3/26/2010

BoF


4 điểm yếu của BoF
1) Soundtrack quá nhiều!

Toàn bộ Soundtrack của BoF trở thành những bài hit được săn đón nhiều nhất trên mạng. Thậm chí, bộ phim chưa kịp lan ra khỏi phạm vi KBS thì ở Việt Nam đã xuất hiện ít nhất 2 phiên bản của “Because I am stupid” và còn manh nha hàng loạt các bài khác.

Hiệu ứng của cảm xúc trong phim sẽ được nhân lên nhiều lần khi có soundtrack, nhưng cứ lạm dụng 5phút/soundtrack thì quả là làm khán giả … mệt mỏi thật.

Ví dụ như cảnh Jandi đeo mặt nạ chơi trốn tìm với F3, đang trốn thì nhìn thấy hình ảnh của Jungpyo trên truyền hình, và alêhấp … soundtrack vang lên, khán giả ngớ ngẩn không hiểu gì cả.

Soundtrack vang lên nhiều đến mức khán giả có cảm giác rằng nhà sản xuất dùng thuật đó khi … không biết nên cho nhân vật nói gì. Như cảnh Jandi ngồi trên con thuyền trên dòng kênh, mặt đơ ra, thuyền cứ chèo, chèo suốt trong thời gian vang lên trọn vẹn bài soundtrack.

Dù có thích soundtrack đến mức nào, lạm dụng như vậy thì quả thật làm mất kiên nhẫn của khán giả quá.


2) Cảm xúc của nhân vật chẳng liền mạch chút nào:

Jandi đau lòng đến thế khi nhận được sự lạnh nhạt của Jungpyo ở Ma Cao, vậy mà khi Jungpyo dọn về sống ở kế bên nhà của Jandi, hai người tiếp tục … cãi nhau nhí nhố như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Lúc ở bên Jungpyo, Jandi nhớ Ji Hoo, ở bên Ji Hoo, Jandi lại nhớ Jungpyo! Làm cho khán giả có cảm giác cô này đang … bắt cá tay tay.

Hay vừa chia tay với Jungpyo trên cầu và lang thang buồn bã trên thuyền thì Jandi lại … vui vẻ đi mua sắm của Ji Hoo!


3) Câu giờ - hẳn là phải có câu giờ

Không “câu giờ” không phải phim Hàn Quốc.

Chẳng hạn như chỉ có mỗi cảnh Ji Yung lang thang trong xưởng làm đồ gốm đã ngốn gần 3 phút. Cảnh Jandi đi bộ về sau khi Jungpyo bị mẹ bắt về nhà cũng ngốn 2 phút. Cảnh gặp nhau trên cầu rồi chèo thuyền cũng ngốn thời gian không kém. Và hàng loạt các cảnh khác khiến khán giả cứ nhấp nhỏm muốn tua qua nhanh kẻo đến … 9 giờ (giờ hết phim).

Thông thường trong những cảnh đó, nhân vật không nói gì cả, chỉ thở dài liên tục, và làm vẻ mặt như đang suy nghĩ rất nhiều. Còn suy nghĩ gì ư? Khán giả tự hiểu lấy.
Cảnh nhân vật đi tham quan cũng bị kéo lê thê. Chẳng hạn như Ji Hoo và Jandi trong viện bảo tàng. Rồi cảnh lang thang trong khu mua sắm hoặc những trung tâm lộng lẫy xa hoa. Soundtrack cứ vang lên đều đều, nhân vật cứ cười cười, tung tăng qua lại. Còn khán giả thì thỏa mắt ngắm … cảnh, hệt như một bộ phim tài liệu du lịch!


4) OOC!

OOC tức là out of character, là một thuật ngữ mà dân fanfictioner thường hay dùng để ám chỉ nhân vật thoát ra khỏi bản gốc.

Và xét theo một khía cạnh nào đó, BoF là cũng là một OOC.

Một trong những điểm thu hút nhất của Hana Yori Dango chính là sự mạnh mẽ khác thường của nhân vật nữ chính: cỏ dại. Dù có gì đi chăng nữa thì Cỏ dại vẫn ngẩng mặt sống thật cao thượng, thật dũng cảm. Vậy mà Jandi trong BoF – ngoài những cảnh vốn xuất thân từ Hana Yori Dango thì … hở tí là khóc. Ngoài ra, OOC trong BoF còn nằm ở một phong cách rất đậm đặc của phim Hàn quốc: nhân vật nữ chính cứ giận hờn là lại dẫu môi ra, hay khi say rượu thì lại cười ngớ ngẩn. Chưa kể cứ liên tục “Cái gì?” và bắt người ta lặp lại câu nói khiến khán giả phát ngán và tự hỏi: phải chăng cô này … điếc?

Còn Ji Hoo, nhân vật đáng lẽ là phải thuộc dạng “đóng băng” và tính tình kỳ quái nhất F4 thì lại … hở tí là cười. Đến nỗi khi Jandi quỳ xuống bảo với Seo Hyun “đừng đi, vì anh Ji Hoo chỉ cười khi có chị ở bên” thì khán giả ngạc nhiên quá đỗi vì cái cậu này … cứ cười liên tục cơ mà (càng về sau thì lại càng hay cười!)

Túm lại, BoF là một phiên bản rất đẹp (có thể nói là đẹp nhất trong ba bản Đài-Nhật-Hàn), nhưng phong cách đậm đặc chất Hàn Quốc thì quả là mình không ưa nổi.

Thấy chưa? Mình nằm ở Cái tần số kì dị mà, mấy thứ người ta thích, mình chê tới bến! Mấy thứ người ta chê, mình ... không thèm ngó đến nó luôn, cho nên có biết là thích hay không đâu ...!

0 comments:

Post a Comment

Mei. Powered by Blogger.
© Moonland 2012 | Blogger Template by Enny Law - Ngetik Dot Com - Nulis