1/20/2009

Lịch sử - Rắn ăn đuôi - Số - Vĩ đại

Cái mà bọn con người chúng tôi gọi là "lịch sử" chẳng qua là một mớ những sự kiện vụn được chắt lọc theo cảm tính của những thể tồn tại gọi là sử gia.

Nói thế thì nghe chướng tai thật, phải tội sự thật thường không ngọt mà.

-------------------------------------------------
Trên đời này chỉ có một thứ tuyệt đối, đó là "không có cái gì là tuyệt đối".

Đây là câu nói cực kỳ yêu thích của tớ, nhưng thích vì lý do "ý nghĩa" thì chỉ chiếm phần nhỏ, thích vì lý do cấu trúc chiếm phần to hơn nhiều. Khi nói tới "cấu trúc", tớ không có ý nói đến chủ ngữ-vị ngữ, mà là nói về cấu trúc của ý nghĩa kìa! He he, nghe gì mà phức tạp!

Chắc ai cũng nghe truyện kể về một thiên tài bước vào một vương quốc làm chuyện gì đó xằng bậy, quốc vương ra quy luật ngặt nghèo là: khi đem ra xử tội người đó phải nói một câu, nếu nói thật thì sẽ bị xử trảm, còn nói dối thì sẽ bị treo cổ, và người đó chọn câu: tôi sẽ bị treo cổ (dối-> đem treo cổ -> thành nói thật, thật -> đem trảm -> thành nói dối). Kết quả là cả quốc vương và cận thần đều nổ tung cái đầu ra rồi tha cho thiên tài.

Còn một câu chuyện khác có vẻ ngược lại, đó là chuyện về thiên tài tìm đường vào làng thì gặp 2 người: 1 người luôn nói dối, 1 người luôn nói thật, hỏi rằng người đó phải làm thế nào để xác định tìm được đường vào làng. Câu trả lời rất đơn giản (mà tớ rất vui vì vừa nghĩ ra chứ không coi đáp án): "nếu tôi hỏi anh kia, thì anh ấy sẽ chỉ tôi đường nào vào làng?"

À, nói nhiều vậy, chỉ để chỉ về 1 thứ gọi là tình trạng "rắn ăn đuôi". Nếu một con rắn bắt đầu ăn từ cái đuôi của chính mình thì kết thúc sẽ là gì? Tớ thì chỉ có cảm giác là một cái vòng tròn vô tận, vô tận như chính bản chất của vòng tròn vậy.

Câu "tuyệt đối" cũng vậy. Nếu trên đời này quả thực không có gì là tuyệt đối, thì có phải bản thân của cụm "không-có-gì-là-tuyệt-đối" chính là một tuyệt đối hay không, và nếu đã có "không-có-gì-là-tuyệt-đối" là tuyệt đối, thì liệu nó còn là tuyệt đối hay không?

Rắn ăn đuôi.

-------------------------------------------------------------
Này, có bao giờ tự hỏi tại sao "thứ 6 ngày 13" là ngày xui?

Nghe đồn là, nguyên nhân chính thức nhất xuất phát từ đạo Cơ đốc giáo. Chúa bị tín đồ thứ 13 của mình là Juda phản bội vào ngày thứ 6, và Chúa bị đóng đinh trên cây Thập Ác cũng và thứ 6 ngày 13.

Nhưng tớ lại nghĩ khác (đã bảo cái đầu tớ rất chi là ngớ ngẩn mà). Thứ 6 ngày 13 xui vì nó là tập trung của 2 số xui: số 6 là số 13.

Vậy tại sao số 13 xui. Có nhiều lý do, chẳng hạn (lại xuất phát từ Cơ đốc giáo) rằng tín đồ thứ 13 của Chúa là Juda là kẻ phản bội, ... vv... Nhưng tớ tin rằng số 13 xui chẳng qua là vì số 12 là một số quá đẹp. Tựa như sự tồn tại của những cặp đôi trong vũ trụ mà cơ bản nhất là vật chất và phản vật chất, thì 12 và 13 tồn tại để bài trừ và cân bằng nhau. Vậy tại sao số 12 là số đẹp? Một năm có 12 tháng, một cái đồng hồ có 12 số, Hòang Đạo có 12 cung, Trung Quốc có 12 con giáp ... 12 là con số của thời gian, nói 1 cách miễn cưỡng hơn, 60 cũng là một bội số đẹp của 12.

Còn số 6. Cũng vì số 5 quá đẹp thôi. Giống như cái cân của Thiên Bình, số 5 đứng giữa 9 chữ số 1,2,3,4 và 6,7,8,9. Sao có 5 cánh, 5 nguyên tố cấu thành: kim-mộc-thủy-hỏa-thổ, ... và theo một kiểu nào đó, số 5 gánh ở 2 bên 2 số xui: số 6 của châu âu và số 4 của châu á. Số 6 xui vì nó đại diện cho quỷ satan 666 (vì các giáo hội bị thiêu rụi vào 6giờ ngày 6 tháng 6 năm xxxx bởi quỷ satan), còn số 4 xui vì theo tiếng Trung Quốc (cái nôi văn minh châu á) thì phiên âm của nó "tứ" trùng với sự chết chóc "tử" (nên không có căn phòng số 4 trong bệnh viện). 5 là con số của sự cân xứng.

Gộp 2 con số xui ơi là xui là thì bọn con người chúng mình tự đặt ra cái ngày xui ơi là xui "thứ 6 ngày 13" (mỉa mai quá sức, đó là một trong những ngày ưa thích của tui).

Túm lại, tất tần tật những quy định - dù cho có đẹp như sự đối xứng của sao năm cánh hay quái gở như kẻ phản bội - cũng xuất phát từ cái đầu của con người mà thôi, vài trùng hợp xảy ra, vài ngẫu nhiên và vài sự duy diễn áp nhau tạo thành một cái định kiến, và định kiến phết màu tôn giáo, người ta sẽ cho rằng chúng là bí ẩn, và khi chúng thành bí ẩn, người ta lại tiếp tục tìm hiểu và mặc định nữa, vòng tròn lẩn quẩn trong cái đầu vĩ đại của con người.

-------------------------------------------------------
Nếu có một thứ mà tớ cho thiêng liêng, vĩ đại, đáng tôn thờ thì đó là cái đầu của con người. Mọi thứ đều xuất phát từ đó, việc bình thường như quét nhà, việc cao hơn tí như chơi piano, cao hơn tí nữa như kinh doanh, cao khủng khiếp như tình yêu, hay vĩ đại như nguồn gốc căn bản mọi thứ, tôn giáo, khoa học, phát minh, khảo cổ, cả cái vũ trụ này, tất cả đều nằm trong bộ óc của con người. Từ một thực thể nhỏ xíu trong vũ trụ, con người vươn ra nắm cả vũ trụ, nắm quá khứ, nắm tương lai, nắm cả không gian và thời gian.

Bộ óc của con người là thứ bí ẩn nhất của mọi thứ, và thứ vĩ đại nhất của mọi thứ trong cái vũ trụ này.

-------------------------------------------------
Trên đó là tất cả những suy nghĩ vụn vặt của tớ từ hôm qua đến nay. Vụn thôi, nhưng vụn bánh mì thì vẫn là bánh mì, chúng vẫn ăn được đấy thôi.

0 comments:

Post a Comment

Mei. Powered by Blogger.
© Moonland 2012 | Blogger Template by Enny Law - Ngetik Dot Com - Nulis