rest of our lives
Where we're gonna be when we turn 25
I keep thinking times will never change
Keep on thinking things will always be the same
But when we leave this year we won't be coming back
No more hanging out cause we're on a different track
And if you got something that you need to say
You better say it right now cause you don't have another day
Cause we're moving on and we can't slow down
These memories are playing like a film without sound
And I keep thinking of that night in June
I didn't know much of love
But it came too soon
And there was me and you
And then we got real blue
Stay at home talking on the telephone
And we would get so excitedand we'd get so scared
Laughing at ourselves thinking life's not fair
And this is how it feels

[1]
As we go on
We remember
All the times we
Had together
And as our lives change
From whatever
We will still be
Friends Forever

So if we get the big jobs
And we make the big money
When we look back now
Will our jokes still be funny?
Will we still remember everything we learned in school?
Still be trying to break every single rule
Will little brainy Bobby be the stockbroker man?
Can Heather find a job that won't interfere with her tan?
I keep, keep thinking that it's not goodbye
Keep on thinking it's a time to fly
And this is how it feels

[Repeat 1]

La, la, la, la:
Yeah, yeah, yeah
La, la, la, la:
We will still be friends forever

Will we think about tomorrow like we think about now?
Can we survive it out there?
Can we make it somehow?
I guess I thought that this would never end
And suddenly it's like we're women and men
Will the past be a shadow that will follow us 'round?
Will these memories fade when I leave this town
I keep, keep thinking that it's not goodbye
Keep on thinking it's a time to fly

[Repeat 1 (3x)]

4/10/2010

Điều lớn nhất mà tớ học được


Blog recover [1]

Đọc lại cái blog cũ, sau nhiều trận ngồi cười hi hi ha ha, thêm vài trận khóc rũ rượi không lý do, tôi quyết định post vài thứ cũ kỹ lên đây.


Điều lớn nhất tớ học được

Cái này tớ mới học được từ thằng nhóc em trai 5 tuổi mập ú nụ của tớ trong 1 lần hai đứa nằm "tâm sự". nó bảo mắt của nó là mẹ nó cho, miệng của nó là ba nó cho, mũi của nó là dì năm cho, còn tóc của nó là bà ngoại cho, cái bụng là cậu sáu cho, bàn tay là mámi cho ... và nó hỏi tớ, thế mắt chị là ai tặng, tóc chị là ai tặng, miệng chị ai tặng... tớ thật sự rất bất ngờ. thì ra, con người của tớ không hoàn toàn thuộc về tớ, nó còn thuộc về rất nhiều người, nhiều người đã yêu thương tớ đến nỗi ban tặng cho tớ cả 1 hình hài thế này! chính vì vậy, tớ không có quyền làm hại từng bộ phận của mình, tớ càng không có quyền đày đoạ bản thân mình, tớ tuyệt đối không được phép biến mất trên cõi đời này! bởi vì tớ không tồn tại chỉ vì chính tớ, tớ tồn tại vì mọi người!

Đậu đại học cảm giác ra sao ư? ko có. chỉ là ... tớ chỉ thích cái cảm giác hơi mắc cỡ khi nghe mẹ đi kể khắp xóm và bất kỳ người nào gọi điện cho mẹ rằng tớ đậu đại học, tớ chỉ thích cái cảm giác tự hào ghê gớm ba tớ khoe khắp bạn bè có con gái đậu đại học, tớ thích cảm giác tức cười hết sức khi dì tớ thông báo với cả chợ rằng tớ đậu đại học, tớ iu lắm bà ngoại tớ đi kể vòng vòng với bạn bè rằng có cháu đã đậu đại học (và sau 1 hồi đã lật đật bảo dì tớ gọi hỏi xem tớ học trường nào!!!!)
dù những người lớn đã có những sai lầm gì với nhau. tớ tự hào mình được yêu thương suốt 18 năm.

Tớ sẽ nhớ hoài lúc đám đệ tử của mình vừa chạy ra mở cửa vừa la hét tên mình khi mình vừa về đến cổng.

Tớ sẽ nhớ hoài lúc cùng cả đám bạn ôm nhau khóc ... không vì 1 lý do gì cả.

Tớ sẽ nhớ hoài lúc bố mẹ tớ cãi nhau. dì tớ gọi chỉ nói tớ 1 câu: "có gì thì gọi liền cho út nha!"

Tớ sẽ nhớ hoài lúc tớ ôm hôn bà ngoại tớ mỗi lần rời nhà ngoại về nhà mình. và sẽ nhớ hoài tay ngoại cứ níu lấy tớ.

Tớ sẽ nhớ hoài ngay sau khi thi toán đại học tớ đã khóc thế nào. không phải khóc vì bài làm, ko phải khóc vì bất cứ cái gì liên quan đến đại học. tớ khóc vì không hiểu tại sao mọi người lại yêu tớ nhiều đến thế. không hiểu vì sao ai cũng hỏi thăm tớ, ai cũng an ủi tớ, không hỉu tại sao mẹ tớ ngồi vắt nước cam cho tớ uống, mà cũng không hiểu vì sao bình thường ba hay mắng vụ làm bài ẩu mà lần này lại nhất quyết bảo tớ đi ngủ, ko cho ngồi dò kết quả.

Tớ hiểu cuộc sống của bất kỳ ai không chỉ liên quan đến bản thân người đó. nó kéo theo nhiều người khác lắm. từ nay, tớ sẽ chạy xe thật cẩn thận. bởi vì tớ hiểu, tớ đang mang trong mình cuộc sống của nhiều người.

Đôi mắt cái mũi cái miệng của tớ là của ba. mái tóc nước da đôi tai là của mẹ. trái tim là do bà ngoại tặng. cánh tay cái chân này là các dì cho. còn từng ngón tay ngón chân mà chính là của đám em út.

Ui, tớ iu bản thân mình!

Cái mông


Trong các bộ phận của cơ thể con người, tôi phong cho cái mông là bộ phận khoẻ và dễ thương nhất.

