Hôm nay tớ thu được 3 thứ - người ta thì hẳn là thấy tầm thường chứ tớ thì thấy rất chi là quý giá, và cả 3 thứ đó đều đến từ 1 tiếng rưỡi trong lớp speaking cùng 1 ông thầy lạ hoắc và xấu hoắc, hehehe... con xin lỗi thầy!
Vấn đề 1: Be specific: thói wen của tớ khi làm speaking là cái tật "i can do whatever i want".
Whatever.
Trước giờ tớ chỉ mang máng biết rằng nó không chỉ là "whatever" mà còn là một chuỗi phiền hà phía sau. Hôm nay thì sau một câu nói bình thường của thầy Marc, tớ đã nhận ra rõ ràng vấn đề của chữ này.
1 là khi nói trỏng không "whatever" thì không có nghĩa là "whatever" mà là "tớ không quan tâm, tớ không muốn, và tớ không thích". Chẳng hạn, cãi nhau với bạn bè, nói một hồi tớ đuối lý, và tớ buông 1 câu "whatever" thì không có nghĩa là "bạn đúng - tớ sai" mà là "bạn cãi vớ vẩn, không đáng tớ quan tâm". Áp dụng tới tận 98% các trường hợp. Và người nghe câu "whatever" cũng không được an ủi bao nhiêu mà còn tức giận thêm.
Kết luận: chỉ xài khi thực sự muốn làm ai đó nổi khùng lên!
2 là khi không lựa chọn được. Trường hợp này dịch qua tiếng Việt là "sao cũng được", không hòan tòan có nghĩa là "hài lòng với tất cả", mà là một sự lười biếng suy nghĩ, dẫn đến lười biếng lựa chọn. Khi phân tích kết quả thì chúng ta sẽ làm lộ ra nguyên nhân sâu hơn của sự "lười biếng suy nghĩ".
Ví dụ rằng: 1 đòan gồm 10 người đi với nhau, họ có 2 lựa chọn là đi ăn lẩu hay là đi ăn phở. Dĩ nhiên 2 cái "same same" nhau về khuyết và ưu điểm, ăn lẩu thì vui nhưng mắc, ăn phở thì bình thường quá nhưng rẻ và gọn. 9/10 người bảo "sao cũng được", người thứ 10 quyết định đi ăn phở. Nhưng khi đến nơi (hoặc ăn xong) thì 99% sẽ có người nói 2 chữ "giá như..."
Đấy, suy từ kết quả ra, chúng ta có nguyên nhân sâu xa của bệnh lười suy nghĩ, đó là một bệnh còn "họan" và nguy hiểm hơn, bệnh phủi và đổ trách nhiệm. Bởi vì ai cũng sợ quyết định của mình là sai lầm, nên họ đổ việc chọn lựa cho một người khác, để mà rủi có sai lầm thì đó cũng không phải sai lầm của họ, và họ sẽ không bị óan thán vì điều đó. Theo đơn chẩn bệnh của bác sĩ thì tận 80% nhân lọai mắc căn bệnh thế kỷ này :D
Kết luận: từ chối trách nhiệm là từ chối quyền lợi, từ chối quyền lợi là ngu, vì thế ... vẫn châm ngôn đó mà áp dụng thôi "thà có mà mất, còn hơn là chưa từng có..." => thà quyết định mà sai, còn hơn là đổ trách nhiệm cho người khác!
3. Quay trở lại "câu nói đã từng là cửa miệng của tớ cho đến hôm nay" : i can do whatever i want. Thật tớ cũng không ngờ mình lại shock vậy khi nghe thầy Marc ngắt lời và quát "what do you want? be specific, what are they?"
Tớ muốn cái gì? Tớ trả lời: muốn mọi thứ. Sai, sai lầm trầm trọng, bởi vì "everything is nothing". 2 chữ everything và nothing cùng chia theo thể singular. Thậm chí nothing còn có giá hơn everything vì nothing về căn bản có vẻ rõ ràng dễ hiểu hơn.
Be specific.
Nó làm tớ nhớ đến một chi tiết trong Thiên thần & Ác quỷ, một cuốn tiểu thuyết của Dan Brown mà tớ xem, đó là khi nhân vật chính: Vittoria lâm vào cảnh bị nhốt, cô ấy bình tĩnh xem xét 2 chuyện: mình muốn cái gì, và mình có cái gì. Và đó là chìa khóa cho hòan cảnh éo le nhất!
Kết luận: Từ nay về sau, tớ trân trọng hứa rằng không bao giờ xài câu "whatever i want" và "everything i want" nữa. Mà sẽ thật cụ thể ra, ngay trong speaking test và cả reality của tớ nữa!
Vấn đề thứ 2 là 2 thứ mà tớ không ngờ là mình đã xếp xó lâu đến thế: trí tưởng tượng và khả năng "bắt bài" thiên hạ.
Trí tưởng tượng thì không đem áp dụng thường xuyên, thế là nó mài mòn. Thói lười.
Còn khả năng "bắt bài" thiên hạ thì bị chay lì bởi cái bệnh "cả nể" và "whatever".
