11/16/2016

2016.11.16

Trên đời này chẳng có cái gì là tuyệt đối.

2. Mình nhớ lại mấy bài nhạc khiến mình chán ghét. Thực ra hoàn toàn không phải tại tụi nó đáng chán đáng ghét, đa phần lý do là do tụi nó xuất hiện sai thời điểm thôi. Ví dụ như lúc mình đang cố tập trung đọc sách mà hàng xóm dập nhạc đùng đùng thì có là Noo Phước Thịnh mình cũng ghét. Hoặc, bài hát gần đây nhất mà mình tuyên bố ghét là bài Nếu em còn tồn tại, bản thân cái bài hát chẳng có gì, nhưng mà có một đêm kia, gần 2 giờ sáng mà đám hàng xóm ôn thần mắc dịch cứ hát karaoke bài đó, gào rú lên như thể cả thế giới này phải thưởng thức cho được giọng hát thần thánh của chúng nó thì mới xứng, sau đêm đó, mình quy chụp rằng tất cả những thằng ghiền bài đó đều dở hơi và rởm đời và vô liêm sỉ như vậy, nên mình ghét cái bài đó.

Nhắc đến âm nhạc. Thật ra cái vấn đề này mình đã nhận ra lâu rồi, nhưng đến khi coi cái Series Black Mirror thì nó mới được gọi thành tên. Thị trường ca sĩ bão hòa lắm rồi. Khi mà các cuộc thi mọc lên như nấm độc sau mưa, thì mình có cảm giác 50% dân số biết hát. Vậy thì còn quái gì là tài năng nữa mà thi với thố. Bao nhiêu ca sĩ lên-ngôi, rồi nào giấc mơ thành hiện thực này nọ. Họ đâu rồi? Lên ngôi, ôm tiền - mà chắc chỉ đủ để chi trả chi phí đi thi, rồi sao nữa?

3. Dạo này hay nhắc đến cụm từ "rồi sao nữa". Theo nghiên cứu không chính thức của mình tự làm ra, thì những người hay quan tâm đến hậu quả/hiệu quả hơn là quá trình bị vướng vào chứng chán đời trầm trọng - hay còn gọi là khủng hoảng niềm tin xã hội. Mình cũng nhận thấy là dạo này mình có xu hướng tin vào những chỉ trích, những mỉa mai, hơn là những thương xót tội nghiệp này nọ. Ví dụ như chuyện mấy cô giáo bị điều đi tiếp khác. Bỏ qua mấy cái thúi hoắc như "nhiệm vụ chính trị", thúi tới nỗi chỉ muốn tránh xa chứ éo có buồn tranh cãi, thì mình tương đối tán đồng ý kiến của chú bộ trưởng giáo dục là trước tiên phải coi lại bản thân mấy cô giáo đã. Phát biểu này của chú ấy bị cộng-đồng-mạng ném đá dữ dội. Mình thì thấy, nói đúng phết. Trước tiên, phải coi tại sao mấy cô ấy không muốn mà vẫn phải làm. Ai cũng lý giải là tại vì nghèo, tại vì không muốn bị điều đến chỗ khác làm, không muốn bị đì. Mình thì thấy mấy lý do đó toàn là biện hộ. Nếu điều đó không đúng, thì bạn phải đấu tranh lại nó, chứ cứ thỏa hiệp rồi đi cầu xin lòng thương hại của người khác, thì còn dạy dỗ ai được nữa. Học sinh nó hỏi, cô giáo thấy chuyện đó sai sao vẫn cứ làm, cô bảo: tại vì cô nghèo. Sau này, nó đi trộm cắp, nó biết sai nhưng vẫn cứ làm, vì ngày xưa cô giáo nó đã bảo rằng nghèo thì có quyền thỏa hiệp với cái sai.