Khoẻ nhất là vì ngày xưa, mỗi lần tôi "phạm tội", tôi sẽ phải nằm sấp để mẹ đánh vào mông. Mông, chứ không đâu khác cả. Lúc đó tôi thương cái mông vô hạn. Nó có tội tình gì đâu mà cứ nhè nó mà đánh. Tôi không học bài bị mắng vốn là do đôi mắt buồn ngủ. Tôi trốn đi chơi là do đôi chân ham chạy nhảy. Tôi đánh nhau với bạn là do đôi tay háo thắng. Hay tôi hỗn với người lớn là do cái miệng vô lễ. Chứ cái mông có liên can gì đâu mà đánh nó! Vậy mà nó vẫn cố chịu. Dù có đau thật là đau, nó vẫn im lặng. Giống như một anh cả phải chịu trách nhiệm cho những gì đàn em ngu ngốc của mình làm vậy. Và chưa lần nào vì bị đòn mà tôi không ngồi được cả. Vì cái mông tôi khoẻ lắm. Thậm chí khi tôi té xe, cả người tôi ê ẩm thì cái mông vẫn phây phây khoẻ mạnh. Tôi mỏi tay khi viết bài, trật chân khi chạy nhảy, thậm chí quay đầu 1 cái cũng trật cổ, vậy mà chưa bao giờ tôi trật xương mông hay mỏi mông cả! Vậy cái mông tôi quả là khoẻ nhất nhà rồi!

Còn dễ thương nhất là ở chỗ nó tròn ủm. Nó gánh trọng lượng của nửa cơ thể cả ngày mà không than van. Nó luôn bị giấu! Và luôn ở phía dưới. Người ta có thể mát xa chân cho đỡ mỏi, mát xa tay, mát xa cả lưng, còn nó, hic ... chẳng ai mát xa cho nó. Hồi nhỏ lúc bị hâm và nổi ghẻ ở mông, người ta còn bôi cho nó chút phấn, chứ lớn rồi thì chả ai để ý chăm sóc nó. Thậm chí khi tắm, nó là nơi người ta ít bôi sữa tắm tới nhất! Vậy mà nó vẫn tự giữ cho nó đẹp, tròn ủm, trắng trẻo và xinh xắn. Đến nỗi khi cần thay da, người ta thường lấy da mông đấy thôi! Vả lại, có cả một bài hit ca ngợi nó là bài "my hump" kia mà!

Nói túm lại, tôi nghĩ mỗi bộ phận cơ thể đều xứng đáng một chế độ đối xử công bằng. Chúng ta đôi khi quá chăm chút cho những bộ phận lộ ra ngoài, mà quên mất những thứ khác đang bị bỏ rơi, rẻ rúng mặc dù chúng cực kỳ có ích. Như thế thì tồi quá!

4/09/2010

nói nhảm

Ah ha ha ha ~ vốn dĩ ta định viết về Ngũ Đại Thập Quốc, nhưng hứng thú bị đứt giữa chừng, nên tạm gác lại, đợi chừng nào cái hứng lịch sử quay về thì viết tiếp cho nó khí thế.

Thay vào đó, ta lại lảm nhảm vậy.

Thú 1 cái thiệt ơi là thiệt, là dạo này ta cài cái “pageview counter” vô, thấy mỗi ngày nó nhảy vài chục lượt ~ nửa mừng nửa lo a …

Thôi, ta chỉ có thể báo trước cho bất kỳ ai vô đây rằng: cái con người mà các hạ đang thấy là 100% con người của tại hạ a ~ nên đừng có … thất vọng … nhân vô thập toàn mà ~ hị hị hị …



Hí hí hí …

Ngồi im lặng ngắm thế gian chuyển động, âu cũng là một thú vui tao nhã của những kẻ già nua, thiếu sức mà thừa hơi như tau.

Giới trẻ ngày nay. Nhiều khi tự hỏi, hay là tau kết thúc cụm từ đó bằng 1 dấu chấm cảm cho nó oách?

Làm người-trẻ, ý nói là làm teen ấy (trong trường hợp có người nghĩ cái tuổi hai mươi của tau chưa được gọi là già) trong cái thời đại này cực khổ & gian khó lắm thay!

Nói không ngoa, đơn cử có mỗi cái vụ Internet thôi. Cái thời của tau, đến tận năm lớp 9 mới lọc cọc vô mạng bằng cái modem quay số “ò e é bùm bùm bùm bùm”, kêu to đến nỗi mỗi lần lén lút vào mạng thì phải chêm nguyên cái gối để nó bớt ồn ào. Nói ra thì thiệt là mắc cỡ với con cháu, hồi đó vô mạng thì biết mỗi cái chuyện chat chit thôi, vô đại cái chatroom nào đấy, quơ đại thằng khùng nào đấy, lảm nhảm vài câu, thế mà đâm nghiện *hí hí hí* Đến bây giờ, mỗi lần vô nhà sách quơ nhầm mấy cuốn nói về chuyện tình online là tau lại ngẩn người, bâng khuâng nhớ đến cái thời xa xưa ấy.

Bây giờ thì con em mình tiến bộ quá xá rồi. Nhà nhà ADSL người người wifi. Cái tiếng “ò e é bùm bùm bùm bùm” ngày đó của tau tuyệt chủng mất rồi. Mở laptop lên là vô thẳng trong Internet.

Ờ … dễ quá mà. Khỏi cần nói đến chuyện tìm thú vui giải trí như là tìm truyện đọc, tìm nhạc nghe, tìm phim coi … đi heng, google 1 phát, cái gì cũng có, từ hàng quốc cấm đến hàng quốc không cấm, đến tận thứ hàng mà quốc không biết là thứ gì để quyết định có cấm hay không. Có tất. Đứa hiền lành và trong sáng (loại được xếp vào sách đỏ ấy) thì đi tìm “thông tin kinh tế” “kiến thức thường thức” “lịch sử” “đề thi đại học” … Đứa hiền lành và không trong sáng thì quơ nhạc nghe, quơ phim coi. Đứa không hiền lành và cũng không trong sáng (loại được xếp vào danh sách “cần tiêu diệt bớt” ấy) thì đi kiếm vài thứ khác xứng tầm với nó. Tau nghĩ, sau này khi xã hội tiến bộ, dám có cái vụ hít hít cái màn hình rồi phê thuốc lắm à.

Ông ta xưa của tau nói: nhàn cư vi bất thiện. Ông Maslow cũng đề ra cái tháp nhu cầu, đại loại là khi ăn uống no nê thì người ta tìm cách gây sự (ờ, tau đang xuyên tạc đấy!) Bọn nó có truyện đọc chưa đủ, bèn nổi hứng lên viết truyện. Mà, nó viết “hay” đến độ tau không dám dùng 2 chữ “viết truyện” để nói về cái hành động của bọn nó luôn đấy. Tau đọc vài cái truyện của những đứa được gọi là “famous writer” ở một số diễn đàn, tự dưng có cảm giác là đang được đọc những bài tập làm văn có cái đề chung là “hãy tường thuật là đoạn phim con lợn vừa bật ra trong đầu em.” Ôi chao … khủng khiếp ở chỗ, mấy bài tập làm văn tường thuật này giống nhau như thể được làm theo kiểu thầy đọc trò chép. Tau bó tay.

