Bài mở đầu: Hành trình đi tìm nửa cái bánh mì còn lại ...
Lịch sử là do sử gia viết lại, vốn không thể chắc chắn phần nào là đúng, phần nào là sai. Lịch sử được soạn lại cho chúng tôi học, vốn không biết đã bị lược đi bao nhiêu phần. Người ta có thể lược mất những phần mà người ta cho là không cần thiết với lý do: không đủ thời gian để giảng dạy. Tôi trộm nghĩ, nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa.
Ngày đó, khi dạy “Truyện Kiều”, cô giáo tôi trích dẫn rất nhiều những câu ca ngợi như là: “Truyện Kiều còn – tiếng ta còn. Tiếng ta còn - nước ta còn”, hay “nửa đêm qua huyện Nghi Xuân – bâng khuâng nhớ Cụ thương thân nàng Kiều”, mà không dạy tôi những Vịnh Thúy Kiều của cụ Nguyễn Công Trứ, của Tản Đà … Thậm chí khi đề cập đến câu ca dao: “Đàn ông chớ đọc Phan Trần – Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều” thì cô tôi cũng chỉ bình vỏn vẹn 1 câu: “số phận của Truyện Kiều long đong!” mà không hề giảng cho tôi: tại sao dân gian nói như thế! Đến tận sau này, tôi mới tự mình tìm hiểu những gì mọi người nói về Truyện Kiều, và mới vỡ lẽ ~ cái gọi là “Thúy Kiều đại diện cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam” mà cô tôi giảng ngày đó, thực ra, hoàn toàn có thể bị bác bỏ. Tôi đâm hận. Giống như khi giảng lịch sử, người ta kể cho tôi toàn những trận thắng oanh oanh liệt liệt của ông cha, mà không hề đề cập đến một trận thua nào! Cứ như là quân ta bách chiến bách thắng. Tôi học sử, cứ liên tục nghe về các đấng minh quân, chính sách đối ngoại trong ngoài hay ho, tôi biết đến những chính sách ruộng đất của Đảng, nhưng lại không ai dạy tôi tại sao lại có nhiều người Việt ở hải ngoại mang tư tưởng “chống Cộng” mạnh mẽ như vậy. Không có lửa – làm sao có khói?
Có lẽ, họ nghĩ chúng tôi đầu óc non nớt, sợ chúng tôi hiểu lầm, sợ “vạch đường cho hươu chạy”? Thực lòng rất muốn nói 1 câu, thà “vạch đường cho hươu chạy” còn hơn là để hươu tự tìm đường, lúc đó mới gọi là nguy hiểm a~ Họ dạy chúng tôi “làm sai biết nhận lỗi” nhưng lại che giấu những phần xấu xí của lịch sử và ca ngợi như thể thần thánh không phạm lỗi.
Họ không dạy cho tôi, tôi càng phải tự mình đi tìm hiểu. Và khi hiểu ra, tôi bất chợt hoang mang nhận ra, những nhận định đúng-sai ngày đó của mình quả thật non nớt. Lịch sử cho chúng tôi cái quyền phán xét đúng-sai, nhưng bây giờ, tôi tự mình khước từ cái quyền đó, chỉ dám mạn phép tự thêm cho bản thân mình phân nửa cái bánh mì còn lại, chí ít để cái bánh mì của tôi được hoàn chỉnh một chút.
Còn sự thật ư? Đợi con cháu của tôi sáng chế ra cỗ máy thời gian, lúc đó tai nghe mắt thấy rồi hẵng đánh giá …
3/24/2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Mei. Powered by Blogger.
nói vịnh Thúy Kiều của Nguyễn Công Trứ mà ko nói tới chuyện Trứ rape gái giữa đồng rồi bỏ đi, 20 năm sau gặp lại mới nhận làm lẽ ( cả 1 đám nho sĩ viết lại tán dương ầm ầm " thế mới là người có ...trách nhiệm" - ặc.), hay chuyện đánh xong Trà Lũ, Nguyễn Công Trứ bắt ra 500 con gái khắc tổ tôm cho lính chơi/ rape thì lại thật thiếu sót.
ReplyDeleteNghĩ cũng quái gở, Vân Kiều sao ko biết, chứ Phan Trần... chỉ là người yêu hắn đi tu, giờ hắn tới chùa cưới về. Chửi. Là sao?
Nói chung Bộ giáo dục dạy Truyện Kiều để tự vẽ mình cái tiếng nhân đức đấy thôi.
quên nữa.
ReplyDelete18 bản truyện Kiều và giai thoại ở TQ
1 tác phẩm ở Nhật
1 ở VN
" Qiao đại diện cho người phụ nữ VN", ngố cũng biết là nói theo kiểu phong trào ( dạng " 2 bà trưng đại diện cho người phụ nữ VN", " Bà triệu...", " ỷ Lan..."). Nói ko nghĩ, kể làm gì.
Đọc qua TK thấy rõ cơ bản đây là câu chuyện nói về số phận người nữ trí thức trong xã hội pk.