Trên đời này có 2 việc rất khó khăn và hao tốn sức lực: một là khen ngợi, và hai là nói dối.
Tại sao khen ngợi lại mất sức?
Thực ra, điều này không đúng 100%, nó chỉ đúng khoản 50-60% mà thôi, vì nó chỉ áp dụng cho những trường hợp "bằng vai phải lứa" mà thôi. Chẳng hạn trường hợp ngoại lệ như sau: chị tớ có thể suốt ngày khen ngợi ông chồng mình là tháo vát đảm đang (!!??), ông hàng xóm của tớ có thể khen ông chủ nhà của mình thật là tốt bụng và thông minh (!!??) và tớ có thể khen ông thầy kinh tế lượng là giảng bài thật dễ hiểu (hahah!).
Vậy "bằng vai phải lứa" là sao?
Là đối thủ. Từ những đối thủ công khai và đối thủ ngầm, đối thủ hai chiều và đối thủ một chiều. Nghĩa của những cụm từ này thì cũng dễ hiểu: công khai là 2 đứa đối đầu nhau face to face, như 2 đứa cùng cạnh tranh giành chức vô địch cầu lông. Ngầm là thông qua 1 cái face khác, là không nói ra như bạn A và bạn B trong chiến dịch giành tình cảm của bạn C. Đối thủ 2 chiều là 2 đứa xem nhau như đối thủ, đối thủ 1 chiều là chỉ có 1 đứa xem đứa kia là đối thủ.
Ví dụ: những đứa bạn trong cùng 1 lớp luôn là đối thủ ngầm của nhau, có khi là 2 chiều, có khi là 1 chiều. Bọn nó luôn tự chọn cho mình một đứa mà mình cho là "bằng vai phải lứa" để ngấm ngầm đấu tranh. Có những đứa biết nhau, và coi đứa kia là đối thủ. Song, cũng có những đứa tự chọn lấy 1 "nạn nhân" nào đó là đối tượng tranh đấu, mà "nạn nhân" không hề hay biết (có thể do "nạn nhân" tự đặt mình ở vị trí nhìn lên hoặc nhìn xuống với đứa đó, hoặc "nạn nhân" là một đứa tưng tửng không đối thủ).
Ví dụ 2: hai bạn A và B cùng thích bạn C. Mặc dù bạn A và B không biết nhau, nhưng vì vốn biết bạn C có nhiều người thích, nên họ cạnh tranh với nhau thông qua bạn C. Bạn A tặng bạn C bộ đồ hồng, thì bạn bạn B cũng tìm cách tặng bạn C bộ đồng hồ...
Đấy, chính vì cái sự "bằng vai phải lứa" ấy mà khen ngợi trở nên khó khăn vô cùng.
Tớ nhớ lúc coi Naruto, có 1 đoạn Kakashi sensei có nói rằng: "Đối với Naruto, sự công nhận của Sasuke là quan trọng nhất. Nhưng đối với Sasuke, việc công nhận Naruto cũng là khó khăn nhất. Vì chúng nó là đối thủ của nhau. Nếu Sasuke công nhận Naruto, cũng có nghĩa là Sasuke thừa nhận bản thân mình kém cỏi."
Có thể hiểu như vầy: khen ngợi một người nghĩa là thừa nhận người đó giỏi hơn mình.
Ví dụ: bạn MX vẽ đẹp, nhưng bạn T tuyệt đối không bao giờ khen bạn MX, ngược lại bạn T luôn tìm những chi tiết khuyết điểm để "phân tích" thay vì một lời khen đơn giản cho toàn cục. Vì sao? Vì nếu bạn T khen bạn MX thì hẳn là bạn T thừa nhận "tớ không vẽ đẹp bằng cậu". Còn nếu bạn T chê bạn MX thì có nghĩa là "trình độ của tao đủ để thấy mày vẽ sai".
Ví dụ 2: bạn T giỏi anh văn và viết văn tiếng anh rất hay, nhưng bạn MX rất hiếm khi công nhận điều đó. Vì sao? Trường hợp này một phần vì bạn MX không muốn thừa nhận bản thân mình kém hơn, một phần khác là vì bạn MX biết nếu mình khen bạn T, hẳn bạn T sẽ vênh mặt, sau đó dòm bài viết của bạn MX và ... bắt lỗi.
Tóm lại, người ta ghét phải khen đối thủ của mình, vì 2 lý do:
1) "Mày vẽ đẹp ghê!" ....... phiên dịch trong đầu người nghe: "Mày vẽ đẹp hơn tao."
2) "Mày vẽ đẹp ghê!" ....... phản hồi của người nghe (sau này, khi nhìn vào tranh người đã từng khen mình): "Chỗ này vẽ nhỏ lại... chỗ này vẽ to ra ... bố cục sai rồi..."
------ hết phần 1 -------------
Tại sao nói dối là một việc mất sức?
Có 3 lý do chính:
1) Nhớ sự thật luôn dễ hơn nhớ sự giả dối.