Có vài đứa biết mình không có khả năng viết, nhưng vẫn “mưu cầu danh lợi” nên đi dịch fic nước ngoài. Những đứa khác lực bất tòng tâm, không biết tiếng nước ngoài mà vẫn muốn “mưu danh cầu lợi” thì dùng phần mềm dịch rồi ngồi edit cho gọn và đẹp lại. Những đứa khác – đạt đến đỉnh điểm của cái sự “đầu rỗng”, thì không viết, không dịch, không edit … mà đi chôm. Lấy nguyên si văn của người khác rồi đề tên Author là mình. Ngoài đời thực, người ta e dè, ví dụ như, tau không dám chôm văn của chị Lê thị A rồi đề cái tên trong chứng minh thư của tau: Lê thị Tèo vào cái dòng tác giả, vì cái tên Lê thị Tèo gắn với tau suốt đời nên nếu bị phát giác, cả đời tau sẽ bị cười chê. Còn bọn nó thì sao? Bọn đạo văn ấy, dù trắng trợn, dù vô liêm sỉ đến cỡ nào cũng chỉ là một cái nick. Hình phạt cao nhất bọn nó phải chịu là cái gì? Chẳng qua là ban nick. Ban nick này thì reg nick kia, làm lại từ đầu dễ ẹt.

Ờ … bọn nó nghĩ, đời ảo thì phù du. Bọn nó làm lỗi, bọn nó phủi cái một, thậm chí có em còn quay lại sủa vài câu, nói ngang nói bướng cho hả hê cái lòng lợn của em ấy rồi mới cuốn xéo. Vì không ai biết đó là em, nên em nghĩ, em có quyền đeo nhiều mặt nạ?

Nực cười. Không ai biết đó làm em – thì bản thân em cũng không biết đó là em hay sao? Cái ruột của em, dù ở đời ảo hay đời thực, thì nó cũng nhiêu đó, chứ có dài ngắn trắng đen hơn chút nào đâu. Chẳng qua, ở đời thực, em đem vài khúc giấu đi, đến đời ảo thì để nó lòi ra. Em nghĩ chỉ cần nó không lòi ra cho người đời thực thấy thì nó sẽ giấu được mùi hôi sao?

Tâm can của con người, đâu thể nói giấu là giấu. Hôm nay em chôm đồ - dù chỉ là 1 mớ đồ ảo không giá trị, những em cũng tự mình trở thành 1 kẻ cắp rồi. Em dối người, nhưng em dối bản thân mình được không? Em có dám chắc cái sự hèn của em sẽ đủ lớn để che giấu cái tính ưa ăn cắp của em? Và người thực ngoài kia sẽ không nhìn ra nổi cái tính đó? Em ngây thơ quá …

Đấy, bây thấy không? Lũ con em của tau còn trong sáng đến vậy, mà Internet lại trao cho bọn nó cái quyền tự do to tát đến thế, hỏi sao bọn nó không hư?

Rồi, quay lại đời thực.

Cái sự bệnh của đám trẻ ngoài đời thực là hội chứng “tự cho là bản thân mình bị tự kỷ, đa nhân cách, tâm trạng phức tạp, không phải người bình thường bla bla bla …”
Triệu chứng của bọn này là lúc nào cũng làm ra vẻ ta đây là người đau khổ nhất trên đời, không ai hiểu ta, ta cũng không hiểu ai. Thỉnh thoảng lên cơn thì lại bay vù vù lên blog, facebook … phóng vèo vèo đôi ba câu xàm xàm như là “đời là bể khổ”, “lòng đang đau một vết thương chí mạng”, … Túm đại một thằng/một con nào đó, đi chơi, cặp kè, hun hít, ôm nhau lăn qua lăn lại và gọi đó là yêu. Để khi 2 đứa nghỉ chơi nhau thì lại đau khổ vật vã, đòi sống đòi chết. Ôi ~

Tau thề, đứa nào gặp tau mà bảo: không muốn sống nữa, chỉ muốn chết để tự do tự tại bla bla … thì tau sẽ đưa cho nó con dao và bắt nó cắt cổ tay trước mặt tau, đợi nó chết thiệt rồi tau mới đi. Hứ ~ một lũ sợ đau mà cứ làm ra vẻ. Nhìn cái vẻ mặt của bọn nó khi gặp bạn bè cười hí ha hí hửng thế kia, mà khi về đến nhà thì rầu rĩ bảo: đó là nụ cười không thật lòng… ối ái í á ố …




Ậy … tau rầu … là nói thế thôi.

Chứ vẫn đang toe toét cười đây này. Đời như vậy – mới có nhiều cảnh vui tau coi chứ.

4/07/2010

Sĩ diện

Hồi đó, tôi đọc được trong bài viết “những cái chết vô duyên nhất thế giới” có 1 chuyện như vầy: có ông kia là quý tộc được mời đi dự một lượt 3 bữa tiệc, được mời rượu rất nhiều. Là con người, có vô thì phải có ra. Đằng này, ổng cứ uống (vì không từ chối được) mà lại sĩ diện (mắc cỡ) không dám hỏi chủ nhà coi cái toalet nằm đâu. Kết quả là chỗ chứa nước của ông ta bị quá tải, bùm 1 cái, bể ra, ổng chết. Và ổng được ghi vô sử sách với cái tít bự: cái chết mất nết nhất thế giới.

Bởi vậy ta nói, sĩ diện có thể giết chết con người à nha ~

Ngày nay, đọc trên báo, tôi thấy có 1 chuyện như vầy: trường kia có một học sinh bị bạo lực, học sinh đó gọi cho trung tâm tư vấn mong được giúp đỡ. Trung tâm tư vấn gọi về nhà trường mong nhà trường hợp tác giúp đỡ em học sinh ấy. Kết quả là em học sinh ấy … bị khiển trách do đã “tố cáo vượt cấp”, “vạch áo cho người xem lưng”, nói khó nghe là bêu rếu nhà trường trước mặt người khác, làm mất danh dự & uy tín của nhà trường, còn vụ bạo lực có giải quyết hay không thì vẫn còn “hạ hồi phân giải”.