Chẳng hạn thế này: đề thi speaking ToEFL iBT: "if you could live anywhere, where would you live". Đọc đề xong tớ ngay lập tức nghĩ đến cụm từ "HCM city". Và ngay sau đó, tớ buồn khủng khiếp khi nghe câu trả lời lý tưởng nhất là: "the Moon" và "underwater". Trời ơi, tại sao tớ lại để mình bị bó hẹp khủng khiếp thế, từ bao giờ tớ bị bó hẹp khủng khiếp thế, tại sao tớ không nghĩ ra mặt trăng khi mà tớ dám tự bảo rằng nó ám ảnh tớ đến từng centimet cuộc sống. Lúc nhỏ tớ đã từng mơ ước sống trong một bông hoa sau giấc mơ được ngủ trong một bông hoa, tớ đã từng tin vào Neverland, đã yêu say đắm thế giới ma quỷ, và thần tượng ghê gớm lâu đài Hogwarts. Vậy mà ... thiệt là quá xá thất vọng về bản thân mình.
Còn nữa, tại sao tớ không bắt ra cụm từ "anywhere" - "bất cứ nơi nào" để vịn vào đó mà trèo lên. Điều này làm tớ nhớ đến cái sở thích đã xếp xó từ lâu của mình: bắt bẻ ngôn từ. Ngày xưa chẳng ai nói hớ mà không bị tớ chỉnh, và cũng nhờ nó mà tớ "gài hàng" biết bao nhiêu người.
Buồn ơi là sầu...!
Kết luận: phủi bụi phủi bụi thôi!
Vấn đề thứ ba là có lẽ đã đến thời điểm tớ đem cái bộ não thứ hai của mình ra xài. Nó giống hệt bộ não trước, nhưng nó không bị ghép vào cái khuôn của "định kiến", nói cách khác, nó sạch bong không tì vết, như bộ não của bọn trẻ con.
Chẳng hạn, có một tình huống như thế này: thuyền chìm, có 9 người nhưng thuyền cứu hộ thì chỉ chứa được 7 người, bạn sẽ lọai ai trong những người sau đây:
1/ thuyền trưởng - 78 tuổi, có 1 khẩu súng.
2/ jim - 31 tuổi, là tên tội phạm.
3/ joe - 0 tuổi, là 1 em bé.
4/ mary - 53 tuổi, một nông dân quá phụ.
5/ ellen - 27 tuổi, y tá.
6/ jack - 58 tuổi, thợ làm thuyền và đang bị bệnh cảm sơ sơ.
7/ kevin - 12 tuổi.
8/ karen - 38 tuổi, nghề đánh bắt cá, và đang mang bầu.
9/ jame - 55 tuổi, thợ cơ khí.
Đảo gần nhất cách đó 10 dặm, tuy nhiên, có thể có vài thổ dân ăn thịt trên đảo.
Bộ não con người 20 tuổi thấp kém và phủ đầy định kiến của tớ ngay tắp lự chọn lọai thằng jim tội phạm. Và đó là 1 lựa chọn sai không thể nào chịu nổi!
Não tiếp tục chọn karen, và đó lại tiếp tục là một sai lầm tồi tệ hại.
Phủi, phủi sạch định kiến và đặt mình vào tình huống đó xem, dẹp hết khái niệm tốt xấu đẹp xinh giỏi dở mà người đời phết phủ lên mình mà ngẫm nghĩ về đáp án của Bill Gates.
Người nên bỏ đầu tiên là Joe. Vì rõ ràng Joe không cha mẹ, không khả năng tự bảo vệ, không thức ăn và thể nào cũng chết, vậy thì nhường cơ hội sống lại cho người khác là đúng nhất.
Người thứ 2 nên bỏ là thuyền trưởng, ông ta đã già, sẽ chết sớm hơn những người khác. Nhưng bản thân thuyền trưởng là người dẫn đường tài tình trên biển thì làm sao bỏ? sai lầm, quá sai lầm. Vì ông ta có những người-thay-thế. Đó là Karen - nghề đánh cá thể nào cũng rành về biển, đó là Jack và Jame khi 2 người cùng hợp tác tạo ra thuyền mới, ... và đó là bản năng sinh tồn của tất cả mọi người.
Còn Jim, tại sao anh ta không nên chết? Câu trả lời là vì lúc này, chính anh ta mới là thủ lĩnh. 31 tuổi đủ mạnh khỏe để đánh bọn thổ dân nếu cần thiết, và anh ta khả năng lăn lộn chốn người xấu của anh ta có đủ mánh khóe lèo lái về đất liền, hơn nữa, biết đâu anh ta đã từng là Cướp biển hay gì đại lọai thế.
Đấy, tớ cần một bộ óc sạch sẽ không rặt định kiến để suy ra đàng hòang vấn đề như vậy. Thật sự cần.
Kết luận: cần phải lấy bộ óc kia ra xài rồi.
-----------------------------------------------------------------------
Công nhận thầy Marc làm tớ sáng ra nhiều vấn đề thật. Hy vọng còn gặp thầy ấy lâu dài 1 tí để sáng thêm vài điểm nữa. Vơ vét thế thì scored goals của ngày hôm nay không đến nỗi là con số 0. Hehe... Good day good day!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Mei. Powered by Blogger.
0 comments:
Post a Comment