Chuyện kể rằng hồi chat yahoo vừa phổ biến ở Việt Nam và người người đi chat nhà nhà đi chat thì có một cô bé không xinh xắn, không đáng yêu, và cũng không quàng khăn đỏ, người ta kêu cô bé là ... MX (hahaha!) Bé MX thích chat, song cũng có đọc báo sơ sơ và biết tác hại của việc để lộ thông tin của mình, đồng thời bé MX cũng không muốn lộ mặt thật (tiêu cực là vì không dám nói thật, tích cực là vì giúp người ta đỡ thất vọng nếu thấy mặt thật). Thế là, khi chat với bạn A thì bé MX lấy tên là Moon, khi chat với bạn B thì bé MX lấy lên là TêTê, khi chat với C thì ... vv...
Mọi chuyện diễn ra tốt đẹp cho đến một ngày bé MX chẳng may đập đầu vào gối và chẳng nhớ ra với bạn A thì mình xưng tên là gì. Bé MX lộ ra mình là đứa nói dóc, và bạn A nghỉ ngơi bé MX ra. Từ đó, bé MX thấy được tác hại của việc nói dóc.
2) Để sáng tạo ra 1 lời nói dóc không kẽ hở, người ta phải vận dụng nơ-ron thần kinh khủng hoảng --> giãn dây thần kinh.
Chuyện lại tiếp tục được kể rằng:
Lớp học tiếng Nhật của bé T một hôm chuyển chỗ (do phải niêm phong phòng học gì đó!) nên bé T hôm đó phải chuyển sang trung tâm khác học.
Tuy nhiên, hôm đó cũng là sinh nhật bạn của bé T. Bé T do đi karaoke với bạn bè trễ giờ học tiếng Nhật nên đã cúp cua luôn. Sẽ chẳng có gì nếu bé T chịu nói thật với bố mẹ, nhưng bé T lại bảo rằng "con đã đi học và đang ngồi trong lớp" trong khi sự thật là bé đang hát karaoke ầm ĩ với bạn bè. Tối đó, bé T về nhà và lấp liếm sự giả dối đó bằng cách bịa ra 1 câu chuyện rất thật về việc bé T phải đi tìm trường vất vả như thế nào, và bị lạc đường như thế nào trên đường về (thật ra bé T chưa hề mò tới trường đó 1 lần nào!) Đầu óc vốn logic, bé T dễ dàng thuyết phục bố mẹ tin vào câu chuyện của mình.
Cho đến một ngày, bé T có việc phải ra trường đó. Bé quên khuấy việc mình mang-tiếng-là đã đi học ở trung đó và lôi bản đồ ra ... hỏi bố vị trí trường. Bố bé T rất ngạc nhiên và hỏi lại: "Chứ không phải con đã ra đó rồi sao?".
Bé T kinh hoàng nhớ ra. Và đầu óc lại phải hoạt động căng thẳng để bịa lần 2: "Con muốn hỏi đường tắt ấy mà ... đường kì trước con ... đi tốn thời gian quá." Dù bố trông có vẻ tin, nhưng não bé T thì đã giãn dây thần kinh lần nữa!
3) Cái miệng thường chịu tác động của cái não. Và cái não lại chịu tác động rất mạnh của hai thứ: sự thật và tiềm thức.
Ví dụ: bạn Moon hàng ngày vẫn thức dậy lúc 7g30 và việc đầu tiên bạn ấy làm là chạy vào nhà vệ sinh. Song, hôm nay vì nhà có khách nên bạn ấy phải nén lại chờ khách về mới dám ra khỏi phòng. Vậy là đầu óc bạn Moon phải đấu tranh kềm chế thói quen xuất phát từ tiềm thức, và đó là một cuộc chiến mệt mỏi.
Tương tự, nếu bạn Moon nhìn thấy trái bong bóng màu đỏ thì việc nói rằng nó "màu đỏ" là một việc rất dễ dàng. Song nếu bạn Moon muốn nói rằng "nó có màu xanh" thì đầu óc bạn ấy phải nghĩ coi "ồ tại sao mình lại nói như thế?" "ồ ... tại sao màu đó là màu xanh - hồi nhỏ cô dạy là màu đỏ cơ mà?" "ồ... mình nói như thế để làm gì?"... và bạn ấy phải trả lời cho từng hết những câu hỏi đó thì mới xuất xưởng được câu nói: "trái bóng bay có màu xanh" trong khi trái bóng bay màu đỏ.
Điều đó quả là làm giãn dây thần kinh thật.
Túm lại, phần 2 này nêu ra 3 lý do chính cho việc "nói dối là một việc nặng nhọc"
1) Trí nhớ có hạn - và nhớ cái không có khó gấp 10 lần nhớ cái có.
2) Trí sáng tạo có hạn - và để "sáng tạo" ra 1 thứ, chất xám hao tổn rất nhiều.
3) Sự đấu tranh quyết liệt của cái gọi là "sự thật" "tiềm thức" và "công lý" bên trong mỗi con người.
---------------hết phần 2 --------------------
Advanced part:
+ Tớ đã tập khen ngợi người ta - mặc kệ mọi thứ. Vì tớ luôn ý thức được việc người ta đã đổ ra bao công sức cho một tác phẩm, và dù nó như thế nào, nó vẫn có điểm hay ho để mình đánh giá cao.
+ Câu nói dối khó nhất:
Tớ nghĩ hoài mà vẫn không ra câu trả lời cho vấn đề này: khi mình nói rằng mình yêu một người trong khi mình ghét người đó, hay là khi mình nói mình ghét một người trong khi mình yêu người đó, không hiểu cái nào là khó hơn.
0 comments:
Post a Comment