Tôi túm lại một học sinh nào đó, hỏi nó coi biết Trần Quang Khải là ai không. Nó cười cười, chắc anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ … Sử, mỗi tiết 45 phút, tuần học được 1-2 tiết, vậy mà mỗi tuần thì phải đi hết cả một triều đại kéo dài mấy trăm năm, chưa kể còn phải đi hết mấy cuộc kháng chiến lừng lẫy, phải thuộc rằng ngày-tháng-năm nào xảy ra trận chiến nào, phải thuộc coi trong trận chiến đó ta chết nhiêu địch chết nhiêu và mất nhiêu khẩu súng. Nhưng giáo viên phải dạy cho đúng giáo trình, và học sinh phải học cho đủ lượng kiến thức chỉ tiêu của Bộ đề ra. Nếu không thì điểm thi không cao, tỉ lệ đậu không cao, vậy thì nhà trường sẽ mất uy tín.

Bởi vậy ta nói, sĩ diện có thể giết chết cả một thế hệ à nha ~

4/06/2010

6.4.2010

Bạn đang đuối với cái Lịch Sử.

Chuyện là, hôm nọ đẹp trời, bạn tung tăng vô blog của bạn kia, bạn kia có mấy bài post rất hay về những chuyện tình trong lịch sử Việt Nam được nhìn nhận dưới góc độ của một fangur chân chính. Bạn thích lắm, nên bạn tung tăng đi mò lịch sử xem còn sót chuyện nào không ...

Tình hình là, bạn đã bị tẩu hỏa nhập ma!

Vì mò 1 hồi, quên mất mục đích ban đầu mà đâm ra nghiện luôn Sử Việt [bằng chứng là mấy bài phát biểu cảm nghĩ về triều đại nhà Nguyễn bạn post phía dưới - và sẽ còn phía trên nữa] Mà nghiên cứu Sử Việt thì luôn phải đi kèm với Sử Trung. Sáng này, bạn đuối với cái Ngũ Đại Thập Quốc, Tam Quốc, ... Đến hồi thống nhất được tụi nó thì bạn khoái quá xá, bạn vừa tô màu vừa thống kê những gì bạn biết.

Sau đó, bạn về nhà tắm ao ta. Và bạn chính thức tẩu hỏa ... Nổi loạn, giành ngôi, truyền ngôi, soán ngôi, đoạt ngôi, huynh đệ tương tàn, incest loạn xạ, phụ chính đại thần đoạt quyền, ... [btw, bạn sẽ không-bao-giờ nghiên cứu cái gia phả họ Trần đâu, thực tình là quá rắc rối mà!]

Quanh đi quẩn lại, bạn rút ra được 1 kết luận vô cùng quý giá.

Socrates nói đúng: điều duy nhất là tôi biết là tôi không biết cái gì cả.

Bạn đã từng không biết Lê Quang Trị là ai [bạn lộn tên đường Lê Quang Định và Phan Văn Trị đấy ạ!] bạn đã từng nghĩ Lê Văn Hưu là người hiện đại, và bạn từng cho rằng Lê Sơ là nhà Tiền Lê!

Ôi, bạn thật là ngu muội mà!

Tình hình là bạn làm tới Mạc Mậu Hợp rồi ^__^

Mai bạn làm tiếp thì sẽ sớm xong cái niên biểu quý giá kia thôi!

-----------------------------

Bằng kinh nghiệm tích lũy trong 21 năm sống, tôi chia loài người thành 3 loại: loại tôi thích, loại tôi ghét, và loại tôi không-quan-tâm.

Căn cứ dựa vào 2 điều:

1/ Tôi không có tư cách phán xét người ta là xấu hay là tốt.

2/ Đọc lại điều 1.

Trong đó, loại tôi không-quan-tâm là nhiều nhất, loại tôi ghét là ít nhất.

Điểm khác nhau cơ bản của 3 loại người đó: loại tôi thích thì tôi sẽ cố gắng giúp họ tránh nguy hại, loại tôi không-quan-tâm thì tôi sẽ chẳng làm gì để giúp họ tránh nguy hại, còn loại tôi ghét thì tôi sẽ làm cho họ gặp nguy hại.

Chỉ hòan toàn dựa vào tình cảm cá nhân thôi.

Lịch Sử Việt Nam

Phần 1: Lịch Sử Trung Hoa: rắc rối Ngũ Đại Thập Quốc



Đây ~ cái hình này tốn của bạn cả buổi sáng a ~
Bây giờ post hình trước, tối về bạn edit, bạn kể chuyện sử nữa cho nghe ~

4/04/2010

Tứ Nguyệt Tam Vương

Một trong những sự kiện phức tạp nhất trong triều đại nhà Nguyễn là sự kiện “tứ nguyệt tam vương”, tức “bốn tháng ba vua”.

Trước khi nhắc đến sự kiện này, cần điểm qua một nhân vật lớn: Tôn Thất Thuyết. Ông là một vị tướng có công lớn trong việc dẹp loạn ở miền Bắc, đánh thắng liên tiếp các trận lớn nên được vua Tự Đức rất tín nhiệm. Ông cùng Nguyễn Văn Tường là Phụ Chính đại thần, có vai trò rất lớn trong triều đình lúc bấy giờ.

Lại nói về vua Tự Đức.

Trong 3 người con mà ông nhận nuôi, người làm ông vừa ý nhất là Ưng Đăng, nhưng khi ông mất, thứ nhất là vì Ưng Đăng còn nhỏ tuổi, thứ hai là vì Ưng Chân là trưởng tử, nên theo tục lệ phải truyền ngôi cho Ưng Chân. Song, trong di chiếu truyền ngôi, vua Tự Đức đã thể hiện rõ rằng ông không vừa ý với đứa con này chút nào. Di chiếu với lời lẽ tương đối bất lợi cho Ưng Chân, nên khi sắc phong, vị hoàng tử này đã “lướt qua” phần đó.

Lúc này, Tôn Thất Thuyết cùng Nguyễn Văn Tường lấy cớ đó buộc tội hoàng tử Ưng Chân, và với vai trò Phụ chính đại thần, đã phế truất Ưng Chân ngay sau 3 ngày vừa tại vị.

Thói hư tật xấu của Ưng Chân hoàng tử, thực lòng không muốn nhắc đến bởi ngoài lời của vua Tự Đức thì không có lời tương truyền hay điển tích nào trong dân gian đề cập đến vị hoàng tử này. Nhưng, cách mà Phụ Chính đại thần phế truất vị hoàng tử này khỏi ngôi vua, sau đó bỏ đói đến chết, thiết nghĩ, có còn tôn ti trật tự, thậm chí nói một câu “có còn nhân đạo” cũng không phải là quá đáng. Ưng Chân hoàng tử cho dù đúng là kẻ xấu xa thì cũng là do tiên đế Tự Đức tự mình sắc phong, hơn nữa, dù gì cũng một hoàng thân quốc thích. Đối xử như vậy, liệu có quá đáng? Đến mức niên hiệu Dục Đức của vị vua này cũng là lấy từ Dục Đức Đường – nơi Ưng Chân hoàng tử ở.