Con Soul lại nghỉ việc. Lý do muôn thủa là vì "môi trường". Cụ thể là vì sếp nó bảo bên merchandiser mới quý hiếm vì đem ra tiền cho công ty, chứ administrators như nó thì thay mấy hồi. Mình thấy sếp nó nói đúng phết, mình làm chủ doanh nghiệp thì đứa nào làm ra nhiều tiền thì đứa đó cần trân trọng, còn mấy đứa ăn lương rồi lo chuyện vặt vãnh - mà lại còn không đâu ra đâu như nó, thì thay mấy hồi. Và nó nghỉ việc, chủ yếu, theo mình, vì tự ái hão. Dù mức lương đó của nó tương đối khó kiếm trong thị trường việc làm hiện nay.

Bởi vậy, mình đã thành lập một cái niềm tin vĩ đại sau bao năm tháng đi làm, đó là trước tiên bản thân phải giỏi đã. Ví dụ như một cô giáo dạy giỏi, được học sinh và phụ huynh yêu mến, thì việc quái gì cô ta phải đi tiếp khách để được ở lại trường học, thậm chí cô ấy không đi dạy nữa mà về nhà mở lớp dạy thêm - như bà chị mà mình quen, cũng đủ để kiếm sống vậy. Tâm huyết với nghề thì nghề chẳng bỏ được. Thậm chí nếu dạy những môn mà thị trường dạy thêm không có thì cũng có thể chuyển nghề hoặc upgrade bản thân. Giáo viên thể dục có thể nhận dạy thêm ở các trung tâm thể dục thẩm mỹ, môn giáo dục công dân có thể học thêm tâm lý để giảng dạy ở các trung tâm về kỹ năng mềm... Còn cái biện hộ nếu không nghe thì bị điều đi chỗ khác dạy, mình thấy hèn hèn thế nào ấy, do cố mà bám trụ thị xã, sợ khó sợ khổ, nên mới phải cong lưng khuỵu gối nghe theo sắp xếp của "lãnh đạo". Mình chịu thôi, vì đúng là bây giờ nghề giáo cũng nhờ chạy chọt vô trường thị xã cho ngon ăn, còn mấy trường vùng ven thì do mấy cô không có tiền chạy chọt, không muốn khom lưng khuỵu gối trước oái oăm, đứng ra dạy.

Có thể mình sai lè ra (vì một lý do nào đó mà hiện tại mình chưa nghĩ ra), nhưng vì, nói thật là trong bao nhiêu năm trời làm học sinh, mình không có thầy cô nào mà mình ưa thích đặc biệt. Mình không có cảm tình với nghề giáo. Mình thấy có những người giáo án ngàn năm không đổi, chục năm trời không có thêm kiến thức gì mới, nhưng lậm vô chuyện đứng lớp nên nói chuyện cứ thích lên lớp người khác. Mình xui xẻo toàn thấy những người như vậy nên mình thấy chán chán. Cái nghề đáng lẽ là phải thường xuyên upgrade, lại dậm chân mãi một chỗ. Và, giai cấp đáng lẽ cần phải tiên phong trong cải cách giáo dục, bao nhiêu năm chỉ biết than khổ và làm theo, chưa từng có chút tiếng nói nào trong cải cách giáo dục. Và đấy là chuyện lợi dụng cái quyền lực điểm số trong lớp mà đì, chèn ép những học sinh không nghe theo.

Trước khi đi đấu tranh cho người khác, bạn phải hiểu cho rõ tại sao những người đó không tự đấu tranh cho chính mình đã.

4. Mình đã từng ở trong một công ty toàn nữ. Chỉ có một ông sếp nam. Dù lúc nào sau lưng họ cũng nói xấu sếp, nhưng trước mặt sếp thì họ trang điểm ăn mặc lộng lẫy, nói xấu nhau hòng để cho sếp có cảm tình hơn. Trong mindset của phụ nữ (đa số), thì đàn ông cũng là một tiêu chí để nâng cao bản thân. Bởi vậy họ mới giành giựt cảm tình của người đàn ông bằng cách chà đạp lẫn nhau...
Mei. Powered by Blogger.
© Moonland 2012 | Blogger Template by Enny Law - Ngetik Dot Com - Nulis