Sau khi phế Dục Đức, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đưa con út của vua Thiệu Trị, tứ em ruột vua Tự Đức, lúc này 36 tuổi lên làm vua, niên hiệu Hiệp Hòa. Nhưng, tương truyền vị vua này là bị cưỡng bức lên ngôi. Ông không phải người chí lớn, mưu cầu đoạt vị. Vả lại, công bằng mà nói, triều đình lúc này quyền hành hoàn toàn thuộc về Phụ Chính đại thần, lên làm vua, nói khó nghe một chút thì chỉ là một vị vua bù nhìn dưới trướng của Phụ chính đại thần, gần như chỉ là một cái danh. Vì thấy Phụ Chính đại thần lúc này quá lộng quyền, biết trước sau gì cũng bị phế, nên vua Hiệp Hòa “tranh thủ” bỏ túi tài sản. Chính việc này đã dẫn đến ông bị phế ngay sau 4 tháng tại vị, và băng hà ngay sau đó.

Lại nghe kể, cái chết của vua Hiệp Hòa, cũng là do Phụ Chính đại thần bức tử. “Tam ban triều điển”: nghĩa là ban cho 1 thanh gươm, 1 dải lụa và 1 chén thuốc độc, tùy ý chọn cái chết.

Vì đất nước một ngày không thể không vua, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường lúc này lại đưa con nuôi út của vua Tự Đức, Ưng Đăng hoàng tử lên ngôi, lúc này mới có 14 tuổi lên ngôi. Ngẫm, có phải trớ trêu? Trong cùng 1 năm 1883, vua Tự Đức vì Ưng Đăng còn nhỏ không thể sắc phong, lại sắc phong Ưng Chân, vậy mà ngay sau khi Tự Đức băng hà, Phụ Chính đại thần lại sắc phong đứa con mà ông mong muốn? Quanh đi quẩn lại, vẫn là Ưng Đăng, có phải một điều tốt?

Câu trả lời là không hề.

Lại một lần nữa, việc đưa Ưng Đăng hoàng tử lên ngôi vua là “cưỡng bức” lên ngôi. Tương truyền, giữa đêm khuya khoắt, vị hoàng tử nhỏ tuổi này bị ép lên kiệu khiên vào cung sắc phong, vẫn còn run rẩy sợ hãi bảo rằng: ta còn bé, sợ làm không nổi.

Và, cái gì đến cũng phải đến. Sau 8 tháng tại vì, Ưng Đăng, niên hiệu là vua Kiến Phúc, bạo bệnh mà qua đời.

Hai chữ “bạo bệnh” – quả thật không biết nên tin bao nhiêu phần trăm. Nói đi nói lại, vẫn là Phụ Chính đại thần nắm triều chính. Việc chọn Ưng Đăng, mà không chọn Ưng Kỷ - người con thứ hai của Tự Đức, lúc này đã 19 tuổi, há không phải đã thấy được một phần sự mưu tính của nhị vị Đại Thần?



Có thể tạm kết phần này lại bằng một câu: triều đình nhà Nguyễn lúc này thực sự loạn lạc và suy yếu. Quyền hành của vua chúa bị phân tán cho nhiều người, Vua không còn là đấng toàn quyền, cửu ngũ chí tôn, hoặc nói khó nghe một chút, vua chỉ là một cái mác dán vào một người. Và thừa kế vương vị, trớ trêu thay, lúc này lại là một việc cực kỳ xui xẻo.

Tôi nhớ, mỗi lần coi phim cổ trang hoàng cung Trung Quốc, hoặc dạo này gần đây hay đọc truyện cổ trang, lúc nào cũng thấy các vị vua rất ức chế, gánh trên vai quá nhiều trọng trách đến mức bản thân buộc phải đi theo con đường mà mình hoàn toàn không muốn. Họ có một điểm chung là khao khát thoát ra khỏi cái ghế chật chội đó. Nhưng ~ bao nhiêu người có thể làm được điều đó chứ.

Hôm qua, lại đọc một câu “là một minh quân vô cảm, hay một hôn quân si tình?” Âu, cũng chỉ là một lựa chọn. 4 chữ “giang sơn xã tắc”, nặng lắm thay!

Vậy là, vẫn không thể đánh giá được bất kỳ nhân vật lịch sử nào. Neh?

[cont.]

Các đời vua Nhà Nguyễn

Vua Minh Mạng: từ năm 1820

Theo những tài liệu mà tôi đọc được, vua Minh Mạng là một vị vua tương đối khó đánh giá.

Ông sùng Khổng Mạnh, nhưng lại lên án hủ nho. Về việc này, sử có ghi một câu nói của ông:

“Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử-nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau dần dần đổi lại”.

Còn nhớ, ngày xưa Mạnh Tử cũng có nói: tận tín thư, bất nư vô thư. Nghĩa là “nếu quá tin vào sách, chi bằng đem sách đốt đi”. Lại nói, Nguyễn Công Trứ - vị quan nổi tiếng với chữ “ngông” cũng được chính vua Minh Mạng đề cao trong thời kỳ này.

Song, vua Minh Mạng lại một mực khinh ghét văn hóa phương Tây. Vua Gia Long chọn ông kế vị thay vì con của thái tử Cảnh cũng một phần vì lý do này, và hiềm khích giữa ông và Tả quân Lê Văn Duyệt cũng một phần xuất phát từ đây. Trong khi Tả quân và con của thái tử Cảnh có tư tưởng tương đối thoáng về việc thông thương giao lưu với Pháp, Anh thì vua Minh Mạng lại cực kỳ hạn chế việc này. Có thể tư tưởng này, về phía con của thái tử Cảnh là xuất phát từ việc thái tử Cảnh đã có thời gian sang Pháp làm chất tử nên đối với văn hóa Pháp tương đối thông cảm và hiểu biết. Còn về phía Tả quân Lê Văn Duyệt thì có thể xuất phát từ tư tưởng tiến bộ của chính ông – ai cũng biết Lê Văn Duyệt là con người không giàu chữ nghĩa, hay nói cách khác, ông không quá sùng Nho học như vua Minh Mạng nên không bị hai chữ “định kiến” che phủ khi đánh giá vấn đề. Công bằng mà nói, tôi hay thắc mắc: nếu ngày đó không phải vua Minh Mạng mà là con của thái tử Cảnh lên ngôi (theo đúng đề xuất của Lê Văn Duyệt với vua Gia Long) thì hẳn tình trạng “bế quan tỏa cảng” một cách gay gắt đã không xảy ra, và khi không “bế quan tỏa cảng” thì liệu có dẫn đến cảnh Pháp xâm chiếm nước ta vào những năm sau?

Nói đi cũng phải nói lại, vua Minh Mạng, theo ghi chép của sử sách, là một vị vua cần mẫn nhất trong các đời vua triều Nguyễn. Ông nói:

“Lòng người, ai chả muốn yên hay vì chuyện sinh sự để thay đổi luôn, lúc trẻ tuổi còn khoẻ mạnh mà không biết sửa sang mọi việc, đến lúc già yếu thì còn mong làm gi được nữa. Bởi thế trẫm không dám lười biếng bất kỳ lúc nào.”

Tư tưởng này quả thật đáng noi theo.

Dưới thời vua Minh Mạng, chính sách về thuế, ruộng đất vẫn tương đối không hợp lòng dân nên rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra.

Có thể tạm kết, vua Minh Mạng lên án nạn “hủ nho”, nhưng bản thân ông thực sự chưa thoát ra khỏi hai chữ “hủ nho” đó.




Vua Thiệu Trị: 1841

Vua Minh Mạng vì đã sắp đặt quy củ từ luật pháp đến chính quyền, nên đời vua Thiệu Trị, có thể nói là đời vua yên ổn nhất trong triều đại nhà Nguyễn. Ông làm thơ rất nhiều và rất đặc sắc.



Vua Tự Đức: 1847

Trong 3 năm đầu trị vì, vua Tự Đức tương đối yên ổn, đến những năm sau, phần vì nội loạn bên Trung Hoa và tàn dư quân phiến loạn tràn xuống lãnh thổ nước ta, phần vì chính sách quá độc đoán đối với các vị tu sĩ truyền giáo của Cơ Đốc giáo, nên quân Pháp lấy cớ đó tấn công phía Nam. Chưa kể một số cuộc nổi loạn của những người tự xưng là hậu huệ của nhà Hậu Lê và đại hoàng tử Hồng Bảo không được sắc phong âm mưu soán ngôi.

Nhưng, nói chung, vua Tự Đức không phải là một vị vua không tốt. Ông được vua Thiệu Trị chọn với nhận định “đứa trẻ này giống ta như in”, cũng bởi vì ông là một người chăm chỉ việc nước. Ông là một vị vua nổi tiếng về thi ca nhất trong triều đại nhà Nguyễn. Lại nổi tiếng là vị vua có hiếu.

Dưới thời vua Tự Đức có một nhân tài nổi tiếng là Cao Bá Quát. Ông thi cử đỗ đạt nhưng vì tính tình thẳng thắng nên không chịu nổi chốn quan trường. Về sau, ông tham gia và đội quân phản triều đình.

Vua Tự Đức lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên không có con ruột. Và điều này dẫn đến một loạt các biến cố về sau.


[cont.]

PS: vậy là kết thúc những chuỗi ngày "cha truyền con nối". Về sau, càng lúc càng phức tạp ...

Các đời vua nhà Nguyễn

Phần 1: các đời vua nhà Nguyễn

Đến đây, mạn phép được viết lại một lượt các đời vua nhà Nguyễn:

Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh – 1802-1820, sinh 1762, mất 1820: lên ngôi năm 40 tuổi, truyền ngôi do băng hà.
Minh Mạng – Nguyễn Phúc Đảm – 1820-1841, sinh 1791, mất 1841: lên ngôi năm 29 tuổi, truyền ngôi do băng hà.
Thiệu Trị - Nguyễn Phúc Miên Tông – 1841-1847, sinh 1807, mất 1847: lên ngôi năm 34 tuổi, truyền ngôi do băng hà.
Tự Đức – Nguyễn Phúc Hồng Nhậm – 1847-1883, sinh: 1829, mất: 1883, lên ngôi năm 18 tuổi, truyền ngôi do băng hà.

Là các đời vua có thể nói tương đối yên bình. Vua Tự Đức khi còn nhỏ đã mắc bệnh đậu mùa nên không thể sinh con, phải nhận con nuôi của các huynh đệ mình, điều này góp phần dẫn đến sự kiện “4 tháng 3 vua” sẽ kể lúc sau.

Dục Đức – Hiệp Hòa – Kiến Phúc (1883)

Sau đó, các đời vua Hàm Nghi – Đồng Khánh – Thành Thái – Duy Tân – Khải Định – Bảo Đại đều liên quan mật thiết đến công cuộc chống Pháp giai đoạn đầu của dân tộc, quả thật có chút rắc rối bởi vì các vị vua này có quá đông con cháu và anh em ~

Cho phép tôi bình một câu khá ngu ở đây: tôi đã hiểu “nạn bùng phát dân số” từ đâu mà có. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ vua Gia Long 13 con trai và 18 con gái đã là khủng khiếp lắm rồi. Nhưng khi đọc đến đời vua Minh Mạng: 78 con trai và 64 con gái, tôi quả thực muốn té xỉu. A~ sử sách liệu có sai hay không? Có khả năng một người có tới 142 đứa con? Ôi ~ *hoa mắt* *bủn rủn*

*đi ngủ lấy sức, mai kể tiếp*

4/03/2010

Tả quân Lê Văn Duyệt

Tả quân Lê Văn Duyệt.



Lịch sử kể rằng, phò vua Gia Long đoạt lại ngôi báu có 4 vị: Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức, Tả quân Lê Văn Duyệt, Tiền quân Nguyễn Văn Thành, Hậu quân Võ Tánh. Trong đó, lịch sử lại một lần nữa xoay quanh Tả quân Lê Văn Duyệt và tốn hao giấy mực lạm bàn đúng-sai.

Thú thật, tôi cảm thấy cực kỳ xấu hổ khi không biết vị Tả quân này. Thứ nhất là vì nhà tôi khá gần Lăng ông Bà Chiểu, và tôi đã từng không hề biết Lăng Ông Bà Chiểu thờ ai, rất ngu si từng nghĩ rằng: chắc là thờ ông Chiểu. Thứ hai là khi tranh đấu [cho tinh thần fangur chân chính], tôi lại không đủ hiểu biết để đem vị Tả quân Lê Văn Duyệt ra làm minh chứng. Thật là kém cỏi mà ~

Các sử gia có viết, “Tả quân Lê Văn Duyệt bẩm sinh là ái nam ái nữ”, đến 17 tuổi thì ông được Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) tuyển làm thái giám. Có thể nói, với “tam cương – ngũ thường”, “luân thường đạo lý” và [rất nhiều thứ bá láp] mà người ta coi trọng thời đó, Lê Văn Duyệt là một điểm-kỳ-dị. Không những không phải một nam-nhi-chân-chính-về-mặt-thể-chất như cái cách người ta hay tôn vinh, ca ngợi và bắt buộc mọi nam tử phải theo, ông còn không phải là một người có học vấn uyên thâm, thi thố đỗ đạt làm quan như người khác. Thậm chí, tính tình của ông của không thể gọi là Nho Sĩ. Ông thích tuồng, thích các cuộc đấu voi, chọi gà … Có thể nói, tất cả những gì ông có, hay tất cả những gì ông dùng để đạt được danh tiếng như sử sách đã lưu truyền là bốn chữ “tài năng bẩm sinh”.

Điều làm tôi ấn tượng nhất là, là một người ái nam ái nữ, nhưng tính khí của ông lại không hề giống như những kẻ ái nam ái nữ khác được ghi nhận trong nhiều lịch sử. Thậm chí có phần ngược lại. Nói đâu xa, vua Khải Định (đời vua thứ 12 của triều Nguyễn) cũng tương truyền là “không thích đàn bà, chỉ thích gần đàn ông” và bị Phan Chu Trinh ghi trong Thư Thất Điều là: ăn mặc lố lăng. Nhưng Tả quân Lê Văn Duyệt thì rất mạnh mẽ, bộc trực, thẳng thắn và quyết liệt. Ông có nói hai câu làm tôi cực kỳ nể phục. Câu thứ nhất là: “sinh ở đời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là trượng phu”, còn nhớ, ngày xưa Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong Hịch Tướng Sĩ cũng cảm khái: “Ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc…” hàm ý tương tự. Ngẫm, không phải đó mới gọi là “khí khái nam nhi”? Câu thứ hai là trích dẫn trong câu chuyện do sách dẫn:

“Thành cùng Duyệt, cắm cờ trên bành voi để chỉ huy các tướng Tính Thành thích uống rượu. Lúc sắp vào trận, Thành lấy be rót uống, nhân thể rót mời Duyệt. Duyệt không uống, Thành nói: “Hôm nay trời rét, uống rượu cho thêm khí lực. Duyệt cười mà nói rằng: “ Người nào nhút nhát mới phải mượn rượu để tăng khí lực. Trước mắt ta, nào có ai đáng mặt giỏi trận mạc để cùng đối địch, vậy cần gì phải dùng đến rượu?”

Đọc được tích này, quả thật không thể không cảm khái mà nói một câu: Tả quân Lê Văn Duyệt quả có khí khái của một vị tướng quân lẫm liệt.

Nhưng, không phải vô duyên vô cớ mà dân gian lại có câu “Hồng nhan bạc phận – Thiên tài yểu mệnh”. Cụ Nguyễn Du ngày xưa viết một câu mà bất cứ thời đại nào cũng có thể áp dụng: “Chữ tài đi với chữ tai một vần”. Cuộc đời của Lê Văn Duyệt sinh thời trải qua nhiều biến cố, nhưng so với án oan khi đã là cố nhân thì quả không đáng là gì. Tả Quân không ngại công khai phản đối khi vua Gia Long quyết định truyền ngôi cho hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng) nên giữa ông và vua Minh Mạng sau này, không thể không nói là có hiềm khích. Tuy nhiên, phần vì nể trọng công lao, phần vì tin tưởng, vua Minh Mạng vẫn để Lê Văn Duyệt nắm quyền ở Gia Định. Cho đến khi ông qua đời và con nuôi của ông là Lê Văn Khôi sinh chuyện, liên lụy đến cả nấm mộ của ông, hồn oan kêu khóc đến tận đời vua Tự Đức mới được giải. Sau này, lại có người-hiện-đại nêu lên việc ông phò Gia Long chống Tây Sơn, bảo ông không xứng được tôn vinh như thế.

Khi đọc một loạt các bài viết liên quan đến Lê Văn Duyệt, tôi cảm thấy thích nhất là câu nói này: Dân gian ta không bao giờ chọn sai người để thờ.

Tôi, cũng như tác giả của bài viết đó, tin vào dân gian. Cho nên, đối với Tả quân Lê Văn Duyệt, quả thật một lòng nể trọng.

Xin mượn những câu này để tạm kết bài: [thành thật xin lỗi vì quên mất nguồn]

“Bản thân vốn là một cậu bé ít học, ham chơi; nhờ cơ may, nhờ thời thế mà thi thố bản lĩnh.
Là một người bị hoạn bẩm sinh, nhưng không vì thế mà mặc cảm, ông chỉ biết cống hiến hết tài năng, hết sức mình nên nhanh chóng trở thành đại tướng, mang ấn công hầu, làm “vương” một cõi, vua quan trong ngoài và cả lân bang đều phải nể trọng …
Cả khi ông mất rồi, mộ bị san phẳng, bị xiềng xích …Ấy vậy mà, người ta vẫn lén lút thờ cúng & hình ảnh ông luôn là vị thần hoàng hiển linh trong lòng dân tộc Việt lẫn Hoa .”


[cont.]

PS: nói lại lần nữa, quả thật rất là xấu hổ khi đến bây giờ mới biết đến vị này a ~
Tôi có nên đổi tag là "nhận định" không, vì nghĩ đi nghĩ lại, những gì mình viết quả không xứng với 2 chữ "nghiên cứu" quá cao xa kia.

Phần 1: Triều đại nhà Nguyễn

Phần 1

Thống kê những hiểu biết về nhà Nguyễn

1802: Vua Gia Long (tên túy: Nguyễn Phúc Ánh, hay Nguyễn Ánh)

Lịch sử ghi nhận ông như một kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” khi cầu viện quân Xiêm, rồi quân Pháp để đánh Tây Sơn giành lại ngôi vua.

Có một câu hỏi đặt ra là: thực ra, Vua Gia Long là tốt hay là xấu?

Hồi “xem” các triều đại Trung Hoa (không dám nói là đọc hay nghiên cứu, vì 2 chữ đó cao sang quá) tôi cũng bắt gặp câu hỏi tương tự khi người ta nhắc đến Tần Thủy Hoàng. Sự khắc nghiệt trong đường lối cai trị của ông khiến người ta không thể tuyên dương ông là một đấng minh quân, nhưng vì công lao to lớn là thống nhất Trung Hoa nên người ta cũng không dám tùy tiện gọi hai chữ “hôn quân”. Tôi trộm nghĩ, Gia Long hẳn cũng thế?

Hồi học lịch sử, tôi thường nghe giáo viên phê phán 2 vị vua, một là Gia Long, hai là Lê Chiêu Thống. Hồi đó nông cạn, ai nói gì nghe đó, nên tự dưng đâm ác cảm với vị vua này, cho rằng ông là một vị vua không đáng mặt vua. Đến tận sau này ngẫm lại, mới thấy mình quả không đủ tư cách mà phán xét một nhân vật lịch sử một cách vội vàng như thế. Vì, không ai kiểm chứng được lịch sử, hay nói chính xác hơn, không ai kiểm chứng được những điều mà các sử gia lưu truyền lại hậu thế này là đúng hay sai. “Tam sao thất bản”, mà cái đến với học sinh chúng tôi nói riêng và người hiện đại nói chung, không biết đã là “sao” mấy chục lần rồi, thiết nghĩ độ chính xác 50% đã là khó đòi hỏi.

Cũng vì thế, lúc nghe giáo viên lịch sử kể về việc Gia Long sau khi giành được ngôi vua, đã quật mộ của vua Quang Trung, đem xác của vị vua này nhồi vào thuốc súng rồi bắn ra biển, tôi căm hận vô cùng. Người đã chết, tại sao còn dã man như vậy? Lúc đó, cứ nghĩ vua Gia Long hẳn là người nhỏ nhen, ác tâm lớn. Về sau, khi tự mình tìm hiểu, biết được mối thù của ông và vua Quang Trung, tôi lại có sự lý giải khác cho mình và đâm hận cuốn sách Lịch sử của tôi hết biết. Tại sao giảng cho tôi rằng Gia Long đã hành động như một ác nhân lòng dạ nhỏ mọn với thi hài của vua Quang Trung, mà không giảng cho tôi rằng vua Quang Trung ngày trước đã truy sát diệt cỏ tận gốc, truy giết cả nhà của vua Gia Long ngày trước? 4 tuổi cha bị bắt giam và chết trong ngục, 13 tuổi theo chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy trốn, đến 15 tuổi thì còn có một thân một mình, được một người Pháp không thân thích che chở?

Tôi không gọi hành động cầu viện nước Pháp của vua Gia Long là đúng. Nhưng thiết nghĩ, cũng không dám phán xét con người của ông qua hành động đó. Ngẫm, vốn thân hoàng tử, nhìn thấy cha mình bị bức tử và họ hàng mình bị truy cùng giết tận, hỏi sao có thể không ghi lòng tạc dạ mối cừu thù? Ông một thân một mình lưu lạc, không ai giúp đỡ, lại được một người Pháp (Bá Đa Lộc) che chở, thiếu niên mới 15 tuổi, còn biết nương tựa vào ai? Lịch sử có thể không đúng đôi chỗ, nhưng cuộc chiến 25 năm giành lại ngôi báu của ông, không thể không cảm thán 2 tiếng: bền bỉ! Ông có thể chọn cuộc sống an nhàn, lẫn vào bá tánh làm một dân thường sống an nhàn, nhưng ông lại dùng mọi cách, thậm chí đem con trai mình là hoàng tử Cảnh làm chất tử để cầu viện Pháp, chỉ với duy nhất một điều: giành lại giang sơn.

Trong quá trình đánh dẹp quân Tây Sơn, dưới trướng của Gia Long có biết bao nhiêu bậc trung quân. Đơn cử một vị tướng tên Võ Tánh đã quyết tử thủ quân ở Quy Nhơn để vua đánh Phú Xuân. Nếu vua Gia Long thực sự “ác nhân lòng dạ nhỏ mọn” thì liệu có thể thu phục lòng người trung như vậy? Sau khi đã thành công trong việc giành lại ngôi báu, dưới triều đại của vua Gia Long, Việt Nam được thống nhất. Vua Gia Long có hậu đãi người Pháp, nhưng ông chỉ hậu đãi bằng vật chất, tài sản, tuyệt nhiên không ban quan vị. Hơn nữa, chính ông cũng nhận ra sự nguy hiểm của người Pháp và hạn chế giao du, thông thương với người Tây.

Người ta bảo, khi đoạt lại được vương vị, ông đã trả thù Tây Sơn một cách “hèn hạ” (trích Wiki). Tôi trộm nghĩ, sao lại có thể tùy tiện đánh giá một hành động là “hèn hạ” hay không? Nếu dùng chữ “dã man” hay “khắc nghiệt”, tôi đồng ý, vì quả cách truy giết những người liên quan đến quân Tây Sơn của vua Gia Long đúng là rất tàn bạo. Nhưng, “hèn hạ” là một từ rất nặng. Hơn nữa, vua Gia Long – có thể nói là “quang minh chính đại” đem những người liên quan đến Tây Sơn mà giết, chứ có phải ngấm ngầm hạ độc thủ đâu mà dùng hai chữ “hèn hạ”. Thậm chí khi xét đến việc lật đổ Tây Sơn, Gia Long cũng không hẳn là thuộc dạng “thừa nước đục thả câu”, trong 25 năm ròng, biết bao nhiêu lần ông đã khởi binh tấn công dù thất bại? Đến khi vua Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn hỗn loạn thì Gia Long mới giành thắng lợi, nhưng cũng có thể lý giải “do thời thế ...” vì thử hỏi, nếu nội bộ chính quyền Tây Sơn không tranh chấp vương vị, vua kế nhiệm anh minh quyết đoán thì liệu có bị mất trong tay Nguyễn Ánh? Dùng 2 chữ “hèn hạ” này để gán cho một vị vua, có là quá đáng hay không?






Kenshin trong bộ Manga cùng tên có nói một câu làm tôi nhớ mãi: “Là đúng hay là sai, cứ để lịch sử phán xét. Bây giờ mỗi người chúng ta chỉ có thể cố hết sức bảo vệ những thứ chúng ta cho là đúng.”

Lại nói về câu hỏi: thực ra, Gia Long là vị vua tốt hay xấu?

Hổ thẹn tự nói, chính mình cũng không đủ tư cách, hiểu biết và niềm tin để trả lời câu hỏi đó. Chỉ là, có một lần tôi vào diễn đàn và nghe “đàn em” tôi khẳng khái bảo: cõng rắn cắn gà nhà – là một vị vua xấu. Bỗng thấy buồn, phán xét một người – dễ dàng vậy sao?

Vẫn là Đức Lão Tử đúng, “tri giả bất ngôn – ngôn giả bất tri” mà thôi.



[cont.]

P.S: lâu rồi mới làm một bài mà bản thân cảm thấy xứng đáng đặt cái tag “Nghiên cứu”, kém cỏi, kém cỏi a~

Mei. Powered by Blogger.
© Moonland 2012 | Blogger Template by Enny Law - Ngetik Dot Com - Nulis